Hồn Trương Ba là người như thế nào

     Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.

Hồn Trương Ba là người như thế nào

Phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt

Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Trương Ba

Mở bài 

-     Giới thiệu nhân vật Trương Ba và bi kịch cuộc đời ông.

Thân bài: Phân tích nhân vật Trương Ba 

-     Câu chuyện xoay quanh bi kịch của Trương Ba khi bị chết oan, để tiếp tục sống thì buộc ông phải sống trong thân xác của người hàng thịt. 

-     Người hàng thịt tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng lại có những nhu cầu riêng, tính cách riêng và có sức mạnh để thực hiện những nhu cầu của mình.

 –>  Từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba dần thay đổi trong mắt của mọi người. 

-     Trương Ba đã bị cái xác chi phối, dần trở thành con người vụng về, thô tục với những ham muốn tầm thường, dần trở nên thô lỗ. 

-     Trương Ba không còn quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 

-     Những thay đổi của Trương Ba đã khiến cho người thân thất vọng, bản thân Trương Ba cũng nhận thấy sự đổi khác của mình. 

-     Trương Ba  bất lực trong việc kiểm soát hành động và những suy nghĩ không đúng đắn của bản thân. Dù cố gắng giải quyết nhưng ông vẫn đau khổ vì không thể phủ nhận rằng mình đang dần đánh mất chính mình. 

-     Trương Ba đã quyết định lựa chọn cái chết để trả lại xác người hàng thịt cho người hàng thịt, để bản thân được sống trọn vẹn , thống nhất. 

Xem thêm:

Tóm tắt hồn trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Dàn ý phân tích hồn trương Ba da hàng thịt chuẩn nhất

Kết bài 

-     Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

-     Tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy.

Bài mẫu phân tích nhân vật Trương Ba hay nhất

Hồn Trương Ba là người như thế nào

Phân tích nhân vật Trương Ba

     Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nổi tiếng với những tác phẩm có nội dung giàu tính hiện thực, có tính đả kích sâu sắc và mang đậm giá trị nhân văn. Một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của ông phải nhắc đến đó chính là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt. Trong tác phẩm này những vấn đề mấu chốt và tình huống truyện đều tập trung xoay quanh nhân vật Trương Ba, một con người phải sống nhờ ở đậu trong thân xác của người khác cùng với những xung đột nội tâm và bi kịch mà ông phải mang.

     Đầu tiên ta cần khẳng định "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch được Lưu Quang Vũ lấy từ tích truyện trong dân gian. Tuy nhiên người yêu kịch nhận ra ngay tích truyện dân gian này là sản phẩm tâm hồn của một thế hệ nho sĩ. Nó được biểu hiện thông qua nhân vật chính trong tích truyện này là Trương Ba có tài chơi cờ. Theo tích truyện dân gian, Trương Ba là người làm vườn rất chăm chỉ, hiền hậu nho nhã. Nhưng cái hay ở đây đó là Trương Ba có tài cờ tướng. Chỉ vì tắc trách, sơ suất, cẩu thả, vội đi ăn tiệc nên Nam Tào – vị quan trên thiên đình có chức năng trông coi việc sinh tử ở dưới hạ giới – gạch nhầm tên Trương Ba khiến Trương Ba bị chết oan. Để sửa sai, Nam Tào cùng tên Đế Thích đã để hồn ông sống nhập vào thân xác anh hàng thịt vừa chết. 

     Hồn Trương Ba da hàng thịt là một câu chuyện dân gian được lưu truyền từ rất lâu ở nước ta. Theo đó, hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt, Trương Ba được sống một cuộc đời hạnh phúc, êm ấm bên gia đình vợ con. Lưu Quang Vũ lấy điểm kết thúc của câu chuyện dân gian làm khởi đầu cho vở kịch của mình, từ đó nêu bật lên những xung đột nội tâm mà nhân vật Trương Ba phải chịu. Từ ngày nhập vào thân xác cồng kềnh, thô lỗ của anh hàng thịt, hồn Trương Ba bị sa vào lối sống quẩn quanh, bế tắc, tiêu điều. Đó chính là bi kịch xảy ra trong tâm hồn của Trương Ba, bi kịch khi không được là chính mình. 

Xem thêm:

Soạn Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn gọn nhất

     Trước khi qua đời, Trương Ba là một người đàn ông hiền lành đức độ và chuẩn mực trong gia đình. Chính vì lẽ ấy, ông rất được vợ con yêu thương, con cháu kính trọng. Ông là người nho nhã, thanh lịch lại rất thông minh và hiểu biết. Có thể thấy được đây là con người tri thức, nền nã vừa đẹp ở tâm hồn nhân cách lại có những hành vi ứng xử văn minh. 

     Tuy nhiên, chỉ vì một sai sót của Nam Tào, Bắc Đẩu mà khiến cho Trương Ba phải chết oan. Cái chết của Trương Ba đột ngột và vô lí, nó gây sự phẫn nộ cho những người thân của ông. Đế Thích cũng phải bối rối trước sai lầm của mình. Sai lầm ấy được sửa chữa, vá víu bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào trong thân xác của anh hàng thịt. Thế nhưng đây cũng là lúc bi kịch của Trương Ba bắt đầu. 

     Trương Ba dần trở nên thô thiển hơn, có những hành động lỗ mãng, không còn giống với con người của ông trước kia. Ông trở nên tham lam, ăn uống như phàm phu, nói năng bỗ bã, thô thiển, hành vi lố bịch. Trương Ba đã làm những việc trước đây ông chưa từng làm: tát con trai, làm “gãy tiệt cái chồi non” của cây cam, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm, đã “làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp” của cu Tị. Không chỉ vậy, trong một lần vợ hàng thịt nằng nặc đòi chồng ở lại với mình, Trương Ba đã suýt chút nữa mà nghe theo. 

     Sự thay đổi của Trương Ba khiến cho chính gia đình ông cũng không chấp nhận được, vợ Trương Ba chấp nhận bỏ đi để ông về sống với vợ hàng thịt. Cái Gái cháu ông thì không nhận ông, cô con dâu ngoan hiền hiểu chuyện nhất cuối cùng cũng trách cứ cha mình. Trương Ba đau khổ lắm. Không phải ông không biết những sự thay đổi đã diễn ra với mình chỉ là ông không thể làm được gì để thay đổi thực tại. Hoàn cảnh của ông đích thực là lực bất tòng tâm. Huống hồ việc ở trong thân xác hàng thịt lâu dần khiến cho ông bị tha hóa, trở nên thô thiển, cục mịch, ngày càng giống với con người hàng thịt. 

     Trương Ba vô cùng đau khổ và day dứt về sự thật này nên đã gặp Đế Thích và trình bày nỗi lòng của bản thân. Có thể thấy ông là một người rất có nhân cách, lòng tự trọng. Ông đã thẳng thừng phê phán việc Đế Thích chỉ quan tâm cho người ta sống còn sống thế nào thì Đế Thích không quan tâm. Những lời phê phán của Trương Ba rất gay gắt nhưng cũng vô cùng chính xác về Đế Thích và cách làm của ông. Trương Ba cuối cùng đau khổ lựa chọn cái chết còn hơn chấp nhận hoán đổi linh hồn mình vào một thể xác mới. 

     Đây là một sự lựa chọn cao cả và thể hiện đúng tính cách con người ông. Ông không thể chấp nhận sự giả dối, bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. Dù cho ông có được đổi sang một thân xác nào đi nữa thì đó cũng là thân xác đi mượn và rồi ông sẽ lại gặp rất nhiều rắc rối khi không được là chính mình. Cách lựa chọn này đã đưa Trương Ba trở về là chính ông dù điều đó đồng nghĩa với việc ông phải vĩnh viễn rời xa vợ con của mình. 

     Bi kịch của Trương Ba đã nói lên một vấn đề đó là sống nương nhờ dựa dẫm vào người khác thì nhất định một lúc nào đó sẽ không còn là chính mình. Con người phải sống là chính mình, nhất quán, đồng điệu giữa tâm hồn và thể xác. Cách lựa chọn giải quyết vấn đề cũng cho thấy được nhân cách cao đẹp trong con người Trương Ba, ông đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình còn hơn cố gắng níu giữ sự sống trong khi sự tha hóa, biến đổi ngày một nhiều. Cuối cùng thì Trương Ba vẫn trở về là người chồng yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, người ông đáng kính trọng của tất cả con cháu trong nhà.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những kết quả sáng tạo đầy hấp dẫn và bất ngờ của Lưu Quang Vũ. Sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ cũng muốn truyền tải thông điệp ý nghĩa về nhân văn, nhân sinh của con người.

Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. Đây cũng là đoạn xung đột kịch được đẩy lên tới cao trào và được giải quyết. Từ đó, cũng giúp tác giả thể hiện được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

Trong vở kịch, nhân vật Trương ba là người mang đầy bi kịch. Bi kịch trước hết là bi kịch bị tha hóa khi hồn Trương Ba và xác hàng thịt đối thoại cả nhau. Nếu như Trương ba khẳng định linh hồn là phần trong sạch, cao khiết cũng là phần quan trọng nhất của con người thì xác hàng thịt lại khẳng định phần xác có sức mạnh ghê gớm và có thể sia khiến, chi phối lấn át linh hồn nên nó nghiễm nhiên trở thành phần quan trọng nhất của con người. Qua cuộc đối thoại của nhân vật Trương Ba và xác hàng thịt có thể thấy rằng mỗi người đều có cái đúng, đều đề cao linh hồn và thể xác nhưng lại chưa đúng và có cái nhìn còn phiến diện khi tuyệt đối hóa vai trò của một người. Cuộc đối thoại diễn ra đầy kịch tính và căng thẳng trong đó xác hàng thịt tỏ ra chủ động tự tin mạnh ạo bao nhiêu thì hồn Trương Ba lại bị động và yếu thế. Sau cuộc tranh luận đầy kịch tính ấy, mặc dù xác và hồn lại nhập vào nhau nhưng có vẻ như xác hàng thịt là người thắng thế và nhân vật hồn Trương Ba rơi vào trạng thái đau khổ và bế tắc. Bên cạnh cuộc đối thoại này, người đọc có thể nhìn nhận ra được sự ẩn dụ thông qua hai nhân vật. Lưu Quang Vũ cho thấy được mối quan hệ biện chứng giữa linh hồn và thể xác. Hai yếu tố này phải hòa vào nhau và không thể tách rời. Dù linh hồn có là phần cao khiết nhưng cũng không thể tồn tại độc lập mà phải có sự xuất hiện của cả thể xác. Chính vì thế mà tác giả cũng đặt ra cuộc tranh luận giữa cái trong sạch, cao cả của con người phải đấu tranh với phần con là những ích kỉ, xấu xa. Từ đó mà mỗi cá nhân cầ phải biết kiềm chế phần bản năng và chiến thắng cái thấp hèn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phê phán lối sống sai lệch trong xã hội đó là hoặc quá theo đuổi cuộc sống vật chất mà quên đi đời sống tinh thần, hoặc chỉ biết bồi đắp cho đời sống tinh thần mà quên đi đời sống vật chất.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Đôi mắt của Nam cao để thấy được tầm quan trọng của cách mạng với cuộc sống con người

nhân vật hồn Trương ba còn là bi kịch không được thừa nhận khi phần linh hồn của mình phải nhập vào một xác anh hàng thịt thô lỗ, không hiền lành như bản tính của Trương Ba. Chính vì vậy mà trong cuộc đối thoại giữa Trương Ba và vợ mình, Trương ba và Cái Gái mà Trương Ba bị đẩy vào bi kịch và sống đau khổ, sống cuộc sống không được là chính mình. Đối với con dâu, mặc dù là người tỏ ra hiểu chuyện và thông cảm nhưng người con dâu ấy cũng nhận ra những thay đỏi, mất mát của gia đình trước đây và nhận thấy sự thật thì không thể thay đổi được. Từ đó mà xung đột kịch cũng bị đẩy lên cao trào và bi kịch của Trương Ba chồng chất những đau thương. Từ đó, Lưu Quang Vũ cũng muốn gửi gắm ý nghĩa rằng sống đã là một hạnh phúc nhưng quan trọng hơn là phải sống như thế nào?

Quá đau khổ và không còn biết làm thế nào, Trương Ba lại lâm vào bi kịch không được sống là chính mình tỏng cuộc đối thoại với Đế Thích. Khi phải sống nhờ vào trong xác anh hàng thịt Trương ba phải sống một cuộc sống bị lấn át, bị sai khiến Trương Ba dần đánh mất chính mình, Trương ba phải sống lệch lạc, giả tạo. Và chính cuộc sống ấy làm Trương Ba mang đau khổ cho mọi người. Cũng từ đó mà Trương Ba muốn được giải thoát cho chính mình và mọi người xung quanh.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao Trâu ơi ta bảo trâu này – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc nhất

Cho đến khi bi kịch được giải quyết đó chính là khi một tình huống tạo ra một sự thử thách Trương Ba khi xuất hiện cái chết của cu Tị. Tuy nhiên Trương ba không đồng ý với lời đề nghị của Đế Thích. Và cuối cùng kết thúc vở kịch là niềm hạnh phúc trong gia đình của cu Tị và Trương ba được tái sinh trong những hình ảnh vật dụng gần gũi với gia đình.

Tác phẩm để lại nhiều gợi mở trong lòng người đọc mà qua đó, người ta còn thấy được nhiều nét đẹp về nhân văn và nhân sinh con người.