Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại

Chơi game trên di động luôn mang tới những trải nghiệm mới lạ và vô cùng thú vị, thế nhưng bạn nên chú ý một số vấn đề sau nếu như không muốn thiết bị của mình sớm bị hỏng hóc.

Luôn luôn “nhẹ tay” với thiết bị

Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại

Cho dù bạn sử dụng điện thoại có màn hình cảm ứng, hay là sử dụng bàn phím vật lý, thói quen ấn chặt và mạnh trong quá trình chơi game có thể khiến cho thiết bị của bạn nhanh chóng bị hỏng hóc hơn rất nhiều. Mà dù có chấp nhận điều đó thì phong cách chơi game đầy mạnh mẽ kia cũng không giúp thành tích của bạn được cải thiện. Tinh tế mới là điều cần thiết, chính vì thế hãy thử thay đổi thói quen của mình để bảo vệ thiết bị tốt hơn.

Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể sử dụng một số phụ kiện dành cho việc chơi game trên máy tính, giúp cho việc trải nghiệm game tốt hơn, và nó cũng giúp bạn bảo vệ thiết bị của mình tốt hơn.

Giới hạn âm lượng loa

Không có âm thanh, cuộc chơi có phần nhàm chán hơn rất nhiều, thiết những thiết bị của bạn có thể sẽ nhanh chóng ra đi nếu như bạn sử dụng mức âm lượng quá to khi chơi game.

Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại

Hơn nữa, việc để âm lượng quá to khi chơi game ở chỗ đông người có thể khiến bạn trở thành kẻ bất lịch sự. Hãy giữ mức âm lượng vừa đủ hoặc tắt chúng đi khi chơi game.

Để ý thời gian dùng pin

Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại

Chơi game là một trong những cách làm pin điện thoại tụt nhanh nhất. Chính vì thế, dù đam mê đến mức nào, nhưng nếu như bạn không muốn thiết bị của mình nhanh chóng bị hỏng pin, hay biết dường lại đúng lúc các bạn nhé.

Ngoài những gì mà chúng tôi nói ở trên, bạn cũng có thể sử dụng một số thủ thuật khác như tắt màn hình, loa ngoài hay chức năng rung... sẽ giúp thiết bị của bạn được giảm bớt điện năng tiêu thụ và sử dụng trong thời gian lâu hơn.

Cảnh giác với game lậu

Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại

Game lậu luôn là món ngon khó cưỡng lại được, nhất là với những game thủ “nhà nghèo”. Nhưng đối với những thể loại game này, nó lại chưa đựng nhiều nguy cơ ẩn chưa đằng sau, chính vì thế hãy thật sự cảnh giác với game lậu nhé.

Chú ý tính tương thích

Theo thống kê của công ty phát triển phần mềm di động GetJar cách đây một năm: Chỉ có khoảng 15% người dùng cho biết các game trên thiết bị di động mà họ tải về có thể chơi trơn tru, số còn lại thường gặp vấn đề khi chơi hay thậm chí là không thể chơi được.

Khi quyết định bỏ tiền mua game, người chơi phải chú ý đặc biệt tới tính tương thích của nó với mẫu di động mà mình đang sử dụng. Thông thường thông tin này sẽ được nhà phát triển công bố nhưng bạn cũng cần chủ động tìm hiểu xem: độ phân giải mà game hỗ trợ, phiên bản Java  hỗ trợ (đối với game Java), phiên bản hệ điều hành hỗ trợ (đối với các game phát triển riêng cho smartphone)…

Đừng bỏ qua các game có sẵn

Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại

Mỗi mẫu điện thoại bán ra đều được tặng kèm một vài game mobile. Bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết những tựa game tương tự như thế đang được bán với giá rất đắt ngoài thị trường. Chính vì vậy, hãy chơi nhiệt tình những sản phẩm hấp dẫn do nhà sản xuất "cho không biếu không" trước đi nhé.

Tận dụng nguồn game free

Chúng tôi cũng đã từng nói đến vấn đề game miễn phí, chúng miễn phí không phải là chúng có chất lượng kém, hay không được các nhà phát triển quan tâm, chúng vẫn có thể kiếm rất nhiều tiền cho các nhà phát triển bởi quảng cáo, chính vì thế, những game miễn phí cũng được chăm chút không kém gì so với những game mất phí, bạn cứ thử chơi một game nào đó xem, chúng tôi nghĩ bạn vẫn có thể hài lòng với nó.

Các bạn có thể xem thêm 10 tựa Game miễn phí hot nhất cho điện thoại Android để có những trải nghiệm game đầy thú vị. Chúc các bạn chơi game vui vẻ mà vẫn bảo vệ được điện thoại một cách tốt nhất.

Video giới thiệu HTC One M7 có thể bạn quan tâm:

Nếu chọn mua điện thoại cao cấp để chơi game, bạn không thể bỏ qua chiếc điện thoại Bphone với cấu hình hấp dẫn cho khả năng xử lý đồ họa vô cùng mượt mà.

Việc ngồi liên tục một chỗ khi chơi game trên điện thoại di động có thể khiến chúng ta mắc phải các vấn đề về xương khớp như đau lưng, vai, đau cổ, đau đầu… Thậm chí, nó còn có thể gây đau và tổn hại nghiêm trọng đến cột sống.


Đặc biệt, khi chơi game trên điện thoại, các bạn thường phải lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím mà không thay đổi tư thế cho các ngón tay. Điều này có thể gây ra nhiều tổn thương đến đôi tay của chúng ta như co cứng xương, khó cử động ở các tư thế khác, tổn thương gân duỗi ngón cái… Về lâu dài, nó có thể gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động của chúng ta.


Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại


Ảnh hưởng đến mắt


Khi chơi game trên điện thoại di động, mắt chúng ta sẽ phải điều tiết nhiều hơn cả khi xem TV hay làm việc với máy tính. Nguyên nhân là do màn hình của điện thoại nhỏ hơn rất nhiều lần và khi chơi game, các bạn sẽ phải “dán” mắt vào màn hình trong một thời gian khá lâu.


Điều này có thể gây nên các triệu chứng như mỏi mắt, mắt nhìn mờ đi, nhức đầu… Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta mắc phải các căn bệnh về mắt như cận thị, loạn thị…


Tổn hại đến tim mạch và não bộ


Trên thực tế, khi chơi game quá nhiều, nhất là chơi game trên điện thoại, chúng ta có thể bị mất ngủ vì có thể chơi mọi lúc, mọi nơi, lười vận động khiến sức khỏe suy giảm, thậm chí là suy kiệt, phản ứng chậm hơn trước… Nếu không được điều chỉnh kịp thời, nó có thể dẫn đến các căn bệnh về tim và não.


Nguy hiểm hơn, việc chơi game trên điện thoại quá nhiều còn có thể gây rối loạn chức năng sinh lý, rối loạn tâm thần, gây đột quỵ… thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong nữa đấy!


Hướng dẫn chơi game nhiều có hại điện thoại


Các căn bệnh tâm lý


Khi quá mải mê với các trò chơi trên điện thoại, chúng mình sẽ không còn thời gian dành cho các hoạt động khác như thư giãn, chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoài trời… Điều này dễ dẫn đến trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, đầu óc mu muội, uể oải…


Thậm chí, nếu tiếp xúc với các trò chơi, hình ảnh bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi, các bạn có thể bị tê liệt cảm xúc, rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh, trầm cảm… Nó không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn tác động đến hành vi của chúng ta, gây nguy hiểm cho chính bạn và cho cả những người xung quanh.