Hội đồng Quản trị công ty cổ phần tiếng Anh là gì?

memberstabletspelletparkcapsulestudentsstaffofficerpillsemployeesfellowviennateachersparticipantscubesagentworkerspersonnelcandidatesmembership

hộinoun

societyassemblyassociationconferencecouncilfestivalcongresschurchguildopportunitiesparliamentcongregationmeetingchancecommitteehallboardconvention

hộiadjective

socialhoi

đồngadjective

same

đồngnoun

copperbronzeVNDdongbrassfellowcouncilcoinsagreementfielddollarscontractcomatescommunityboardcompanioncolleagues

đồngverb

agreed

quảnnoun

quảnhousekeeperadministrationgovernanceadministratoresophagitismanagementstewardspreservationboardadmintakeoverbutler

Trong tiếng Anh chủ tịch Hội đồng quản trị được định nghĩa như sau: The chairman of directors is one of the entities managing the business - of a joint stock company. In particular, the chairman of the Board of Directors will be dismissed if there is a decision of the Board of Directors.

 

2. Viết tắt của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong tiếng Anh là gì?

Chairman of the board - COB

 

3. Một số ví dụ về cụm từ sử dụng Chủ tịch Hội đồng quản trị tiếng Anh:

  • Powers of the chairman of the board: Quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • What are the roles and powers of the chairman of the board: Vai trò và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì?
  • Chairman of the board: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Chairman of the board of directors in a joint stock company: Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần.
  • Compare the rights of the chairman of the board and the general director: So sánh quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
  • What is the chairman of the board of directos of a joint stock company: Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là gì?
  • Responsibility of the board chairman: Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Conditions of being chairman of the board of directors: Điều kiện làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • The chairman of the board of directors must be a shareholder: Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là cổ đông.
  • Duties and powers of the chairman of the board of directors in the company: Nhiệm vụ quyề hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần.

 

4. Tại sao phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị?

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nhiệm vụ của công ty, trừ những quyền và nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các cổ đông. Như vậy, Hội đồng quản trị về bản chất là cơ quan tối cao của mọi công ty và phải được cấu thành trong mọi công ty.

Cơ quan này là một nhóm cổ đông của công ty. Vì vậy, để chỉ đạo hoạt động của Hội đồng quản trị và thay mặt Hội đồng quản trị sắp xếp và chỉ đạo công ty, họ bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Do đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có quyền cao nhất đối với Hội đồng quản trị, là người chỉ đạo hoạt động của Hội đồng cổ đông, cùng với các thành viên Hội đồng quản trị đưa ra ác quyết định trong việc kịp thời trong quyền hạn của mình, điều hành công ty, giải quyết các vấn đề.

 

5. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần

5.1 Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần là gì?

Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chairman of the board) là người chịu trách nhiệm "lập chương trình, kế hoạch, giám sát" cao nhất khi thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị. Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền:

 "Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị,...giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị..."

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và của Điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người đại diện theo luật của công ty cổ phần, được Hội đồng quản trị bầu từ một trong các thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty (trừ trường hợp đặc biệt khác). Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 

5.2 Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Khách hàng cần nhận thức rõ là quyền hạn của Chủ tịch hội đồng quản trị (cá nhân) không đồng nhất với quyền hạn của Hội đồng quản trị (tập thể). Theo đó, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị ký các nghị quyết của Hội đồng quản trị thì phải ghi cụm từ "Thay mặt" vào trước cụm từ Hội đồng quản trị.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Lập chương trình, kế hoạch của Hội đồng quản trị
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Khi Chủ tịch Hội đồng quản trị "vắng mặt" hoặc "không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình" thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị.

Tiếp theo, khi xét thấy cần thiết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quy định của Hội đồng quản trị.

 

 5.3 Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần 

Trên góc độ quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người cao cấp nhất của Công ty, có bốn vai trò cơ bản lớn:

  • Truyền thông (Communicate), kết nối công ty với các yếu tố bên ngoài.
  • Ra quyết định (Decision Maker), chủ trì quyết định chính sách và chiến lược.
  • Lãnh đạo (Leader): tạo động lực và thúc đẩy đội ngũ cán bộ chủ chốt.
  • Quản trị (Manager): chịu trách nhiệm về hoạt động thường xuyên của công ty.

Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ yếu tập trung vào vai trò lãnh đạo, truyền thông và ra quyết định. Chức năng quản trị được thể hiện theo từng giai đoạn phát triển của công ty. Trong một số giai đoạn đầu hoặc giai đoạn khủng hoảng, khó khăn của công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị thể hiện vai trò quản trị nhiều hơn. Ngược lại, trong đa phần thời gian vai trò quản trị được chuyển xuống cho ban điều hành.

Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhận các nhiệm vụ của người đứng đầu công ty và là người đồng hành cùng với Giám đốc điều hành để thực hiện chiến lược và kế hoạch của công ty. Là đầu tàu xây dựng và phát triển văn hóa của công ty, phát triển phong cách lãnh đạo, huấn luyện và đào tạo đội ngũ quản lý chủ chốt.

Theo thông lệ quốc tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Chỉ đạo xây dựng các chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng quản trị;
  • Chỉ đạo chuẩn bị các chương trình nghị sự, nội dung và tài liệu cho các cuộc họp của Hội đồng quản trị, triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị;
  • Chủ trì cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
  • Phê chuẩn các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát việc triển khai nghị quyết của Hội đồng;
  • Gây dựng các mối quan hệ hiệu quả với các thành viên Hội đồng quản trị và các thành viên trong công ty;
  • Xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các cổ đông, cộng đồng xã hội;
  • Phối hợp với ban điều hành thực thi các công việc liên quan đến chức năng của Hội đồng quản trị;
  • Thảo luận với ban điều hành về những vướng mắc của công ty;
  • Tham gia đánh giá thường niên mức độ hoàn thành công việc của bạn điều hành;
  • Thực thi các trách nhiệm và nghĩa vụ khác như đã được định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Ở Việt Nam trong thời gian qua luôn có những quan xoay quanh vai trò thật sự của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm dẫn dắt HĐQT, đảm bảo tính hiệu quả của HĐQT ở tất cả mọi góc độ, lịch trình hoạt động. Chủ tịch HĐQT đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các thành viên HĐQT một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Ban điều hành. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT là xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả cho các thành viên HĐQT độc lập nhằm giúp họ có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty, đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa những thành viên HĐQT điều hành và thành viên HĐQT độc lập.

Khác với giám đốc là người điều hành kinh doanh dưới sự ủy quyền của HĐQT trong việc thực hiện các chính sách và chiến lược, Chủ tịch HĐQT là người dẫn dắt HĐQT xây dựng chiến lược và hoạch định các chính sách đó. Chính vì vậy, việc tách việt hai vai trò Giám đốc (Tổng giám đốc) và Chủ tịch HĐQT thường được khuyến khích.

Chủ tịch là người động viên, hỗ trợ Giám đốc và Ban điều hành nhằm giúp họ thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch đã vạch ra nhằm thỏa mãn các cổ đông. Hiển nhiên công việc của Chủ tịch HĐQT cũng bao gồm công tác giám sát và phản biện nhưng theo chiều hướng tích cực chứ không phải là tạo ra những rào cản.

Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch HĐQT là đảm bảo rằng, HĐQT thể hiện sự lãnh đạo (và kiểm soát) mà mọi người mong đợi ở HĐQT. Do đó, việc lãnh đạo có tính chuyên nghiệp từ các cuộc họp HĐQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nguồn lực mà Chủ tịch HĐQT nắm giữ và phải tận dụng tốt, đó là thời gian và tài năng của các thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT dù thực ra là không "to" nhưng đóng vai trò trung tâm, làm việc với và thông qua Giám đốc (Tổng giám đốc) tác động đến công ty thể hiện sự liên hệ, nhưng tác động trực tiếp vào hoạt động bình thường của công ty. Chủ tịch HĐQT là người kiến tạo sự thống nhất của các thành viên HĐQT và tránh cạnh tranh với Giám đốc (Tổng giám đốc).

 

6. Mối quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc

6.1 Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể giám sát công việc của Tổng giám đốc

Theo điểm k khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Với tư cách là thành viên của HĐQT, Chủ tịch HĐQT có thể giám sát Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định liên quan đến Tổng giám đốc phải thông qua bằng cách lấy ý kiến, biểu quyết tại cuộc họp HĐQT (theo khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020).

Bên cạnh đó, tiền lương và thưởng của Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định (theo điểm c khoản 2 Điều 163).

Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên HĐQT (trong đó có Chủ tịch HĐQT) có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.

Tổng giám đốc khi được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT (theo Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020).

 

6.2 Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc có thể cùng quản lý công ty

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là người quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần được quy định theo Điều lệ công ty.

Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

2. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều hành công ty, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc phải cùng chịu trách nhiệm đối với các cổ đông của công ty trong một số trường hợp, cụ thể:

  • Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu (theo khoản 3 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích boặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp (theo Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020):
    • Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020;
    • Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao;
    • Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phụ vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
    • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Như vậy, Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu công ty và điều hành HĐQT, còn Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT.

 

7. Chủ tịch Hội đồng quản trị có bắt buộc là cổ đông trong công ty cổ phần không ?

Khoản 1 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020:

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

Khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020:

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, mà người đó chỉ cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý các lĩnh vực mà công ty kinh doanh.

Tuy nhiên, trường hợp công ty có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị bắt buộc phải là cổ đông của công ty, quy định này góp phần tạo mối liên kết giữa các cổ đông, đảm bảo việc quản lý công ty được hiệu quả nhất.

Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về Chủ tịch Hội đồng quản trị tiếng Anh là gì? Cách viết tắt và ví dụ? Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!