Kế toán trưởng có được bổ nhiệm trưởng phòng không

nhà nước là 5 năm, sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng. Hiện không quy định thời gian tối đa giữ chức danh kế toán trưởng.

Theo phản ánh của bà Phạm Minh Thư, Công ty bà là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, hoạt động về lĩnh vực thủy lợi.

Kế toán trưởng của Công ty bà, được bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu vào ngày 1/10/2008, thời hạn bổ nhiệm 5 năm. Đến ngày 1/10/2013, tiếp tục được bổ nhiệm lại chức danh kế toán trưởng, thời hạn 5 năm. Thời gian giữ chức danh kế toán trưởng của trường hợp này tính đến 30/9/2018 là tròn 10 năm (2 nhiệm kỳ).

Qua hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Thư hỏi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được phép tiếp tục ra quyết định bổ nhiệm lại chức danh kế toán trưởng cho trường hợp này từ tháng 10/2018 nữa hay không, hay phải điều động sang một vị trí công tác khác? Có văn bản nào quy định về thời gian tối đa giữ chức vụ kế toán trưởng của công ty TNHH MTV không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 97/2-15/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH MTV mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định: “Người quản lý doanh nghiệp khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định phải tiến hành quy trình xem xét, bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ tại một tập đoàn, tổng công ty, công ty”.

Như vậy, tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP chỉ quy định việc bổ nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ tại một tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán thì thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước là 5 năm, sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng. Nghị định này không quy định thời gian tối đa giữ chức danh kế toán trưởng.

Bà Lan hỏi, mức phụ cấp chức vụ bà được hưởng là bao nhiêu và có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp bà Lan như sau:

Căn cứ mục 1 Phần V Thông tư số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ thì kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại mục 1 Phần I, điểm 2.1 mục 2 Phần I của Thông tư này (trong đó có đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí; đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu - chi) được hưởng mức phụ cấp chức vụ tính bằng mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng (Trưởng ban) của đơn vị, cộng thêm phụ cấp trách nhiệm công việc ở mức 1 hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung.

Trường hợp bà Trần Thị Lan Hương là Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ tại một đơn vị sự nghiệp công lập đang hưởng mức phụ cấp chức vụ trưởng phòng hệ số 0,3. Theo quy định tại mục 1 Phần V Thông tư số 50/2005/TTLT/BTC-BNV nêu trên, từ khi được bổ nhiệm kế toán trưởng, bà được hưởng mức phụ cấp chức vụ tính bằng mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng của đơn vị, cộng thêm phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,1. Mức phụ cấp kế toán trưởng của bà Hương là 0,3 0,1 = 0,4.

Căn cứ điểm c, khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

Trường hợp bà Hương, được bổ nhiệm kế toán trưởng nhưng vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức danh trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ trong cùng một đơn vị, thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ cao nhất là phụ cấp chức vụ kế toán trưởng

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định về khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó quy định đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 cũng quy định người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức.

Tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

"2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)."

Phó trưởng phòng của đơn vị sự nghiệp công lập có được làm kế toán trưởng không?

Phó trưởng phòng của đơn vị sự nghiệp công lập có được làm kế toán trưởng không?

Về điều kiện để được bố trí kế toán trưởng thì có quy định như sau:

Căn cứ Điều 51 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán, cụ thể:

"Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán."

Căn cứ Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán, cụ thể:

"Điều 52. Những người không được làm kế toán
...
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
..."

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kế toán 2015 có hướng dẫn thêm những người không được làm kế toán trong trường hợp :

"Điều 19. Những người không được làm kế toán
...
3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa."

Căn cứ Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, cụ thể:

"Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán."

Như vậy, nếu phó trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập là người quản lý theo những quy định nếu trên thì thuộc trường hợp không được làm kế toán trưởng. Ngược lại, nếu không phải là người quản lý và không thuộc các đối tượng không được làm kế toán theo quy định và đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì có thể được bổ nhiệm kế toán trưởng.

Về nguyên tắc, Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Bạn có thể đối chiếu các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp do cơ quan chủ quản ban hành và nội quy làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó xác định được trong trường hợp của bạn, phó phòng có phải là người quản lý không.

Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm không?

Trong trường hợp của bạn, nếu xác định được phó trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập của bạn không phải là người quản lý và đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn được bổ nhiệm kế toán trưởng. Vậy phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng được quy định như sau:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà kế toán nhà nước. cụ thể:

"Điều 10. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng
1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.
..."

Như vậy, trường hợp bạn là phó phòng của đơn vị và nếu được bổ nhiệm kế toán trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm kế toán trưởng theo quy định hiện hành.

Kế toán trưởng và Trưởng phòng kế toán ai lớn hơn?

Trưởng phòng kế toán và kế toán trưởng đều đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý và theo dõi hoạt động tài chính của công ty. Tuy nhiên, trưởng phòng kế toán có trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý và chỉ đạo toàn bộ bộ phận kế toán.

Những ai không được làm kế toán trưởng?

Những đối tượng không được làm kế toán trưởng – Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Kế toán trưởng chi nhánh do ai bổ nhiệm?

Theo đó, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng. - Đơn vị kế toán thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách trung ương: việc bổ nhiệm kế toán trưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm gì?

Kế toán trưởng là người trực tiếp giám sát hoạt động của doanh nghiệp: Xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Giải quyết các vấn đề tài chính; tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.

Chủ đề