Khám glocom ở đâu

Glôcôm (còn gọi là thiên đầu thống) là một bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, trên lâm sàng, biểu hiện đặc trưng bởi tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và thường liên quan đến một tình trạng nhãn áp cao.

Đây là một bệnh thường gặp, mang tính xã hội cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà ở hầu hết các khu vực trên thế giới, thường chỉ đứng sau đục thể thủy tinh. Bệnh nguy hiểm ở chỗ không có thuốc điều trị hoặc phẫu thuật nào có thể phục hồi được những tổn thương chức năng và thực thể do glôcôm gây ra.

Đối tượng khám chính: Những người bị glôcôm, những người có nguy cơ cao bị glôcôm (gia đình có người bị glôcôm, cận thị nặng, chấn thương mắt nặng)

Các hạng mục khám bệnh gồm:

GÓC BỆNH NHÂN

BỆNH GLÔCÔM (Thiên đầu thống)

1. Glôcôm là gì ? Bệnh Glôcôm, dân gian còn gọi là bệnh thiên đầu thống, do áp lực nội nhãn tăng cao gây chèn ép đầu thần kinh thị giác dẫn đến mất dần thị trường (vùng nhìn), giảm thị lực dần, teo thần kinh thị giác. Ngoài ra bệnh còn do một số cơ chế khác chưa được biết rõ ràng.

Bệnh Glôcôm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù loà không thể phục hồi.

2. Các biểu hiện của bệnh Glôcôm Có rất nhiều loại bệnh Glôcôm khác nhau, nhưng các biểu hiện thường gặp là: •    Đau nhức mắt kèm theo đau nhức nửa đầu cùng bên, có nhiều khi đau dữ dội nhưng nhiều khi chỉ đau nhẹ trên vùng lông mày. •    Nhìn mờ, nhìn như qua màng sương, nhiều khi nhìn đèn thấy quầng xanh, quầng đỏ. •    Có thể buồn nôn, đôi khi lầm tưởng là cảm cúm nên không đi khám. •    Cảm giác căng tức trong mắt. •    Mắt đỏ, chảy nước mắt nhưng có trường hợp không có biểu hiện này.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân chỉ thấy mờ dần mà không có biểu hiện nêu trên cho đến khi tình cờ phát hiện mắt mờ thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

3. Ngưòi có nguy cơ cao bị Glôcôm Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: - Người trên 40 tuổi. - Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp. - Gia đình có người bị Glôcôm. - Viễn thị, mắt nhỏ. - Cận thị nặng. - Dùng corticoid toàn thân, hoặc tại chỗ lâu dài. - Có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật mắt

- Những người hay có sang chấn về tinh thần như: lo lắng xúc động quá mức, v.v... sau khi làm việc bằng mắt quá lâu như: đọc sách, máy vi tính, trong buồng tối, v.v...

4. Những điều cần lưu ý: Glôcôm là bệnh cấp cứu, nếu không được khám, điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy: + Đi khám mắt ngay khi có dấu hiệu: nhức mắt, nhức đầu, nhìn mờ. + Người trên 40 tuổi nên đi khám mắt ít nhất mỗi năm 1 lần + Người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp nên đi khám mắt ít nhất 6 tháng 1 lần. + Khi có bệnh Glôcôm phải tuân thủ theo chế độ điều trị và theo dõi định kỳ của bác sỹ. + Không tự ý sử dụng các thuốc có chất có Corticoid. + Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thảng thần kinh.

+ Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu


Các thông tin khác

BỆNH GLÔCÔM: HÃY HIỂU VÀ AN TÂM ĐIỀU TRỊ

GLÔCÔM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

BỆNH GLÔCÔM NHÃN ÁP BÌNH THƯỜNG (NORMAL TENSION GLAUCOMA)

PHÒNG TRÁNH MÙ LÒA DO BỆNH GLÔCÔM

Tầm soát Glocom (Glaucoma)

Gói khám tầm soát bệnh Glocom

Glocom là một nhóm bệnh lý có đặc điểm chung là tổn hại thần kinh và mất thị trường. Bệnh thường xuất hiện âm thầm, gây tổn thương trên mắt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh Glocom có thể xuất hiện với những triệu chứng đặc trưng như đau nhức mắt, nhức nửa đầu, nhìn mờ nhưng cũng có thể không có triệu chứng rõ ràng. Do vậy, nhiều người bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã diễn biến nặng, tiên lượng điều trị thấp. Với tính chất nghiêm trọng của bệnh, việc thăm khám, tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và nắm bắt thời điểm vàng trong điều trị là hết sức cần thiết. Gói khám Glocom tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản với các bước thăm khám toàn diện và chuyên sâu sẽ giúp bệnh nhân tầm soát nguy cơ mắc bệnh và nhận chỉ định điều trị kịp thời.

Đối tượng phù hợp

  • Những người có nguy cơ cao mắc bệnh glocom nên thăm khám tầm soát định kỳ:
    • Người ở độ tuổi ngoài 40
    • Người có người ruột thịt mắc bệnh glocom
    • Người mắc tật khúc xạ: cận thị trên 4 diop, lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh
    • Người mắc các bệnh toàn thân như huyết áp cao, tụt huyết áp về đêm, co thắt mạc trong bệnh lý mạch vành, hội chứng Raynaud, rối loạn tuần hoàn não, đau nửa đầu, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp
  • Những người có triệu chứng cơ năng của bệnh Glocom:
    • Đau nhức mắt đột ngột dữ dội, lan lên đỉnh đầu, mắt đỏ, mi nề, sợ ánh sáng, chảu nước mắt, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, mắt căng cứng như hòn bi.
    • Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhức mắt, nhức đầu thoảng qua kèm theo nhìn mờ. Qua cơn thị lực trở lại bình thường. Các cơn tăng dần về tần suất, mức độ, thị lực ngày càng giảm, thị trường thu hẹp.

Quy trình thăm khám

Để chẩn đoán Glocom, bác sỹ nhãn khoa dựa vào 3 yếu tố chính là nhãn áp, tình trạng đầu thị thần kinh và thị trường. Gói khám tầm soát Glocom tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản bao gồm các bước:

Bước 1: Đo khúc xạ tự động.

Bước 2: Đo nhãn áp bằng thiết bị đo nhãn áp không tiếp xúc, đánh giá tình trạng nhãn áp tại thời điểm thăm khám, phát hiện tình trạng tăng nhãn áp (nếu có).

Bước 3: Kiểm tra thị lực. Bệnh nhân được kiểm tra thị lực trên bảng thử kết hợp với nhiều bài test thị lực khác (test xanh đỏ, test độ tương phản, test 4 điểm …) giúp đánh giá thị lực tối đa của mắt và mức độ ảnh hưởng về thị lực do bệnh glocom (nếu có).

Bước 4: Kiểm tra thị trường. Máychụp thị trường tự động giúp đánh giá thị trường nhằm phát hiện, theo dõi tiến triển của bệnh lý glôcôm cũng như những tổn thương về thị trường gây ra bởi hệ thần kinh

Bước 5: Chụp OCT 3D – cắt lớp bán phần sau (chụp cắt lớp phân tích gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc)

Bước 6: Khám bác sỹ. Dựa trên các kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh Glocom, mức độ bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Tầm soát Glocom tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Thiết bị hiện đại
Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản máy chụp cắt lớp võng mạc và thần kinh thị giác mới nhất hiện nay, cho phép đánh giá tổn thương tại võng mạc, hoàng điểm và gai thị. Ngoài ra, phần mềm hiện đại cho phép đánh giá, theo dõi sự tiến triển của bệnh từ những thay đổi nhỏ nhất. Máy đo nhãn áp hơi không tiếp xúc, nhãn áp Goldman hỗ trợ quá trình thăm khám đạt hiệu quả tối đa.

Bác sỹ giàu kinh nghiệm
Các bác sỹ Việt Nam, Nhật Bản với nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, thường xuyên cập nhật các công nghệ điều trị mới nhất.

Dịch vụ tiêu chuẩn Nhật Bản
Bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện, hỗ trợ bệnh nhân toàn bộ quá trình thăm khám điều trị. Quy trình thăm khám chặt chẽ theo tiêu chuẩn Nhật Bản giúp xác định chính xác tình trạng bệnh.

Glôcôm là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt. Vì thế, cần hiểu rõ, nhận biết triệu chứng sớm của bệnh để có giải pháp khám bệnh và chữa trị kịp thời.

Ai trong mỗi chúng ta cũng có lúc nhức mắt, nặng mắt, mờ mắt… thoáng qua. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng này có thể là những triệu chứng sớm của bệnh Glôcôm (còn gọi là bệnh cườm nước, thiên đầu thống).

Tìm hiểu chung về bệnh Glôcôm

Qua điều tra RAAB (Rapid Assessment of Avoidable Blindnes) năm 2007, tỉ lệ mù hai mắt do Glôcôm ở người > 50 tuổi chiếm 6,5%. Trong các nguyên nhân gây mù hai mắt, bệnh Glôcôm đứng vị trí thứ 3 (chiếm 4%) sau bệnh đục thể thủy tinh (7,4%) và các bệnh bán phần sau (6,3%). Hiện Việt Nam có khoảng 24.800 người mù do Glôcôm.

Bệnh Glôcôm là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương ngày càng trầm trọng và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất thị lực không hồi phục.

Xem thêm: Chăm sóc mắt sau mổ Glocom

Triệu chứng cơ bản có thể nhận biết sớm của bệnh Glôcôm

Bệnh Glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, Glôcôm chủ yếu được chia làm 2 thể bệnh chính là Glôcôm góc đóng và Glôcôm góc mở. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn sớm của 2 thể bệnh này, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng và thường bị bỏ qua.

– Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: bệnh Glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt.

– Mờ mắt thoáng qua: ở giai đoạn sớm khi tình trạng nhãn áp tăng lên có thể làm nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong 1 thời gian ngắn. Sau đó, khi áp lực mắt giảm xuống, bệnh nhân nhìn rõ trở lại, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhưng mờ mắt thoáng qua xảy ra cùng lúc với nhức mắt là dấu hiệu nghi ngờ rõ nhất của bệnh Glôcôm.

– Nhìn thấy hào quang: khi nhãn áp tăng, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn. Tình trạng này có thể kéo dài cả buổi và lập đi lập lại trong một khoảng thời gian.

– Nhức đầu: nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều bệnh trong đó cao huyết áp là bệnh thường hay nghĩ đến hơn là bệnh Glôcôm. Vì vậy, khi các triệu chứng nhức đầu kèm theo nhức mắt, mờ mắt thì cần phải đi khám thêm bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra có bệnh Glôcôm kèm theo hay không.

Ngoài ra, người mắc bệnh Glôcôm có thể có thêm một số triệu chứng như:

– Nhìn đèn có quầng xanh đỏ, nhìn có đom đóm bay trước mắt.

– Thích nghi sáng tối kém, khó nhìn theo vật di động.

– Nhìn khuyết góc hoặc nhìn bị che lấp một phần.

– Đau nhức hốc mắt.

– Mất dần tầm nhìn ngoại vi: người bệnh có cảm giác như nhìn qua đường hầm.

– Mắt sưng đỏ, khi lấy tay di vào phần mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.

– Nôn hoặc buồn nôn.

Thường thì trong giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện ít và khó phát hiện. Theo thời gian bệnh có thể tiến triển nặng lên gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.

Khuyến nghị

Khi có một hay cùng một lúc xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ cho đo thị lực, nhãn áp, khám thần kinh thị giác, soi góc tiền phòng và cho làm các chẩn đoán hình ảnh như đo thị trường, chụp hình ảnh đánh giá lớp sợi thần kinh… để xác định bạn có những tổn thương do Glôcôm hay không.

Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh nêu trên cũng cần đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để được phát hiện sớm bệnh Glôcôm.

Vì bệnh Glôcôm là bệnh gây giảm thị lực vĩnh viễn, do đó việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (khi thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều) sẽ giúp bệnh nhân bảo tồn được thị lực tốt hơn.

Đối tượng dễ mắc bệnh Glôcôm

Glôcôm là bệnh không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và cần được kiểm tra mắt thường xuyên là:

– Người trên 40 tuổi;

– Người có bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp;

– Người có tiền căn gia đình đã mắc bệnh Glôcôm;

– Người bị viễn thị, giác mạc (tròng đen) nhỏ;

– Người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài, cận thị nặng, có tiền căn chấn thương hay phẫu thuật mắt,…

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Đỗ Minh Lâm

Video liên quan

Chủ đề