Huế nằm ở đâu

Thành phố Huế được biết đến như là một “kho tàng” văn hóa lớn và đặc sắc ở Việt Nam, thành phố Huế đang trên đà phát triển về cả kinh tế và du lịch, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan du lịch đến đây. Trong bài viết ngày hôm nay, cungok.com sẽ giới thiệu cho mọi người về thành phố Huế, tp Huế thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu huyện? Đặc điểm kinh tế và văn hóa của thành phố này.

Show

Tỉnh Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam với diện tích toàn tỉnh là 5.053,990 km², phía bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp với biển Đông, phía Đông nam giáp với thành phồ Đà Nẵng, phía nam giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp với dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thành phố Huế là một thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, thành phố có cả vùng gò đồi và vùng đồng bằng. Tp Huế nằm tên trục giao thông quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc Nam, cách biển Thuận An khoảng 12 km, cách cảng nước sâu Chân Mây khoảng 50 km và cách sân bay Phú Bài khoảng 18 km. Con sông Hương đi ngang giữa lòng thành phố tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng khó cưỡng lại.

Ngoài con sông Hương uyển chuyển, xanh mát ra thì thành phố Huế còn có nhiều những nhánh sông khác như sông An Cựu, sông An Hòa, sông Bạch Đằng, sông Bạch Yến tô điểm thêm cho thành phố một nét dịu dàng, thơ mộng và hấp dẫn của thiên nhiên đất trời. Thành phố Huế có nhiều di tích lịch sử và là một thành phố đang càng ngày càng phát triển về cả kinh tế và du lịch.

Thành phố Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, những tháng đầu có nắng ấm, từ tháng 9 trở đi thì bắt đầu có gió và mưa lũ. Những tháng cuối năm, thành phố Huế thường xuyên rơi vào tình trạng ngập lụt và có nhiều cơn bão, lũ trên các sông tăng nhanh và điều này đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều đến cuộc sống và kinh tế của người dân tại đây.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện, 105 xã, 39 phường, 8 thị trấn. Trong đó thành Phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường đó là An Cựu, An Đông, An Hoà, An Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Trường An, Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vỹ Dạ (Vĩ Dạ), Xuân Phú, Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều.

Thành phố Huế là một trong năm thành phố trực thuộc tỉnh trên cả nước chỉ có phường mà không có xã nào và cũng chính là thành phố trực thuộc tỉnh đồng thời là đơn vị hành chính cấp huyện có nhiều phường nhất. Sau đây mời mọi người tiếp tục theo dõi bài viết để có thể tìm hiểu thêm về kinh tế, văn hóa và du lịch thành phố Huế.

Có thể bạn quan tâm: Thành Phố Biên Hòa thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã?

Đặc điểm kinh tế, văn hóa, du lịch thành phố Huế

Huế nằm ở đâu

Đặc điểm kinh tế, văn hóa, du lịch thành phố Huế

Kinh tế

Thành phố Huế được xem là một tiềm năng để phát triển kinh tế, thành phố đang ngày càng phát triển lớn mạnh và bắt đầu xây dựng nhiều khu trung tâm mua sắm, dịch vụ lớn, đẩy mạnh đầu tư đến thành phố này. Chính quyền đang ưu tiên đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lớn.

Khó có nơi nào giống với thành phố này, vừa mang nét cổ điển, cổ kính với nhiều di sản văn hóa thế giới đồng thời cũng phảng phất những nét hiện đại khiến cho thành phố này trở nên đặc biệt và thu hút lạ kì. Thành phố Huế đóng một vai trò quan trọng trong nên kinh tế của cả nước, là dạt nhân gắn kết các đô thị vệ tinh lại với nhau.

Nằm ở một vị trí khá thuận lợi cho nên đây là một thành phố có tiềm lực phát triển kinh tế khá lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư đến đây, hạ tầng giao thông càng ngày càng hiện đại, phát triển kinh tế ở các khu vực thành thị và cả nông thôn. Hiện nay, thành phố Huế đang xây dựng và phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương trong vài năm tới.

Văn hóa, du lịch

Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là một trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của Việt Nam, được biết đến với 5 di sản văn hóa thế giới đó là quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn, hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Hiện nay, thành phố đang bắt đầu từng bước hoàn thiện bản sắc văn hóa Huế, thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch, dịch vụ tốt đa nhất.

Mỗi năm thành phố đều tổ chức các kỳ Festival Huế, giao lưu văn hóa với các vùng miền khác gtrong nước và các nền văn hóa của các quốc gia khác. Tăng cường các hoạt động, chương trình đối ngoại để quảng bá các giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, giới thiệu Nhã nhạc cung đình Huế, quần thể di tích Cố đô Huế, hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế,…

Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc nhất là trong âm nhạc như nhã nhạc cung đình, vũ khúc cung đình, ca Huế, nghệ thuật tuồng, dàn nhạc ca Huế trên sông Hương,… Ngoài ra, Huế còn được biết đến là một thành phố với nhiều loại ẩm thực phong phú và đặc sắc với hơn 1000 món ăn nấu theo lối Huế và hàng tram món ăn dân dã được chế biến khéo leosm hấp dẫn, coi trọng phần chất lượng hơn, tuy nhiên cachs trưng bày món ăn cũng không kém phần đẹp mắt.

Thành phố Huế thơ mộng với những nét cổ kính đan xen với hiện đại khiến du khách đến là không muốn rời đi. Bài viết Tp Huế thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu huyện? đã giải đáp cho mọi người những thắc mắc về đơn vị hành chính, đặc điểm kinh tế, văn hóa và du lịch của thành phố Huế. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người.

Posted in: Việt Nam

« Trứng luộc, trứng rán để qua đêm sáng ngày hôm sau ăn có được không?

Rửa mặt bằng nước vo gạo có bị mụn không: Tại sao không thử »

Huế nằm ở đâu

Công binh, bác sĩ mũ nồi xanh lên đường làm nhiệm vụ quốc tế

Nhà Rông cao 30m của Việt Nam lên báo danh tiếng Mỹ

Cầu kính đi bộ dài nhất thế giới sắp đón khách ở Mộc Châu

Tôn vinh ‘Sen trong đời sống văn hóa Việt’

Giờ thi đấu chi tiết bóng đá nam SEA Games 31

Chủ tịch nước dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Quan tâm kiến nghị của văn nghệ sĩ

Cánh quạt turbine gió dài nhất thế giới

Pin mặt trời sản xuất điện vào ban đêm

Đà Nẵng là địa điểm tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022”

Từ mặt đất, chụp được cảnh 2 phi hành gia ISS đang đi bộ ngoài không gian

Bác Cổ mùa hoa gạo – Không gian “Làng trong Phố”

Chân dung Van Gogh qua những cuốn sách

Cây xương rồng xanh mãi (Đọc tập thơ “Đứa con muộn mằn” của Lê Lộc Tân) – Bùi Xuân

Nghìn con ngỗng tuyết bay rợp trắng trời

Ngày 1/4 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Cá tháng Tư 1/4

Những điều cần biết về Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương năm 2022

ĐT Việt Nam đi vào lịch sử Vòng loại World Cup sau trận hòa Nhật Bản

Đà Nẵng: Khánh thành công viên văn hóa Khu chiến tích Gò Hà

Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước

Động thổ sân bay Sa Pa

Đại sứ Marc Knapper: ‘Việt Nam luôn chiếm vị trí độc nhất trong trái tim tôi’

Trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và kết nạp hội viên mới

Những điều ít biết về cầu Trường Tiền

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Dao đỏ Lào Cai

Những lời chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 hay và ý nghĩa nhất

Xuân về thung lũng ‘Mắt Trời’

Sẽ có lúc con người đạt ‘siêu miễn dịch’ đối với COVID-19?

Cao nguyên xanh hy vọng vào du lịch “Biển – Rừng”

Vinfuture công bố chủ nhân các giải thưởng phụng sự nhân loại năm 2021

Vinh danh khoa học vì con người

Đà Nẵng sẽ tổ chức 50 hoạt động hai bờ sông Hàn năm 2022

110 hãng hàng không quy tụ tại thành phố biển Đà Nẵng vào tháng 6

Việt Nam đứng đầu ASEAN về quy mô công suất nguồn điện

Phát hiện hồ cá bỏ hoang nổi lên như một công trình cổ giữa biển ở Việt Nam

Những sự thật nực cười nhất trong lịch sử thế giới

Người đàn ông cứu bé gái khỏi đám cháy

Nghỉ Tết Nhâm Dần từ 31/01/2022 đến hết ngày 04/02/2022

Phú Quốc: Căn hộ Premier Boutique House có gì hấp dẫn nhà đầu tư?

Ngắm ‘cánh diều bay cao’, công viên APEC độc đáo tại Đà Nẵng

Mưa bong bóng – Thơ Phạm Ngọc Hồi

Lời chúc Tết 2022. Những lời chúc mừng năm mới 2022 hay và ý nghĩa

The Sea: Sức hút từ tháp căn hộ sở hữu tầm nhìn đắt giá tại đảo Ngọc

Sun Group khởi công Quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen tại Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hóa

Ngỡ ngàng kiến trúc cảnh quan “cực phẩm” của Sun Tropical Village

5 lý do khiến biệt thự Tropical Valley vừa ra mắt đã tạo “cơn địa chấn”?

Việt Nam giành 22 huy chương Olympic Toán và Khoa học quốc tế

WHO: Phải chấm dứt đại dịch trong năm 2022

Phú Quốc chào đón tuyệt tác kiến trúc mới bằng chuỗi sự kiện “bom tấn” dịp Noel

Vì sao nhu cầu sở hữu second home hạng sang ngày càng lớn?

Giải mã sức nóng của The Sea – Căn hộ sát biển sở hữu lâu dài tại Phú Quốc

Sun Group nhận giải Vàng – Giải thưởng quy hoạch đô thị quốc gia 2021 cho 2 tổ hợp dự án tại Phú Quốc

10 đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

5 lý do không thể bỏ lỡ mùa đông này ở Fansipan

Sun Property ra mắt Tropical Valley – Phân khu độc đáo nhất “ngôi làng nhiệt đới” ở Phú Quốc

Hé lộ phân khu hot nhất khu đô thị nghỉ dưỡng đa sắc màu Sun Riverside Village

Bắt đúng khẩu vị nhà đầu tư, căn hộ The Sea bùng nổ giao dịch khi vừa ra mắt

Sun World Fansipan Legend chính thức mở cửa trở lại từ ngày 3/12

Thùy Tiên đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021

Dự kiến các ngày nghỉ lễ, Tết năm 2022

Bộ sưu tập nghỉ dưỡng quốc tế tại Phú Quốc sắp có thêm một thương hiệu đẳng cấp

Đếm không hết những ưu đãi và trải nghiệm hấp dẫn từ khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới

Chủ nhân giải Nobel Y sinh từ Australia xuất hiện trên sóng truyền hình Việt Nam

Khu vườn ký ức tuổi thơ – Trương Hùng Linh

Nơi triệu con tim hướng về – Lưu Kim Mỹ

Đôi điều suy nghĩ về “Vườn Mẹ” – PGS TS Phạm Hảo

Bạn và tôi – Nguyễn Duy Phương

Bình Dương với thế trận lòng dân – Người kể: Phan Thanh Toán, Người ghi: Phan Thanh Châu

Giải mã hấp lực “Miami thu nhỏ” giữa lòng phố biển Sầm Sơn

Thể lệ Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 4 (2015-2020) Gồm 2 văn bản

Người Mẹ anh hùng – Nguyễn Văn Đến

Vườn Mẹ – Ý tưởng từ tâm – Nguyễn Xuân Nhĩ

Hồi ức của Leonard Mlodinow về Stephen Hawking

Vườn Mẹ, một dự án thay lời muốn nói – Phan Kế Vân

Tháng 7 và ý tưởng cháy bỏng lòng tri ân – BS. Huỳnh Phiến

Tâm nguyện – Nguyễn Hữu Mai

Để không còn những góc khuất ở quê nhà – Lê Tự Cường

Cảm nhận về không gian “Vườn Mẹ” – Nhạc sỹ Minh Đức

Chiến thuật “biến nguy thành cơ” và sự chuyển mình của hệ sinh thái Sun Group trong dịch bệnh

Vườn Mẹ – Một công trình nhân văn – Nguyễn Đức Tuấn

Để đừng mai một, lãng quên – Phan Tấn Tuyền

Du lịch Quảng Ninh tìm hướng phục hồi trong giai đoạn bình thường mới

Bình Dương – Đất linh thiêng – Nhà Văn Nguyễn Bá Thâm

“Vườn Mẹ” đôi điều suy nghĩ – Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn

Mong mỏi “Vườn Mẹ” sẽ sớm thành hiện thực – Trung tướng Ngô Quý Đức

“Vườn Mẹ” với anh bộ đội Cụ Hồ – Trung tướng Nguyễn Văn Tuyên

Du lịch Xứ Thanh: sẽ không còn “độc canh mùa vụ”!

Đôi điều về dự án “Vườn Mẹ” – Thượng Tướng Võ Tiến Trung

Vườn Mẹ – Một lời tri ân – Nhà Văn Thái Bá Lợi

Xin đừng làm chậm lại đường về “Vườn Mẹ” – Phan Thị Phiện

Từ kí ức Bình Dương đến không gian Vườn Mẹ – Trung tướng Nguyễn Trung Thu

Nghĩa tình “Vườn Mẹ” – Hồ Thanh Hải

Vườn Mẹ, nơi vẹn toàn của chân-thiện-mỹ – Nhà giáo, nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Hoa

Thủ phủ du lịch Đà Nẵng “làm mới” chờ ngày bung lụa

Sắc màu Miami tại thành phố nghỉ dưỡng kế sông kề biển Sun Riverside Village Sầm Sơn

Vườn Mẹ – Một ý tưởng tuyệt vời – TS.Vũ Ngọc Hoàng

Giấc mơ Vườn Mẹ – Phan Đức Nhạn

Thanh Hóa và triển vọng bứt phá trong thập niên mới

Việt Nam kéo thế giới cùng giải bài toán chuyển đổi số

Cơ hội sở hữu 30 căn biệt thự cuối cùng tại Sun Grand City Feria

Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 rất quan trọng, đây là lý do

Ba nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2021

Nhiều bất ngờ thú vị chờ đón du khách tại Nam Phú Quốc ngày trở lại

Phê duyệt Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam

WHO gợi ý 3 yếu tố giúp Việt Nam sống chung Covid-19

Giải Nobel Văn học năm 2021 thuộc về nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah

Sầm Sơn sẽ cất cánh khi sông Đơ được “hồi sinh”

Ba nhà khoa học Mỹ, Đức, Italy giành Giải Nobel Vật lý năm 2021

Giải Nobel Y học năm 2021 vinh danh hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian

Thêm thời gian nhận tác phẩm tham dự giải thưởng và hồ sơ gia nhập Hội đến 30.10.2021

Một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Cuộc cách mạng chữa ung thư không cần hóa trị

Sun Group trao tặng gói hỗ trợ đợt 3 trị giá 25 tỷ đồng, tiếp sức Kiên Giang chống dịch, đón khách tới Phú...

Những trải nghiệm nào tại Đà Nẵng khiến du khách nhớ nhất trong những ngày xa cách?

Sa Pa đẹp mê mẩn những ngày vắng khách

Hệ sinh thái Sun Group & giấc mơ “người khổng lồ” mang quốc tịch Việt Nam

Hai chuyến bay chở 345 khách có “Hộ chiếu vắc xin” từ Mỹ hạ cánh tại sân bay Vân Đồn

Sách tranh của 2 họa sĩ Việt được giới thiệu trên báo Mỹ

Dân tộc dám ước mơ là dân tộc có tương lai

Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập cao, nếu…

Sun Group ủng hộ 100 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện dã chiến lớn nhất Hà Nội

Lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng HCM, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

Về việc nhận hồ sơ xin gia nhập Hội Nhà văn việt Nam

Khám phá những quần thể tâm linh trên những đỉnh thiêng nước Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 21 trên thế giới

Ngắm viễn cảnh tương lai của du lịch Thanh Hóa từ loạt dự án đẳng cấp của Sun Group

Sun Group hỗ trợ 30.000 suất lương thực tới các hộ nghèo tại Đà Nẵng trong thời gian giãn cách chống dịch

Fansipan – Những chuyện kỳ thú & bí ẩn 

Vị thế thăng hạng – “đòn bẩy” cho du lịch tăng tốc

Phú Quốc đón đầu xu hướng wellness xa xỉ tại gia

Sun Group khẩn cấp hỗ trợ trang thiết bị y tế cho bệnh viện dã chiến Tây Ninh

Olympic Tokyo 2020 giữa thời đại dịch: “Tiếng vọng từ lịch sử”

TIME gợi ý 2 khách sạn mới của Sun Group tại Hà Nội và Phú Quốc- nơi vừa lọt top điểm đến tuyệt vời...

Tàu cảnh sát biển 8021 về Việt Nam

Thạch Kim Tuấn thi chung kết cử tạ Olympic ngày 25/7

Phát súng đi vào lịch sử của VĐV Việt Nam ở Olympic

Top 5 công trình khiến du lịch Việt Nam được thế giới nể phục

Thêm 16 tỉnh thành phía Nam giãn cách theo chỉ thị 16, từ 0h ngày 19-7

Trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 trị giá 70 tỷ đồng được Sun Group khẩn cấp hỗ trợ các tỉnh miền Nam

Nhiều trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ điều trị Covid-19 đã được Sun Group trao tặng Hà Tĩnh và Hưng Yên

Chung tay cùng Hà Nội đẩy lùi Covid-19, Tập đoàn Sun Group ủng hộ 55 tỷ đồng mua vắc-xin

Đưa vào hoạt động Trung tâm Hồi sức tích cực cho “tâm dịch” Bắc Ninh do Sun Group tài trợ

Dự án Thế hệ S (S-Generation) trao 20 tỷ đồng quyên góp cho Quỹ vắc-xin Covid-19

20 năm nhìn lại đảo nhân tạo lớn nhất thế giới hình cây cọ

Bảo Hải Linh Thông Tự – Sức hút từ kiến trúc chùa Việt cổ độc đáo

Sun Group hỗ trợ Bắc Ninh 50 tỷ lắp đặt Trung tâm Hồi sức tích cực

Sun Group tài trợ 50 tỷ đồng lắp đặt Trung tâm Hồi sức tích cực giúp Bắc Giang đẩy lùi Covid-19

Chuyện chưa kể của “Sân bay khu vực hàng đầu thế giới” tại Việt Nam

Chống dịch lần thứ 4: Đà Nẵng đã thần tốc hơn, dày dặn hơn

Hai thông tin mới từ Hội Nhà văn Việt Nam

Sách văn học dịch hiện nay có gì mới?

Hội đồng Dịch thuật & sách dịch văn học nước ngoài

Sun World Ba Na Hills hứa hẹn bùng nổ với loạt sản phẩm mới dịp 30/4

Tập thơ “Mười ngày 57 – Bản chất nước đôi của im lặng” của Halmosi Sándor do Nguyễn Chí Hoan dịch

Fashion Voyage #3: Mối lương duyên thời trang – kiến trúc

Đà Nẵng sẽ tổ chức tọa đàm về giải pháp khôi phục và phát triển du lịch

Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills đứng top 1 danh sách kỳ quan mới thế giới

Cảnh phơi cá ở Việt Nam vào top ảnh đẹp thế giới

Không ai nghĩ Fansipan có mùa hoa đào đẹp đến như thế này

Không phải lương, thưởng, đây mới là “chìa khóa vàng” để Sun Group thu hút nhân sự giỏi

Choáng ngợp anh đào Nhật Bản, đào rừng Fansipan nở rộ đẹp rực rỡ

Khám phá 1 ngày thỏa thích với vô số sự kiện sôi động tại Công viên Châu Á – Asia Park xuân này

Outsider art – nghệ thuật sáng tạo bên ngoài dòng chính thống

Du khách tấp nập du xuân trên đỉnh Bà Nà

Quảng Nam: Làng mai rừng màu hồng rực rỡ nơi biên giới

Ngẩn ngơ chiêm ngưỡng loài hoa đào chuông quý hiếm trên đỉnh Bà Nà

Sun World Ba Na Hills đưa du lịch Đà Nẵng vươn ra thế giới

Hầm Hải Vân 2 trước ngày khánh thành

Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Thiện nguyện thiết thực: Câu chuyện “Con cá” và “Cần câu”

Chuyện chưa kể về cây cầu Vàng nổi tiếng toàn cầu của du lịch Việt Nam

Sun Group được vinh danh “Nhà phát triển công trình vui chơi giải trí tốt nhất Đông Nam Á 2020”

Biển người đổ về Nhà thờ Lớn đêm Noel

V Live – Làm thế nào để sống hứng khởi mỗi ngày?

Cây cầu bắc ước mơ du lịch Việt vươn tầm thế giới

Chợ nổi Cái Răng – Nét độc đáo nơi sông nước Miền Tây

Voọc chà vá chân nâu ‘áp đảo’ cuộc thi ảnh môi trường Đà Nẵng

11 điều bạn có thể chưa biết về thác Niagara

Phát hiện thêm một cổ trấn đẹp bình dị cách Hà Nội 30 km

Nhà văn nữ: đi ngắn, viết dài

Cầu Vàng –“Đại sứ” đưa du lịch Việt Nam ra thế giới

Sun Group nhận “mưa giải thưởng” World Travel Awards 2020 khu vực Châu Á

Ngoài thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn những tháp Chăm tuyệt đẹp nào?

Các điểm ngắm mây đẹp ở Sa Pa, Tam Đảo

Ba Na Hills Golf Club 4 năm liên tiếp là “Sân Golf tốt nhất châu Á”

Sun World Ba Na Hills bật mí về một đêm tiệc Halloween đặc biệt nhất từ trước đến nay

Cầu Vàng – sứ giả đưa Việt Nam đến với thế giới giữa thời Covid-19

Bầu không khí độc lạ và đỉnh cao cảm xúc trong lễ hội âm nhạc quốc tế United We Stream Asia tại Cầu Vàng

Ngắm Sài Gòn – thành phố hoa lệ bên những dòng sông

Quy trình đón khách an toàn tại Bà Nà Hills được triển khai như thế nào?

Chương trình kích cầu du lịch lần hai giúp cho doanh nghiệp sống lại

Tuyệt tác của thiên nhiên Ghềnh Đá Đĩa

Cầu đá 3 tầng 2.000 năm còn đứng vững

Dải lụa vàng ở độ cao hơn 2.000m nơi đại ngàn Y Tý

Kinh tế đêm là giải pháp “chớp” thời cơ hậu Covid-19

Đêm Bà Nà vui chất ngất

Những điều cần lưu ý khi tắm onsen kiểu Nhật để đạt hiệu quả tốt nhất cho cơ thể

Đi 30 nước khi mới 25 tuổi, Lý Thành Cơ vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi tới Bà Nà

Khu nghỉ dưỡng 5 sao JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay chào hè với “ưu đãi kép“ chưa từng có

Hải Phòng đưa cáp treo 3 dây hiện đại do Sun Group đầu tư vào khai thác

Vô vàn ưu đãi, cảnh sắc đẹp thần sầu, không đi Sa Pa bây giờ thì tiếc lắm

Giảm giá vé cáp treo Bà Đen, thỏa sức chinh phục nóc nhà Nam Bộ

Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới tại Đà Nẵng tri ân các chiến sĩ ngành y tế bằng gói ưu đãi...

Những trải nghiệm nhất định không thể bỏ qua ở Sun World Ba Na Hills dịp này

Liên tiếp tung hai chương trình kích cầu quy mô, Bà Nà Hills khơi gợi tình yêu đất nước trong du khách

Ảnh chùa Hương đạt giải nhất cuộc thi quốc tế

Thơ Tagore theo điểm nhìn dịch giả Việt Nam

Nhiều trải nghiệm mới, giá vé ưu đãi, Bà Nà xứng đáng là điểm đến nhiều lần không chán

Mercure Danang French Village Bana Hills tung ưu đãi khủng đón khách trở lại sau cách ly

Tổng Giám đốc Sun Group: “Chúng tôi tìm thấy cơ hội trong thách thức”

Phát triển du lịch bền vững: Không nên đại trà hoá các điểm đến

Du lịch Sa Pa – Văn hóa là nền tảng

Bảo vật Quốc gia – Tượng nữ thánh Tara (Bồ tát Tara)

Kỷ niệm 100 năm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (1919 – 2019)

Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.

I.Thông tin khái quát tỉnh, thành

 I.1. Điều kiện tự nhiên

Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

 I.1.1. Vị trí địa lý

– Điểm cực Bắc: 16044’30’’ vĩ Bắc và 107023’48’’ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

– Điểm cực Nam: 15059’30’’ vĩ Bắc và 107041’52’’ kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

– Điểm cực Tây: 16022’45’’ vĩ Bắc và 107000’56’’ kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

– Điểm cực Đông: 16013’18’’ vĩ Bắc và 108012’57’’ kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

 Giới hạn, diện tích

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đông.

– Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, ĐakrôngHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

– Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.

– Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.

– Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.

– Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (theo niên giám thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy – Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

– Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

– Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

– Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

– Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

– Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.

– Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt – Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.

– Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.

– Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Tổng diện tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là: 44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm: 5.343,2 ha (số liệu năm 2012).

 Hệ thống sông ngòi

Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính là Sông Ô Lâu, Hệ thống Sông Hương, Sông Nong, Sông Truồi, Sông Cầu Hai, Sông Bù Lu

Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như:

– Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang;

– Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh;

– Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh.

Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.

 I.1.3. Tài nguyên, khoáng sản

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.

– Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.

– Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc

– Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.

– Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày.

– Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

I.1.4. Khí hậu, thời tiết

Cũng chính do vị trí địa lý và địa hình đặc biệt mà Thừa Thiên Huế có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào, và đặc biệt là chế độ mưa của vùng đất này không giống bất kỳ nơi nào khác ở Việt Nam. Một là, Thừa Thiên Huế là một trong số ít tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước. Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn tỉnh đều trên 2.700mm, có nơi trên 4.000mm như Bạch Mã, Thừa Lưu. Hai là, lượng mưa lớn đó lại chỉ tập trung trong một thời gian ngắn, từ 3 đến 4 tháng, trong năm. Lượng mưa tập trung trong thời kỳ này của năm chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm. Nếu chỉ tính 2 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 thì lượng mưa có thể lên tới 53% tổng lượng mưa trong năm. Ba là, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế lệch với hai miền Nam, Bắc. Trong khi hai miền Nam, Bắc là mùa mưa thì Thừa Thiên Huế đang nắng, nóng và ngược lại. Có khi ở hai đầu đất nước đang ra sức chống hạn, thì Thừa Thiên Huế chịu những cơn mưa “thối đất”.

 I.2. Điều kiện xã hội

 I.2.1. Dân số

Tính đến năm 2014, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.131,8 ngàn người, với mật độ dân số trung bình 225 người/km2.

Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế

  I.2.2. Đơn vị hành chính

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).

Diện tích, dân số

Vị trí địa lý:

Số đơn vị hành chính

Thành phố Huế

– Diện tích: 71,68  km2

– Dân số: 352.046 người

– Mật độ dân số: 4857,4 người/km2

+ Phía Đông và phía Nam giáp thị xã Hương Thủy

+ Phía Tây giáp thị xã Hương Trà

+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang

27 phường.

Thị xã Hương Trà

+ Diện tích: 518,53 km2

+ Dân số: 115.268 người

+ Mật độ dân số: 221,3 người/km2

+ Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy.

+ Phía Tây giáp huyện Phong Điền

+ Phía Nam giáp huyện A Lưới

+ Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang

7 phường, 9 xã,

Thị xã Hương Thuỷ

+ Diện tích: 456,03 km2

+ Dân số: 100.658 người

+ Mật độ dân số: 220 người/km2

+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc

+ Phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện A Lưới

+ Phía Nam giáp huyện Nam Đông

+ Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang

05 phường và 07 xã.

Huyện Phong Điền

+ Diện tích: 950,80 km2

+ Dân số: 92.476 người

+ Mật độ dân số: 96,7 người/km2

+ Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền,

+ Phía Đông Nam giáp với thị xã Hương Trà,

+ Phía Đông Bắc giáp biển Đông,

+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.

+ Phía Nam giáp với huyện A Lưới,

15 xã và 01 thị trấn.

Huyện Quảng Điền

+ Diện tích: 162,94 km2

+ Dân số: 84.984 người

+ Mật độ dân số: 518,1 người/km2

Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15 km.

+ Phía Đông và Nam giáp thị xã Hương Trà

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền,

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.

10 xã và 01 thị trấn

Huyện Phú Vang

+ Diện tích: 279,87 km2

+ Dân số: 186.784 người

+ Mật độ dân số: 667,39 người/km2

+ Phía Đông giáp Biển Đông.

+ Phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy

+ Phía Nam giáp huyện Phú Lộc

+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà

18 xã và 2 thị trấn

Huyện Phú Lộc

+ Diện tích: 720,93 km2

+ Dân số: 137.142 người

+ Mật độ dân số: 187,3 người/km2

+ Phía Đông giáp biển Đông

+ Phía Tây giáp huyện Nam Đông.

+ Phía Nam giáp Đà Nẵng

+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang

16 xã và 02 thị trấn

Huyện A Lưới

+ Diện tích: 1.224,64 km2

+ Dân số: 46.327 người

+ Mật độ dân số: 37,5 người/km2

+ Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế)

+ Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào)

+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam)

+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Đakrông (tỉnh Quảng Trị)

01 thị trấn và 20 xã.

Huyện Nam Đông

Diện tích: 647,78 km2

Dân số: 25.172 người

ật độ dân số: 38,7 người/km2

+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc

+ Phía Tây giáp huyện A Lưới

+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy.

10 xã và 01 thị trấn

Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế đối với cả nước và khu vực tạo cho Thừa Thiên Huế những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những con đường giao lưu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Các con đường từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn công nghiệp hóa và đường sắt thống nhất, đều đi qua địa phận Thừa Thiên Huế. Theo trục Nam Bắc, tính theo đường bộ, dọc quốc lộ 1A, Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 658km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1075km. Còn theo trục Đông Tây, Thừa Thiên Huế cách cửa khẩu Lao Bảo – tỉnh Quảng Trị, một trong những cửa mở chính của Việt Nam về phía Tây, qua các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là Lào, Thái Lan, Myanmar – 150km và nối với Ấn Độ và các nước Nam Á; Bờ biển Thừa Thiên Huế cách đường hàng hải nội địa 25km và cách đường hàng hải quốc tế 170km.

Dãy Trường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thì đổi hướng đâm ra biển cho ba nhánh, mà lớn nhất và có ý nghĩa nhất là dãy Bạch Mã. Hai nhánh nhỏ hơn là Phước Tượng và Phú Gia đâm ra biển thành hai mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông ôm lấy vịnh Chân Mây hướng ra biển mở. Với độ sâu trung bình 14m, độ sâu tự nhiên từ biển vào đạt đến 22m, có mũi Chân Mây Đông che chắn nên kín gió về mùa đông, nền đáy cát mịn, không bị bồi lấp, vịnh Chân Mây là địa điểm lý tưởng để xây dựng cảng biển nước sâu – những tiền đề cho một cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Kông ra Thái Bình Dương.

Vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắc nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa của hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc. Đó cũng chính là điều đặc biệt của vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế xét trên phương diện tự nhiên. Chính vị trí đặc biệt cùng với sự đa dạng của địa hình tương phản trên một mảnh đất hẹp đã làm cho Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, biến chất và trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh và trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước dưới đất. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếp đặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít loại tài nguyên, khoáng sản hoặc tài nguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với số lượng lớn.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. Các loại khoáng sản chủ yếu của Thừa Thiên Huế đã được đánh giá ở các mức độ khác nhau.

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền. Trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. Chất lượng than bùn Thừa Thiên Huế thuộc loại tốt, có những mỏ có độ mùn đạt trên 50% và hàm lượng axit humic đạt 30-40%. Hiện tại than bùn ở đây đang được khai thác để chế biến phân hữu cơ vi sinh.

Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, chì, kẽm, vàng, thiếc, antimon, … với trữ lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, photphorit, caolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng. Đặc biệt là do cấu tạo địa chất, như thân quặng đá vôi chạy từ Bắc vào Nam, đến khu vực Thừa Thiên Huế là kết thúc, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng, mà đá vôi là nguyên liệu chính. Đa số các khoáng sản phi kim loại này đang được khai thác, ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng đang trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh.

Tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, khu vực phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ ngày. Chính lượng nước này cùng với hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo cho Thừa Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.

Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh phân bố từ vùng rừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, đã được phát hiện ở Thừa Thiên Huế. Đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng. Nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân nằm ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, được người Pháp phát hiện từ năm 1928, thuộc loại nước khoáng silic, nhiệt độ cao nhất ở điểm xuất lộ là 69°C, lưu lượng tự chảy ở nguồn xuất lộ lớn nhất là 165m3/ngày. Nước khoáng nóng Thanh Tân đã được xử lý, đóng chai thành nước giải khát với nhiều nhãn hiệu khác nhau và được tiêu thụ ở các thị trường khắp cả nước. Thương hiệu Thanh Tân đã được công nhận là thương hiệu có uy tín của Việt Nam. Khu vực các điểm xuất lộ nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân nằm ngay chân dãy Trường Sơn, đang được khai thác dưới dạng một khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ có sức hấp dẫn không chỉ với người dân Thừa Thiên Huế. Nguồn nước khoáng nóng Mỹ An ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang được phát hiện lần đầu từ năm 1979, có thành phần hoá học chủ yếu là Clorua Bicacbonat Natri, lưu lượng là 1.590m3/ngày và nhiệt độ ở điểm xuất lộ là 54°C. Với lợi thế gần thành phố Huế, điểm nước khoáng nóng Mỹ An đã được khai thác, sử dụng thành khu dịch vụ du lịch ngâm tắm, chữa bệnh. Nguồn nước khoáng nóng ở xã A Roàng, huyện A Lưới, có tên gọi là Tà Lài hoặc Aka, được phát hiện từ năm 1980, nhưng rất gần đây, sau khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, đi qua ngay bên cạnh điểm xuất lộ, việc khai thác, sử dụng nguồn nước khoáng này phục vụ cho du lịch đang được đặt ra. Nước khoáng A Roàng có độ khoáng hoá thấp, thành phần hoá học chủ yếu là Bicacbonat Natri, và có nhiệt độ vừa phải, 50°C.

Thừa Thiên Huế có 468.275 ha đất, chiếm gần 92% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phần còn lại là diện tích các vực nước và núi đá. Đối chiếu với bảng phân loại đất Việt Nam theo phương pháp FAO-UNESCO ở Thừa Thiên Huế có 23 loại đất thuộc 10 nhóm đất. Nhóm đất phù sa là nhóm bao gồm nhiều loại đất nhất – 7 loại, tiếp theo là nhóm đất đỏ vàng có 6 loại, các nhóm đất cồn cát và đất cát biển và nhóm đất mặn, mỗi nhóm có 2 loại, còn lại 6 nhóm là đất phèn, đất lầy và than bùn, đất xám bạc màu, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, mỗi nhóm chỉ có một loại đất.

Nhóm đất đỏ vàng là nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm, tổng số diện tích các loại đất trong nhóm này 347.431ha, chiếm tới 68,74% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong 6 loại đất thuộc nhóm này thì 2 loại đất có diện tích là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất và đất đỏ vàng trên đá macma axit. Loại đất đỏ vàng trên đá macma axit chiếm 26,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng núi, đồi với độ dốc phổ biến trên 15° ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy, nên dễ bị xói mòn, nhưng có thể khai thác để trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp với phương thức canh tác phù hợp. Loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất là loại đất có số lượng lớn nhất ở Thừa Thiên Huế, chiếm đến 31,48% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng núi, đồi các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế là loại đất tốt đối với vùng đồi núi, có tầng đất dày 1,5 mét, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Loại đất tốt nhất trong các loại đất thuộc vùng đồi núi này là đất nâu vàng trên đá gabro và đá diorit, có tầng đất dày trên 3 mét, thích hợp với nhiều loại cây lâu năm như cao su, cà phê, chè, tiêu,… Số lượng loại đất này không lớn, chỉ có 4.934ha, chiếm chưa đầy 1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Các loại đất thuộc nhóm đất phù sa, đặc biệt là các loại đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, mặc dù có tổng diện tích không lớn, chỉ hơn 41.000ha, hay 8,11% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Những vùng đất này đều là các trọng điểm lúa, hoặc là những vùng canh tác các loại cây trồng có yêu cầu cao về thổ nhưỡng và có hiệu quả kinh tế cao như đậu đỗ, rau màu, cây ăn quả và các loại hoa.

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đảo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu – phá Tam Giang – sông Hương – sông Lợi Nông – sông Đại Giang – sông Hà Tạ – sông Cống Quan – sông Truồi- sông Nong – đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70 cây số dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới. Mạng lưới sông – đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.

Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Các vùng sinh thái này bao gồm nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, có giá trị quốc gia và quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi. Ba hệ sinh thái có giá trị nhất về đa dạng sinh học là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đầm phá, và hệ sinh thái biển khu vực Hải Vân – Sơn Chà.

Những khu rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế có số lượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác, vì đây là nơi gặp nhau, là mảnh đất hội tụ của hai hệ thực vật tương ứng với hai miền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Chỉ tính riêng các loài cây gỗ lớn, thì ngoài những loài nhiệt đới như gõ, mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu,… còn có các loài á nhiệt đới như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao.

Một số những cánh rừng đó đã được đánh giá, quy hoạch thành các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan,… tiêu biểu là Vườn quốc gia Bạch Mã. Vườn này có tổng diện tích hơn 22.000ha, cộng thêm hơn 22.000ha vùng đệm thuộc địa phận 9 xã, 2 thị trấn của hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, và huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, được bao phủ bởi cả hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh nhiệt đới ở độ cao 900m trở xuống và rừng kín thường xanh á nhiệt đới từ 900 mét trở lên. Theo thống kê bước đầu, tại Vườn quốc gia Bạch Mã có 1.406 loài thực vật (dự báo lên đến 2.000 loài), 132 loài thú, 358 loài chim, 311 loại bò sát và 57 loài cá nước ngọt. Bạch Mã là nơi tập trung một số khá lớn các loài chim của Việt Nam. Số lượng loài chim đã được thống kê ở đây chiếm hơn 43% tổng số loài chim trong toàn quốc, nhưng nếu so sánh về tổng số họ và bộ thì tỷ lệ này lại còn cao hơn. Các loài chim ở Bạch Mã chiếm tới gần 68% tổng số họ và gần 80% tổng số bộ trong toàn quốc. Đặc biệt, trong số 12 loài trĩ có mặt tại Việt Nam thì ở Bạch Mã có tới 7 loài, bằng số loài trĩ hiện có ở Lào và nhiều hơn số loài trĩ có ở Campuchia. Hơn thế nữa, lịch sử Vườn Quốc gia Bạch Mã có quan hệ với một loài chim. Người ta kể rằng ý tưởng xây dựng Vườn Quốc gia Bạch Mã  của người Pháp từ những năm 20 của thế kỷ XX bắt nguồn từ việc phát hiện lần đầu gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) ở khu vực này.

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã nổi tiếng từ xa xưa qua câu ca dao “Thương em anh cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”, nay tiếng tăm của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, vì những giá trị của nó không chỉ với tư cách một khu vực giàu tiềm năng cho phát triển của Thừa Thiên Huế, mà còn với tư cách một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế – một “viên ngọc sinh học quý giá” như nhận xét của một chuyên gia nước ngoài. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vực đầm phá về chế độ thủy, hải văn, độ mặn, môi trường nước trong sạch, nguồn lợi thủy sinh sản thành một trong ba ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Song song với các hoạt động phát triển, các hoạt động nghiên cứu theo hướng bảo tồn đã được đẩy mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây, nhờ đó người ta có những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về giá trị to lớn của tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Tam Giang – Cầu Hai còn thu hút được sự quan tâm của quốc gia và quốc tế vì ngoài nguồn lợi thuỷ sinh phong phú, tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ hệ sinh thái, giống loài và nguồn gien, nơi đây còn là một điểm dừng chân của hơn 30 loài chim nước di trú, trong số đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục chim bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu, cùng với hơn 30 loài chim nước bản địa tạo thành một sân chim lớn và là địa điểm có các thảm cỏ biển tập trung – những khu rừng dưới nước lớn thứ hai Việt Nam, sau đảo Phú Quốc, với tổng diện tích các thảm cỏ lên đến khoảng 1.000ha.

Khu vực biển ven bờ quanh mũi đèo Hải Vân, đảo Sơn Chà và đầm Lập An nằm ở huyện Phú Lộc được đưa vào danh sách 15 khu bãi biển của Việt Nam vì tính độc đáo về đa dạng sinh học biển của nó. Ở cấp độ hệ sinh thái, trên một diện tích không lớn, khoảng 7.000ha, chỉ tính riêng phần dưới nước, khu vực này bao gồm năm hệ sinh thái là hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Chính sự có mặt hệ sinh thái rạn san hô đã làm cho bức tranh đa dạng sinh học biển ở đây trở nên ấn tượng và đặc sắc. Thông thường, các rạn san hô chỉ xuất hiện ở các vùng biển, đảo ngoài khơi, nhưng khu vực này các rạn san hô có mặt ở ngay bờ biển. Ngoài ra, do vị trí chuyển tiếp giữa vịnh Bắc bộ và biển Đông của khu vực này, mà số lượng loài san hô ở đây cao hơn hẳn các vùng biển khác có diện tích tương đương. Nếu chỉ tính riêng san hô cứng thì số loài san hô ở khu vực Hải Vân – Sơn Chà chỉ đứng sau Côn Đảo, Cát Bà và Cù Lao Chàm, là những vùng biển, đảo có diện tích lớn hơn nhiều. Không những thế, độ phủ san hô sống ở đây khá cao, và có hơn một nửa các rạn san hô được đánh giá thuộc loại rạn tốt theo thang phân loại quốc tế. Các rạn san hô không chỉ là một quần thể sinh vật đa dạng có vẻ đẹp quyến rũ, mà còn là một sinh cư lý tưởng cho các loài thuỷ sinh, trong đó có cá san hô, những nhân vật chính của hệ sinh thái san hô. Số lượng loài cá san hô tìm thấy ở khu vực này là 132 loài, chỉ ít hơn so với Cù Lao Chàm và nhiều hơn nhiều so với các khu vực biển, đảo trong vịnh Hạ Long và đảo Cồn Cỏ. Với đường đèo uốn lượn, lên xuống, mờ ảo trong mây, với những bãi cát trắng hoang sơ dưới chân đèo và những rạn san hô cùng những bầy cá lung linh sắc màu dưới nước, Hải Vân chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của những du khách yêu thích thiên nhiên.

Ngoài số lượng các loài loài thực vật từ bậc thấp đến bậc cao lớn hơn hẳn so với các địa phương khác do tính chất chuyển tiếp của các khu hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới, tính đặc sắc đa dạng sinh học của Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở cho đây là nơi dừng chân cuối cùng của những giống loài đặc trưng của hai miền Nam, Bắc, nơi xuất hiện của nhiều giống loài quý hiếm. Những cây ăn quả phổ biến, đặc trưng cho phức hệ thực vật miền Nam như giáng châu (măng cụt), chôm chôm, sầu riêng,… đều có mặt ở Thừa Thiên Huế, và không thấy xuất hiện ở các vĩ độ cao hơn, nhưng với mùa vụ lệch pha (trái mùa) như giáng châu, chất lượng kém hơn như chôm chôm, và năng suất thấp hơn như sầu riêng. Những cây trái đặc trưng của hương vị miền Bắc trên đường vào Nam, như vải, sấu, … đến đây là dừng lại. Trong quá trình tiến hoá, các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gien đã liên tục biến đổi, tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới, trong khi một số loài khác sẽ biến mất. Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế 43 loài thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bị đe đoạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe doạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 loài, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu quốc tế là R) 16 loài, bị đe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết không chính xác (ký hiệu quốc tế là K) 10 loài.

Lịch sử mở mang bờ cõi và giao lưu giữa các vùng đất trong quá khứ, nhu cầu phát triển và cuộc cách mạng sinh học trong lai tạo các giống cây trồng hiện nay cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thực vật vốn đã hết sức phong phú của Thừa Thiên Huế. Cành đào Thăng Long nay đã thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của đất Cố đô, cũng đỏ thắm không thua kém đào Nhật Tân, Hà Nội. Những cây thốt nốt từ Nam Bộ đang xanh tươi bên sông Hương thơ mộng như chúng có nguồn gốc từ chính mảnh đất này. Cây bao báp châu Phi ở thành phố Huế tự bao giờ, đã “bản địa hoá” đến mức sau rất nhiều năm đơm hoa, kết trái, gần đây, hạt của nó đã có thể nảy mầm thành những cây bao báp con, nhưng bây giờ người ta đã gán cho nó thêm địa danh chỉ xuất xứ để trở thành “bao báp Huế”. Rồi bao nhiêu loài hoa, cây cảnh từ mọi miền đất nước, thậm chí từ Thái Lan, Trung Quốc, Hà Lan,… đến đây vào các dịp hội chợ, lễ tết được những người yêu quý chúng cố gắng giữ giống lại, tiếp tục bổ sung vào danh lục các loài thực vật vốn đã rất dài của mảnh đất này.

Với những điều kiện tự nhiên đặc biệt, Thừa Thiên Huế còn góp cho đời những cây trái có hương vị ngon ngọt của riêng mình. Trong những thứ cây trái “đặc hữu” đó của Thừa Thiên Huế, bưởi Thanh trà được xếp đứng đầu bảng. Là một loại bưởi, một loài cây ăn quả có múi phổ biến của Việt Nam, nhưng Thanh trà khác biệt với các loại bưởi khác bởi vị ngọt thanh, rất ít the, tép khô đến mức có thể tách ra từng tép một mà không nát.

Bức tranh đa dạng sinh học các khu hệ động vật của Thừa Thiên Huế cũng đặc sắc không kém so với các khu hệ thực vật. Trước hết và nổi bật nhất là các loài thú lớn. Nếu Vụ Quang, Hà Tĩnh là nơi phát hiện ra sao la (Pseudorys nghetinhensis), một trong ba loài thú lớn đặc hữu của Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, thì Thừa Thiên Huế được coi là nơi có các điều kiện tự nhiên phù hợp nhất với đời sống tự nhiên của Sao la. Vì vậy số lượng Sao la ở đây khá lớn (theo số liệu của WWF là khoảng 110 con), phân bố ở các khu rừng đầu nguồn các sông Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ, trên địa bàn 3 huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và thị xã Hương Thuỷ. Ngoài sao la, địa bàn Thừa Thiên Huế còn là nơi cư trú của các loài thú lớn quý hiếm như hổ, báo gấm, báo hoa mai, gấu, bò tót, sói đỏ, mang lớn, chồn bay, sóc bay lớn,… Chính nơi đây là quê hương của chú hổ Đông Dương có cái tên Lâm Nhi đang được nuôi dưỡng ở Vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội.

Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên Huế, trong đó coi loài không xương sống, 6 loài cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát, 16 loài chim và 37 loài thú. Nằm ngoài danh lục 80 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà khoa học còn coi loài cá dầy (Cyprinus centralis) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có khả năng là loài đặc hữu của đầm phá Thừa Thiên Huế, vì từ khi công bố loài mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưa tìm thấy loài này ở các vực nước khác có điều kiện tương tự.

Địa hình phức tạp và đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái là nguồn gốc của vẻ đẹp và sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên, một dạng tài nguyên hết sức quý giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Thừa Thiên Huế. Đó là những bãi cát trắng, mịn, sạch trải dài hàng chục cây số từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Đó là sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi,.. những dòng sông quê trong xanh, hiền hoà như mọi con sông ở miền Trung. Đó là những con suối lớn nhỏ với những thác ghềnh, hồ, vũng tự nhiên như suốt A Đon, huyện Phong Điền, thác Trượt, huyện Nam Đông, Nhị Hồ, suối Voi, thác Mơ, huyện Phú Lộc… đó là màu xanh điệp trùng của rừng và biển trời bao la, sống động từ Vọng Hải Đài trên đỉnh Bạch Mã,… Đó là mặt nước đầm phá mênh mang với những nò sáo, những đáy, những rớ và những vạn dân thuỷ diện sống trên những con thuyền. Nhưng trước hết đó là sông Hương, núi Ngự, là dòng sông, ngọn núi huyền thoại đã đi vào thơ ca nhạc họa từ bao đời nay, không còn mang ý nghĩa là cảnh quan thiên nhiên đơn thuần, mà đã trở thành biểu tượng tinh thần của người dân xứ Huế.

Rõ ràng là Thừa Thiên Huế hết sức giàu có về tài nguyên thiên nhiên, từ vị trí địa lý, đến đất đai, từ khoáng sản đến nước mặt và nước ngầm, từ đa dạng sinh học đến cảnh quan thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên đó chỉ có thể trở thành yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, trở thành nguồn lực cơ bản cho phát triển khi nó được khai thác, sử dụng và hơn thế nữa phải được khai thác, sử dụng một cách hợp lý, thông minh, và có hiệu quả. Những quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, quy hoạch lại nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, những quy định nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang đã, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt thuỷ sản có tính chất huỷ diệt,… là những hành động cụ thể đã được Thừa Thiên Huế thực hiện theo hướng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng hữu hạn đó.

II. Khu vực miền núi

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 huyện thuộc khu vực miền núi, bao gồm: Huyện A Lưới, Huyện Quảng Điền, Huyện Phú Vang, Huyện Phú Lộc.

II.1. Huyện A lưới

II.2. Huyện Quảng Điền

II.3. Huyện Phú Vang

II.4. Huyện Phú Lộc