Huyết áp của trẻ em bao nhiêu la bình thường

Cha mẹ cần nắm rõ các chỉ số huyết áp của con để đánh giá tình trạng sức khỏe của các bé, tránh những nguy hại có thể xảy ra khi huyết áp thay đổi. Vậy huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu thì được cho là khỏe mạnh? Làm cách nào để xác định huyết áp của trẻ có bất thường hay không? Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết dươi đây.

1. Huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu?

Theo các bác sĩ, chỉ số huyết áp của trẻ sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và chiều cao của các bé. Huyết áp sẽ tăng dần theo độ tuổi và chiều cao. Bên cạnh đó, huyết áp ở nam giới sẽ cao hơn so với nữ giới. Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên thường xuyên đo huyết áp cho con khi bé bắt đầu được 3 tuổi. Để biết được huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu, bạn có thể theo dõi trong bảng dưới đây:

Độ tuổi Chỉ số huyết áp bình thường của trẻ
1 – 12 tháng tuổi từ 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg
1 – 4 tuổi từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg
3 – 5 tuổi từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg
6 – 13 tuổi từ 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg
13 – 18 tuổi 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg

Huyết áp bình thường của trẻ em sẽ thấp hơn so với người trưởng thành và thay đổi liên tục. Theo các bác sĩ, nếu huyết áp của trẻ cao hơn bình thường trong ba lần khám liên tiếp thì cần phải làm thêm các xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp.

2. Chỉ số huyết áp bất thường ở trẻ em

Để xác định chỉ số huyết áp của trẻ em có bất thường hay không, cah mẹ cần nắm được huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu, đồng thời cần so sánh với những trẻ khác có cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao. Huyết áp cao hơn hoặc thấp hơn so với huyết áp bình thường đều được cho là huyết áp bất thường. Hai tình trạng huyết áp bất thường ở trẻ em gồm: huyết áp cao và huyết áp thấp.

2.1. Huyết áp cao

Tăng huyết áp ở trẻ em

Cao huyết áp ở trẻ em không giống như cao huyết áp ở người lớn. Nếu huyết áp của trẻ bằng hay cao hơn 95% so với huyết áp của những trẻ khác có cùng giới tính, độ tuổi, chiều cao thì được xác định là huyết áp cao. Cụ thể, huyết áp cao được xác định với mỗi độ tuổi như sau:

  • Trẻ em từ 3- 6 tuổi: Huyết áp trên 116/76 mmHg
  • Trẻ em từ 7- 10 tuổi: Huyết áp trên 122/78 mmHg
  • Trẻ em từ 11- 13 tuổi: Huyết áp trên 126/82 mmHg
  • Trẻ em từ 14- 16 tuổi: Huyết áp trên 136/86 mmHg
  • Trẻ em từ 16- 19 tuổi: Huyết áp trên 120/81 mmHg

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát: Tình trạng tăng huyết áp này tự xảy ra và không xác định được nguyên nhân. Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát thường xảy ra với trẻ từ 6 tuổi trở lên là chủ yếu. Một số nguy cơ gây tăng huyết áp nguyên phát bao gồm: Thừa cân béo phì, tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc có đường huyết lúc đói cao, cholesterol trong máu cao, ăn mặn, ít vận động…
  • Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát: Đa phần nguyên nhân đều do các bệnh lý gây nên, bao gồm các bệnh lý về thận, tiết niệu như viêm thận, viêm cầu thận mạn, thận đa nang… Các bệnh về tim mạch như tắc tĩnh mạch thận, viêm mạch, hẹp động mạch chủ…  Các bệnh về thần kinh như tổn thương não tồn dư, liệt tứ chi… Các bệnh về nội tiết như cường giáp, cường thận giáp, hội chứng Cushing….Trẻ mặc hội chứng ngưng thở khi ngủ….

Ảnh hưởng: Khi bị cao huyết áp nặng, trẻ có thể gặp các biến chứng như: co giật, suy tim, phì đại tâm thất trái, tổn thương mạch máu và võng mạc, suy thận, tai biến mạch máu não, ….Nếu trẻ bị cao huyết áp nhẹ nhưng kéo dài mà không được điều trị hiệu quả thì sẽ trở thành mãn tính, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ khi trưởng thành…

Điều trị:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa. Nên tăng cường rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Không để trẻ ăn quá mặn trong khẩu phần ăn.
  • Tăng cường vận động thể dục, thể thao ở trẻ: Mỗi ngày nên cho trẻ tập thể thao, vận động ít nhất 1 tiếng trở lên. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ vận động tăng sức bền như chạy bộ với tần suất khoảng 3 lần/tuần.
  • Sử dụng thuốc đặc trị tăng huyết áp ở trẻ: Bao gồm một số loại thuốc như: thuốc  ức chế beta, thuốc ức chứ men chuyển angiotensin, thuốc lợi tiểu… Thuốc đặc trị tăng huyết áp ở trẻ phải được chỉ định bởi bác sĩ và được điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ.
  • Tránh khói thuốc lá vì khói thuốc gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu

2.2. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp ở trẻ

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp thấp hơn chỉ số huyết áp bình thường của trẻ theo độ tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao. Khi bị huyết áp thấp nghĩa là các cơ quan như tim, não và một số cơ quan khác của cơ thể không nhận đủ máu.

Nguyên nhân: Do mất nước, sử dụng một số loại thuốc làm giãn mạch máu khiến cho huyết áp giảm, thiếu máu do thiếu sắt, suy tuyến thượng thận ở trẻ. Do thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi nằm hoặc ngồi một lúc lâu. Ngoài ra, sốc cũng là nguyên ngân gây huyết áp thấp, khi đó chỉ số huyết áp chỉ ở mức tối thiểu, không đủ để duy trì sự sống….

Ảnh hưởng:  Huyết áp thấp ở trẻ kéo dài và không được điều trị sẽ gây ra một số biến chứng như: ngất xỉu, suy giảm trí nhớ, gây nhồi máu cơ tim, suy giáp, suy giảm van tim…

Điều trị: Điều trị huyết áp thấp ở trẻ cần dựa vào nguyên nhân và các triệu chứng. Đa phần huyết áp thấp ở trẻ có thể điều trị tại nhà với các cách sau:

  • Huyết áp thấp do mất nước: Tình trạng này khá nhẹ, có thể điều trị bằng cách bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể.
  • Huyết áp thấp do sử dụng một số loại thuốc: Thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang loại thuốc điều trị khác. Cha mẹ không nên tự ý ngừng thuốc của trẻ mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Hạ huyết áp do sốc: Đây là tình trạng nặng nên trẻ cần được chăm sóc y tế với các biện pháp như: truyền máu, sử dụng thuốc để giúp tim và huyết áp khỏe mạnh hơn.

3. Phương pháp đo huyết áp cho trẻ nhỏ

Phương pháp đo huyết áp cho trẻ nhỏ 

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để theo dõi huyết áp bình thường của trẻ em, các bậc cha mẹ cần thường xuyên đo huyết áp cho trẻ. Hiện nay có một số phương pháp đo huyết áp cho trẻ nhỏ được sử dụng dưới đây:

  • Phương pháp Doppler: Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò trên cổ tay để nhận sóng siêu âm và phát hiện chuyển động của thành trong động mạch. Phương pháp đo này cho độ chính xác cao, đo được hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
  • Đo bằng Pulse Oxymeter: Đo huyết áp ở cổ tay nằm gần với đầu dò trên cùng tay của trẻ. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ đo được huyết áp tâm thu, không đo được huyết áp tâm trương. Cách đo này chỉ áp dụng khi không thể đo được bằng phương pháp đo bằng dao động kế hoặc phương pháp catheter động mạch rốn.
  • Phương pháp đo bằng dao động kế: Đo huyết áp theo cách này sẽ thể hiện số đo trên màn hình monitor. Phương pháp đo này không chạm sâu vào trong cơ thể trẻ, cho kết quả kèm theo các thông số khác. Phương pháp đo huyết áp này dễ thực hiện nhất và có độ chính xác cao.
  • Đo huyết áp bằng Catheter động mạch rốn: Đây là phương pháp được xem như chuẩn vàng để đo huyết áp cho trẻ sơ sinh. Phương pháp này được chỉ định trong một số trường hợp trẻ sơ sinh cần theo dõi sát sao ở phòng cấp cứu sơ sinh (NICU).
  • Máy đo huyết áp thông thường với băng quấn, ống nghe, bắt mạch, ửng đỏ: Huyết áp của trẻ sơ sinh có thể đo được nếu sử dụng ống nghe thích hợp. Huyết áp tâm thu được đo bằng cách bắt mạch. Băng quấn sẽ sử dụng loại dành riêng cho trẻ sơ sinh, quấn ngang một chi của trẻ  sao cho phần chi phía dưới băng quấn hơi thiếu máu (phần chi này nhạt màu hơn phần chi bên trên băng quấn). Khi băng quấn được xả hơi, bác sĩ sẽ ghi nhận số đo huyết áp khi phần chi bên dưới có màu ửng đỏ.

Hiện nay, hai phương pháp đo huyết áp cho trẻ sơ sinh được ưa chuộng nhất là đo qua catheter động mạch rốn và dao động kế.

Quan tâm đến những kiến thức về huyết áp bình thường của trẻ em là điều mà cha mẹ cần thưc hiện. Thông qua đó, cha mẹ có thể biết được tình trạng sức khỏe tim mạch của con mình như thế nào và có cách phòng tránh, điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin mà Shop Nhật Bản chia sẻ có ích với bạn trong việc chăm sóc con trẻ.

Video liên quan

Chủ đề