Khả năng cảm âm tuyệt đối là gì

Nếu bạn đam mê âm nhạc và từng tìm hiểu sơ qua về bộ môn nghệ thuật này, chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc đọc ở đâu đó rằng khả năng cảm âm tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và sáng tác nhạc của bạn. Vậy thực chất cảm âm là gì, nó có những đặc điểm nào, cảm âm tốt là bẩm sinh hay do luyện tập, và nếu luyện thì đâu là cách luyện hiệu quả? Cùng Piano Sinh Viên tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

CẢM ÂM LÀ GÌ?

Cảm âm được hiểu đơn giản là việc cảm nhận âm thanh, tính chất âm thanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của âm, gồm: âm lượng (amplitude), cao độ (pitch), trường độ (rhythm), màu sắc (timbre) Cảm âm trong âm nhạc là sự cảm nhận những yếu tố trên nhưng thường được chú trọng chính vào trường độ và cao độ.

Cảm âm được chia thành 2 loại là cảm âm tự nhiên và cảm âm tập luyện. Trong cảm âm tự nhiên lại được chia thành 2 loại là cảm âm tuyệt đối (perfect pitch) và cảm âm tương đối (relative pitch).

Cảm âm tự nhiên

Cảm âm chỉ là một kỹ năng tự nhiên trong các kỹ năng tự nhiên có liên quan đến âm nhạc của con người. Mỗi người sinh ra có một khả năng cảm âm khác nhau. Có người yếu nhưng có người mạnh, một số ít trường hợp có cảm âm tuyệt đối.

Cảm âm tương đối (Relative pitch)

Hầu hết người bình thường đều có cảm âm tương đối. Cảm âm tương đối để xác định một nốt bất kì là gì. Người nghe cần phải nghe 1 nốt khác (reference note) để làm cột mốc nhận ra nốt đó hoặc khoảng cách giữa nốt đó và reference note.

Cần phải có một loại thiết bị, nhạc cụ để xác định được độ cao của một nốt bất kỳ. Trong đầu bạn sẽ không thể xác định chính xác một nốt tự nhiên.

Cảm nhận tự nhiên tương đối có thể được tập luyện để cải thiện. Nếu có cảm âm tương đối nhưng không tập luyện thì rất ít người có thể cảm âm tốt được.

Cảm âm tuyệt đối (Absolute pitch/perfect pitch)

Những người có cảm âm tuyệt đối là người có khả năng thiên bẩm. Khoa học ước tính trong khoảng 10000 người chỉ có 1 người có khả năng cảm âm tuyệt đối.

Cảm âm tuyệt đối là khả năng đặc biệt của một người không cần cột mốc, nhạc cụ nào mà vẫn có thể xác định được đúng cao độ của một nốt bất kì khi nghe. Họ cũng có thể hát lại được một nốt bất kì nào đó đúng cao độ.

Cảm âm tuyệt đối có 2 dạng, một là bẩm sinh, sinh ra đã có và tồn tại suốt đời. Một loại khác có được là do nghe nhạc, học nhạc có kế hoạch từ rất sớm để duy trì được khả năng cảm âm tuyệt đối.

Đa số những người có khả năng cảm âm tuyệt đối không bao giờ hát lạc giọng khi xướng âm. Trong trí nhớ của họ đã in vào cao độ của từng nốt nhạc.

Cảm âm tuyệt đối cũng có nhiều mức độ khác nhau và có thể luyện tập để tăng thêm.

Tuy nhiên, nhược điểm của những người có khả năng cảm âm tuyệt đối là rất khó để chuyển đổi linh hoạt. Họ nhìn vào sheet nhạc nốt Rê là nốt Rê. Nếu kêu họ nhìn nốt Rê mà đánh nốt Đô thì họ cực kỳ khó chịu và những nhạc cụ bị lạc chưa lên dây cũng gây khó chịu cho họ.

Một số nhạc sĩ như Beethoven mặc dù bị điếc nhưng do có cảm âm tuyệt đối nên vẫn sáng tác được hay vì trong đầu họ dường như luôn có sẵn một cây piano rồi.

Cảm âm thông qua luyện tập

Hầu hết con người đều có khả năng cảm âm tương đối nên hoàn toàn có thể luyện tập được.

Các trường nhạc cổ điển đều dạy luyện cảm âm, bởi đây là một trong những kỹ năng cơ bản của một nghệ sĩ. 4 kỹ năng chính bao gồm: luyện cảm âm, luyện xướng âm, lý thuyết nhạc và lý thuyết hóa âm, luyện trường âm. 3 kỹ năng cảm âm, xướng âm và trường âm có liên quan chặt chẽ với nhau.

CÁCH TĂNG KHẢ NĂNG CẢM ÂM HIỆU QUẢ

Để tăng khả năng cảm âm, việc luyện tập thường xuyên mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng. Để tăng khả năng cảm âm, bạn cần:

  • Nghe những bài hát đơn giản, tập trung vào giai điệu, nốt nhạc, âm sắc, cường độ và kiểm tra nốt nhạc chính xác.
  • Nghe một ca khúc nhiều lần, điều chỉnh âm lượng để nghe rõ được lời bài hát hơn.
  • Làm quen nhạc lý cơ bản để đọc những nốt nhạc trong một bản nhạc dễ dàng hơn.

CÁCH CẢM ÂM MỘT BÀI HÁT

Muốn cảm âm một bài hát tốt hơn, bạn nên thực hiện các bước dưới đây.

Nắm vững được kiến thức nhạc lý

Nhạc lý là nền tảng để có thể đọc được những nốt nhạc, ký hiệu hợp âm, tên cao độ trong âm nhạc.

Tự điều chỉnh dây Tune

Việc cảm âm đối với những nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ dễ dàng hơn, nhờ vậy họ có thể tự lên dây tune qua cách nghe bằng tai.

Chỉ cần đánh một dây đàn/nốt nhạc là bạn có thể biết được dây/nốt đó có đúng không và tự điều chỉnh lại.

Tập dò hợp âm trên các tone

Để dò hợp âm trên các tone bạn có thể sử dụng internet bằng cách đánh các tone để làm quen và thuộc các hợp âm.

Luyện tập mỗi ngày

Có thể tự chơi, tự hát hàng ngày sẽ giúp bạn luyện các tone giọng liên tục để chơi đàn theo tốt hơn. Kiên trì luyện tập chắc chắn sẽ cho bạn kết quả bất ngờ.

Trên đây là những thông tin mà Piano Sinh Viên chia sẻ với bạn về cảm âm. Hy vọng những thông tin này giúp bạn biết thêm được nhiều kiến thức về cảm âm và có thể biết cách luyện cảm âm để chơi đàn tốt hơn.

Video liên quan

Chủ đề