Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Huyện Ba Vì nằm phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện có tổng diện tích 424 km2, dân số hơn 30 vạn người. Chủ yếu là người dân tộc Kinh, Mường, Dao; số ít còn lại là người dân tộc thiểu số khác.

Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội ngày 01 tháng 8 năm 2008. Toàn huyện hiện có 30 xã, 01 thị trấn. Trong đó, có 07 xã miền núi, 01 xã giữa sông Hồng.

Ba Vì có địa hình thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi chiếm 46,5% diện tích toàn huyện, thuộc toàn bộ Vườn Quốc gia Ba Vì và 7 xã miền núi; Vùng đồi gò chiếm 34,7% diện tích toàn huyện và Vùng đồng bằng ven sông Hồng chiếm 18,5% diện tích toàn huyện. Khí hậu ở Ba Vì mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6oC. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8oC.

Diện tích rừng của Ba Vì hiện có7.690,30 ha trong đó: diện tích rừng đặc dụng là 6.110,06 ha; diện tích rừng sản xuất là 1.580,24 ha. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì. Theo các nhà thực vật học Việt Nam ước, rừng ở Ba Vì có khoảng 2000 loại, gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ  nghiêm ngặt. Động vật có 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.

Toàn huyện Ba Vì, xung quang gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà đã tạo cho huyện có được mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo. Ngoài ra, trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh ... Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh một vùng non nước. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hưu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.

Giao thông ở Ba Vì có hệ thống đường thủy, đường bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo Quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc; đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Nối liền bởi các cây cầu gồm: Cầu Trung Hà là cây cầu bắc qua hạ lưu sông Đà, nối thôn Trung Hà, xã Thái Hòa và thôn Hạ Nông, xã Hồng Hà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Cầu nằm trên Quốc lộ 32; Cầu Đồng Quang bắc qua Sông Đà kết nối đường tỉnh lộ 414 với tỉnh lộ 317 (kết nối từ Đá Chông Ba Vì - Hà Nội với xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Cây cầu đã kết nối Hà Nội với Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc, kết nối địa danh Đá Chông – K9, Ba Vì thiêng liêng với vùng đất tổ Hùng Vương. Với cây cầu này, khoảng cách di chuyển từ Hà Nội tới quần thể du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy chỉ còn khoảng 1 giờ chạy xe và thời gian di chuyển từ Hà Nội theo trục Đại lộ Thăng Long - Làng văn hóa các dân tộc - Tỉnh lộ 414 - Đá chông Ba Vì - Vườn vua Resort giờ chỉ còn 50 phút với khoảng cách 65km; Cầu Văn Lang (Ba Vì - Việt Trì) bắc qua sông Hồng kết nối hoàn thiện mạng lưới giao thông trong vùng, mở ra cửa ngõ phía Nam của thành phố Việt Trì để kết nối giao thông thông suốt, thuận giữa thành phố Việt Trì và khu vực phía Tây thành phố Hà Nội và rút ngắn khoảng cách từ thành phố Việt Trì với Ba Vì. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A, B, C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà ... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Ba Vì là vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa lâu đời mang đặc trưng của các dân tộc Kinh, Mường, Dao và các dân tộc khác. Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản Viên và thần Sông nước (sông Đà).Đặc biệt ngày 30/01/2018 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận “Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh tại Ba Vì” là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử mà điển hình là: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng (Bắc Cung), Đền Và - Sơn Tây (Đông Cung), Đền Bố - Tản Lĩnh (Nam Cung), Đền La Phù - Phú Thọ (Tây Cung), …

Đến năm 2022, Ba Vì có 397 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, được phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch sử này phần lớn có kiến trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hoá như: đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, khu di tích K9. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia như: Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia, Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa học đánh giá là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại 1531- thời Nhà Mạc.

Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Ba Vì còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối  Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh Cách mạng, nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Với những thành tích đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Tổng kết năm 2021, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 12.100 tỷ đồng chiếm 42% cơ cấu kinh tế. Có 30/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; toàn huyện có 101 sản phẩm OCOP. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng là Chè diện tích 1.550 ha, sản lượng đạt 16.275 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 28.000 tấn/năm.

Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng đạt 6.500 tỷ đồng chiếm 23% cơ cấu kinh tế. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 17 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.

Huyện Ba Vì thuộc nhóm đạt nào của thành phố

Thương mại, dịch vụ, du lịch ước đạt 10,020 tỷ đồng chiếm 35. Doanh thu du lịch đạt trên 110 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.

Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 72 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 31/31 trạm Y tế có Bác sỹ, 31/31 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Về văn hóa đã có 143 làng đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển; Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, vững mạnh, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc được sự quan tâm  giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy, HĐND, UBND và các Sở ban ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã đề ra. Xây dựng Ba Vì trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Ban Biên tập