Hướng dẫn 54 lập dự toán

Thông tư số 54/2018/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021.

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • Liên quan
  • Hiệu lực
  • Tải văn bản

Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08 tháng 06 năm 2018 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.

Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019-2021 được thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và hướng dẫn tại Thông tư này.


Các tin khác

Ý kiến bạn đọc:

Hướng dẫn 54 lập dự toán
Luật về các sắc thuế

Hướng dẫn 54 lập dự toán
Luật quản lý chung

Hướng dẫn 54 lập dự toán
Luật về phạt vi phạm hành chính

Hướng dẫn 54 lập dự toán
Luật doanh nghiệp

Hướng dẫn 54 lập dự toán
Luật về lao động

Hướng dẫn 54 lập dự toán
Tài liệu hướng dẫn

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH BCTC

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313459793 do sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2015

- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 14/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26/02/2021

- Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Văn Thức - Chức danh: Chủ tịch HĐTV - Số điện thoại: 0909 837 702

- Trụ sở chính: 311 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM

- CN Hà Nội: 16 Tam Trinh, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

- CN Đã Nẵng: Lô 34B1 Bùi Tá Hán, Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng

- TỔNG ĐÀI CSKH: 19006274 - Email:

CÁC CHÍNH SÁCH

Hướng dẫn 54 lập dự toán

© 2021 Copyright by baocaotaichinh.vn, All rights reserved

Tại Điều 4 (lập dự toán, phân bổ dự toán) Thông tư số 92/2017/TT-BTC quy định:

Điều 4. Lập dự toán, phân bổ dự toán

Việc lập dự toán, phân bổ dự toán thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Lập dự toán:

a)  Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của các cấp có thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện trong năm kế hoạch và các quy định tại Thông tư này; cơ quan, đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổng hợp chung vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình; gửi cơ quan chủ quản ở trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I), để xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, bao gồm: Thuyết minh chi tiết về tên công trình; mục tiêu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền; khối lượng công việc dự kiến; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; dự toán kinh phí theo các nguồn vốn và phân kỳ thực hiện hàng năm.

2. Về phân bổ dự toán:

a) Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn, Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.

Đối với dự toán chi từ nguồn phí được để lại: Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán theo đúng quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quy định đối với từng khoản phí được để lại.

b) Hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất như sau:

-Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Tên công trình, mục tiêu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên:Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; cơ quan, đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch nhưng phải có trước khi phân bổ dự toán.

3.Trường hợp trong năm cơ quan, đơn vị có phát sinh nhu cầu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, cơ quan đơn vị tự sắp xếp trong phạm vi dự toán được giao và đảm bảo hồ sơ tài liệu về lập và phân bổ dự toán như quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Như vậy đối với công trình sửa chữa phát sinh đột xuất, đề nghị độc giả thực hiện xây dựng dự toán và phân bổ dự toán theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 92/2017/TT-BTC.