Hướng dẫn trò chơi làm bánh trung thu

Tuy nhiên, nếu ngày Trung thu mà không có các hoạt động vui chơi thì sẽ thật tẻ nhạt phải không nào? Vì thế, hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu các trò chơi Trung thu cũng như những hoạt động ý nghĩa ngày Trung thu cho bé ở nhà vẫn có kỷ niệm đáng nhớ bạn nhé!

Ý nghĩa ngày Trung thu – ngày Tết thiếu nhi

Trung thu được biết đến như ngày Tết đoàn viên và cũng là ngày Tết thiếu nhi – một ngày đặc biệt dành cho trẻ em tại Việt Nam. Đây là một dịp để cả gia đình cùng quây quần bên nhau, ngắm trăng, thưởng trà, ăn bánh trung thu và tham gia những hoạt động ý nghĩa như múa lân, hát Trống Quân, rước đèn ông sao,…

Trong ngày này, trẻ em sẽ cùng với anh chị em trong gia đình và bạn bè của mình tổ chức các trò chơi trung thu, từ đó để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho tuổi thơ thêm ý nghĩa.

Gợi ý các trò chơi trung thu tại nhà vui, đáng nhớ

1. Làm bánh trung thu

Bánh trung thu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong ngày đoàn viên. Nếu hằng năm đều đặt trước bánh trung thu, năm nay mẹ có thể hướng dẫn cho bé cách làm và sau đó tổ chức thi đua giữa các thành viên trong gia đình xem ai làm bánh nhanh hơn, khéo tay hơn. Bạn có thể khuyến khích tất cả các thành viên trong gia đình tham gia trò chơi trung thu này cùng bé.

Hoạt động này không chỉ giúp rèn luyện cho bé kỹ năng nấu ăn, giúp con hiểu thêm về cách làm bánh trung thu mà còn giúp gia đình có một khoảng thời gian bên nhau. Hơn nữa, thi đua làm bánh trung thu được xem là một trò chơi trung thu để tăng sự sáng tạo của bé, giúp con chế biến thức ăn từ nhiều công thức khác nhau.

Hướng dẫn trò chơi làm bánh trung thu

2. Làm lồng đèn trung thu

Những chiếc lồng đen pin phát nhạc đã quá quen thuộc và có phần nhàm chán? Bạn có thể bày ra trò làm lồng đèn trung thu như một trò chơi trung thu để bé không còn nhàm chán trong những ngày này, khi phải ở nhà quá lâu. Chắc chắn bé sẽ rất tự hào và vui sướng khi được cầm trên tay chiếc lồng đèn do chính mình làm nên.

Một số cách làm lồng đèn đơn giản mà bạn có thể hướng dẫn cho bé như sau:

Làm lồng đèn bằng giấy

Chắc hẳn nhà nào có trẻ con cũng có những tờ giấy thủ công đủ màu sắc phải không nào? Hoặc bạn có thể tận dụng giấy báo, tạp chí để cùng bé làm lồng đèn đấy nhé. Dụng cụ chuẩn bị vô cùng đơn giản, chỉ cần giấy bìa nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán là được.

Với cách làm lồng đèn này, cần gấp đôi tờ giấy, lấy thước để đo và vẽ những đường thẳng song song rồi cắt theo những đường đã vẽ. Cuộn giấy lại và dán nối 2 mép đầu, cuối với một đoạn giấy là đã có một chiếc lồng đèn xinh xắn rồi. Đừng quên lấy thêm một miếng giấy mỏng dài để làm quai xách cho lồng đèn nhé!

Hướng dẫn trò chơi làm bánh trung thu

Làm lồng đèn bằng lon sữa bò

Một trò chơi Trung thu độc đáo, thú vị và cũng là trò chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam chính là dùng lon sữa bò để tái chế thành lồng đèn. Cách làm vô cùng đơn giản.

Đầu tiên, bạn cần hướng dẫn bé rửa sạch lon sữa rồi lấy bút lông vẽ hình ảnh lên giấy. Sau đó, cố định giấy lên thân lon sữa rồi dùng đầu kéo hoặc đinh để đục lỗ nhỏ theo hình dạng đã vẽ lên lon sữa. Đừng quên đục thêm hai lỗ nhỏ để móc dây cầm vào lon sữa bạn nhé! Cuối cùng, bạn có thể hướng dẫn bé dùng sơn màu để trang trí thân lồng đèn theo ý thích của mình.

Ngoài ra, trò chơi Trung thu này còn có thể sử dụng nhiều loại chất liệu khác như que kem, lon bia, chai nhựa,….

3. Làm nhà hoặc mô hình từ bánh kẹo, hoa quả

Một hoạt động không thể thiếu cho những ngày Trung thu chính là bày mâm cỗ và phá cỗ. Sau khi phá cỗ xong, bạn có thể bày cho bé trò chơi xây nhà hoặc xây các mô hình từ bánh kẹo, hoa quả. Trò chơi Trung thu này tưởng chừng đơn giản nhưng lại khuyến khích bé rèn luyện tính kiên nhẫn, khéo léo của mình.

Hơn nữa, bé sẽ học được cách sáng tạo và suy nghĩ logic hơn trong việc nghĩ ra mô hình trong đầu và tìm cách để “hiện thực hóa” mô hình của mình. Những hoạt động này sẽ thú vị hơn nếu có nhiều người tham gia. Vì thế, bạn hãy chơi cùng với bé và rủ các thành viên trong gia đình cùng tham gia bạn nhé!

Hướng dẫn trò chơi làm bánh trung thu

4. Vẽ tranh Trung thu

Với các bé gái hoặc các bé yêu thích hội họa, bạn có thể chuẩn bị sẵn giấy trắng, cọ vẽ và màu để con có thể vẽ tranh trung thu theo trí tưởng tượng của mình. Hoặc bạn cũng có thể cùng bé chơi trò mẹ miêu tả một nhân vật nổi tiếng trong ngày Trung thu nhưng không nói tên, bé dựa theo lời kể của mẹ và vẽ hình xem mình có đang hiểu đúng ý mẹ hay không. Trò chơi Trung thu này sẽ tăng cường sự hợp tác giữa mẹ và bé, giúp hai mẹ con thêm khắn khít và hiểu ý nhau.

Nếu bé không quá khéo tay hoặc không thích vẽ mà chỉ thích tô màu, bạn có thể in tranh sẵn để bé tô màu bạn nhé!

Hướng dẫn trò chơi làm bánh trung thu

Bên cạnh việc cùng bé tham gia những trò chơi Trung thu, bạn cũng nên dành thời gian để tâm sự cùng con về ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này cũng như cho con hiểu được, Trung thu không chỉ là dịp để vui chơi mà còn là Tết đoàn viên. Do đó, mỗi năm vào dịp Trung thu, các thành viên trong gia đình cần dành thời gian sum họp với nhau để trò chuyện, tâm sự, chia sẻ mọi vui buồn. Hãy để con có thể cảm nhận trọn vẹn nhất hương vị của ngày Trung thu bạn nhé.

Đừng để Covid hay giãn cách xã hội làm cản trở niềm vui đón Trung thu của bé. Thay vào đó, chúng ta có thể sáng tạo những trò chơi Trung thu phù hợp để bé chơi cùng với gia đình, giúp con đón Trung thu một cách đặc biệt hơn nhưng không kém phần đáng nhớ. Và đừng quên theo dõi Tạp chí Mẹ và Con để khám phá nhiều trò chơi cho bé bạn nhé!