Hướng dẫn chạy bộ trên máy

Đại Việt sport chia sẻ hướng dẫn cách sử dụng máy tập chạy bộ cơ giúp cho việc tập luyện trên máy mang lại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng

Đại Việt sport chia sẻ hướng dẫn cách sử dụng máy tập chạy bộ cơ giúp cho việc tập luyện trên máy mang lại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.

Đặc điểm của máy chạy bộ cơ là phải dùng chính sức mình để tập luyện không có sự hỗ trợ bài tập lập trình sẵn để vận chuyển băng tải như máy chạy bộ điện. Vì vậy muốn chạy được trên máy cần dùng rất nhiều sức và rất mỏi.

- Giữ cho đôi chân thẳng với hông, chứ không phải phía sau hoặc phía trước. Điều này là cần thiết vì "hiệu ứng thắt lưng," theo đó vành đai của máy chạy bộ giúp bạn di chuyển bằng cách quay ngược trở lại, và đưa chân về phía trước tạo ra một lực phanh phản tác dụng theo hướng ngược lại.

- Hãy nghiêng nhẹ người về phía trước để lực hút trái đất nhẹ nhàng kéo bạn đi theo bước chạy, tiết kiệm được một khối năng lượng khổng lồ trong suốt quá trình chạy.

- Đi, chạy trên bóng bàn chân của bạn sẽ giữ cho bạn giữa vành đai

- Uốn cong đầu gối của bạn khi chạy, và nên duy trì ở mức tối thiểu 70% khả năng chịu đựng tối đa của tim trong khoảng thời gian tập là bài tập tốt cho hệ tim mạch.

- Đáp xuống bằng mũi chân không phải bằng gót chân bạn sẽ cảm thấy ít chấn động hơn và sẽ có thể chạy dài hơi mà không sợ bị đau nhức.

- Hãy dành một chút thời gian để làm quen với máy chạy bộ bạn đang sử dụng, do đó bạn có thể thay đổi tốc độ và nghiêng mà không gặp khó khăn.

- Làm nóng cơ bắp của bạn bằng cách chạy tại chỗ trong vòng ba phút trước khi bắt đầu bài tập chạy bộ của bạn.

- Dần dần tăng cường độ tập luyện của bạn tại mỗi buổi tập.

- Nguội cơ bắp của bạn và làm giảm nhịp tim của bạn bằng cách đi bộ chậm trong vòng ba phút khi muốn ngừng buổi tập

- Khoảng thời gian tốt nhất cho 1 lần tập luyện là từ 30 – 45 phút, khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào sức khỏe cũng như mục đích tập luyện của bạn.

- Quần áo : thông thoáng, không gò bó thấm hút mồ hôi.

- Chọn giầy: Với việc chạy, đi bộ trên máy chạy bộ cơ bạn nên chọn loại đế mêm, chống sốc, khả năng hấp thụ lực khi chạy tốt. Đế giầy nên có rãnh lớn giúp bám đường. Đế giày cong dạng cung sẽ phù hợp với chuyển động của chân.

- Chạy bộ với máy chạy bộ cơ làm mất sức nhiều vì vậy bạn cần luôn để chai nước lọc bên cạnh để có thể bổ sung kịp thời lượng nước bị tiêu hao trong khi tập luyện. Tránh để cơ thể mất nước trong thời gian dài.

- Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn khi bắt đầu hoặc thay đổi một chương trình tập thể dục. Đối với những người cao tuổi không nên mua máy chạy bộ cơ vì như đã nói ở trên máy chạy bộ cơ cần dùng rất nhiều sức và rất mỏi.

Tag: máy chạy bộ cơ, may chay bo dien

Hướng dẫn chạy bộ trên máy

Hướng dẫn chạy bộ trên máy

Nói về chạy bộ thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến máy chạy bộ ở các phòng tập gym, mặc dù dân chạy bộ thường không thích chạy bộ trên máy vì nhiều lý do nhưng với lịch chạy bộ trên máy dưới đây có thể sẽ khiến bạn nghĩ khác.

Hướng dẫn chạy bộ trên máy
Chạy bộ ngoài trời có cái thú vị của nó, bạn có thể ngắm nhìn sông nước, mây trời và không khí trong lành, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro các tai nạn bất ngờ đặc biệt là chạy ngoài trời vào mùa đông không phải là một chuyện thú vị cho lắm với nhiều người.

Chạy bộ trên máy sẽ giải quyết nhiều vấn đề rắc rối đó cho bạn, nó có thể giúp bạn kiểm soát tốc độ chạy, không cần lo lắng đang chạy thì lọt ổ gà, hoặc thậm chí chạy lộn vào khu vực mà bạn…không biết mình đang ở đâu và đặc biệt an toàn với những người có thói quen vừa chạy vừa đeo tai phone nghe nhạc.

Chạy theo nhịp nhạc là một cách chạy rất hay vì nó có thể giúp bạn quên đi cảm giác mệt và tập trung được vào từng bước chạy theo nhịp điệu của âm nhạc và nếu chạy ở ngoài trời không an toàn lắm thì tại sao ta không chạy trong nhà đúng không.

Trước khi vô lịch chạy bộ trên máy này, bạn cần phải xác định được Pace (tốc độ chạy) của bạn thế nào:

  • Chạy nhanh: Là bạn có thể vừa chạy vừa nói được 1 2 từ nhưng không phải là câu hoàn chỉnh
  • Chạy nước nút: Bạn không thể nói và chỉ có thể duy trì trong 30 giây đến 1 phút.
  • Chạy phục hồi: Là tốc độ giữa chạy vừa và nhanh và bạn có thể nói chuyện.

Xem thêm: Dinh dưỡng trong chạy bộ, nên ăn gì và những gì không nên ăn

Chương trình này được tạo ra bởi Lisa Rainsberger – nhà sáng lập Training Goals, Colorado Springs. Chúng ta sẽ thực hiện buổi chạy trong 34 phút, với các phiên tốc độ là 3-2-1.

  • Nếu bạn đang ở cấp độ chạy trung bình: Tăng thời gian khởi động và thời gian colldown lên 10 phút cho mỗi lần chạy trong 44 phút.
  • Nếu bạn ở cấp độ chạy nâng cao: Tăng thời gian khởi động và cooldown và lặp lại 3-2-1 các lần chạy nhanh và phục hồi 3 lần trong 56 phút.
Lịch tập chạy bộ trên máy để cả thiện tốc độ
Thời gian Kiểu chạy
0:01 – 5:00 Khởi động làm nóng
5:01-8:00 Chạy nhanh
8:01-11:00 Chạy phục hồi
11:01-13:00 Chạy nhanh
13:-1-15:00 Chạy phục hồi
15:01-16:00 Chạy nhanh
16:01:17:00 Chạy phục hồi
17:01-29:00 Lặp lại từ 5:01-17:00
29:01-34:00 Chạy Cooldown

Lịch này được tạo bởi Michael Piermarini, giám đốc của Orangetheory Fitness. Chìa khóa để tăng sức mạnh khi chạy đó chính là độ dốc. Chúng ta sẽ thực hiện buổi chạy này trong 28 phút.

Lịch tập chạy bộ trên máy để tăng sức mạnh
Thời gian Kiểu chạy
0:01-5:00 Làm nóng
5:01-6:00 Chạy nhanh với độ nghiêng 2%
6:01-7:00 Chạy nhanh với độ nghiêng 5%
7:01-8:00 Chạy nhanh với độ nghiêng 6%
8:01-9:00 Chạy nhanh với độ nghiêng 8%
0:-1-11:00 Chạy chậm với độ nghiêng 1%
11:01-17:00 Lặp lại từ 5:01-11:00 với độ nghiêng 4-6-8-10 và 1%
17:01-23:00 Lăp lại từ 5:01-11:00 với độ nghiêng 6-8-10-12 và 1 %
23:01-28:00 Chạy cooldown

Chương trình này được tạo ra bởi Matt Nolan, chuyên gia tại Bary Bary Bootcamp, New York. Lịch tập này thiết kế cho người chạy bộ ở cấp độ trung bình đến nâng cao trong 50 phút.

Lịch tập chạy bộ trên máy để đốt mỡ
Thời gian Kiểu chạy
0:01-5:00 Khởi đông
5:01-9:00 Chạy nhanh
9:01-13:00 Chạy phục hồi
13:01-50:00 Lặp lại 4 lần từ 5:01-13:00
45:01-50:00 Cooldown

Chương trình này được tạo ra bởi Hollis Turle, huấn luyện viên chạy bộ được chứng nhận bởi RRCA. Đây là bài tập chạy leo đồi dốc trong 45 phút được thiết kế để mô phỏng việc chạy lên đồi trong khi vẫn giữ được sải chân mạnh mẽ.

Lịch tập chạy bộ trên máy leo dốc
Thời gian Kiểu chạy
0:01-3:00 Khởi động
3:01-8:00 Chạy chậm làm nóng
8:01-9:00 Chạy bộ (7.5-8.5 RPE)
9:01-10:00 Chạy với độ dốc 7%
10:01-12:00 Chạy phục hồi (đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng)
12:01-36:00 Lặp lại từ 8:01-12:00 8 lần
36:01-45:00 Cooldown

Xem thêm: RPE là gì ?

Ở mức độ dốc 1% thì nó tương đương với việc bạn chạy ngoài đường + sức cản không khí. Tất nhiên càng dốc thì nó càng khó, hãy tìm độ dốc phù hợp với bạn.

Cho dù việc chạy đua với cái đứa kế bên mình có sức hấp dẫn khá thú vị nhưng đừng làm thế. Bạn có thể sẽ thất vọng khi chạy giống với đứa bên cạnh bạn vả lại người ta đang luyện tập theo kiểu của người ta, bạn tập theo kiểu của bạn nên đừng bắt chước.

Ngày nay, với các máy chạy bộ hiện đại được tích hợp rất nhiều chương trình chạy bộ được giả lập cho nhiều trường hợp chạy khác nhau, một số có giá trị tích cực, 1 số thì không. Bạn có thể thử để trải nghiệm và tìm ra các cách thức chạy mới cho mình.

9.0

Hướng dẫn chạy bộ trên máy

9.0

Hướng dẫn chạy bộ trên máy

9.2

Hướng dẫn chạy bộ trên máy

8.0

Hướng dẫn chạy bộ trên máy