Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022

Chủ Nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2022

Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành khảo sát chất lượng học trực tuyến

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022

Cập nhật: 13:46 11-11-2021

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời trực tuyến

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường Quốc hội.

Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian dài

Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi; gần 20 triệu học sinh sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài; trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến, học qua truyền hình trong điều kiện hạ tầng còn rất rất nhiều khó khăn thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực, học sinh căng thẳng mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, hậu quả do dịch bệnh gây ra để lại lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều… Ngành đã triển khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số và chỉ số về tác động tiêu cực, có những điều nhìn thấy ngay và đã thấy, nhưng cũng có những điều còn ảnh hưởng lâu dài chưa đo đếm được, đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, cảm xúc... của học sinh.

Trong sự chuyển trạng thái và ứng phó với dịch bệnh vừa qua, ngành giáo dục đã nhận được sự chung sức của cả nước, được lãnh đạo Đảng, nhà nước, quốc hội, MTTQ, các cấp, các đoàn thể, các đối tượng rất quan tâm, chăm lo, chia sẻ, chung tay, hỗ trợ. Thay mặt cho trên 1,5 triệu giáo viên và người lao động, cùng 25 triệu học sinh, sinh viên, Bộ trưởng trân trọng bày tỏ sự biết ơn với tất cả.

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022
ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu)

Dạy học theo chương trình cốt lõi

Các chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tập trung nhiều vào vấn đề chất lượng dạy học trực tuyến.

Trả lời chất vấn ĐB Nàng Xô Vi (Kon Tum) về dạy môn Văn trong trường học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người. Trong khi đó, định hướng giáo dục của chúng ta là tăng yếu tố dạy người. Tương tự, ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt cũng rất quan trọng vì trước khi tăng cường năng lực ngoại ngữ, các thế hệ học sinh phải giỏi tiếng Việt. Trong các cuộc họp, chỉ đạo trước, Bộ trưởng đã nêu cần phải ngăn chặn, chấm dứt dạy theo văn mẫu, đặc biệt việc giáo viên đọc cho học sinh chép, soạn văn mẫu rồi cho học sinh đọc thuộc.

“Học văn mẫu rất tai hại, ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm chân thành của học sinh. Do đó, sắp tới, ngành sẽ có hàng loạt biện pháp để điều chỉnh mang tính chuyên môn. Các công việc kiểm tra đánh giá, dạy học, biên soạn học liệu cũng sẽ được triển khai. Chấm dứt văn mẫu cũng là yếu tố chuyên môn để chấm dứt dạy thêm, học thêm” - Bộ trưởng cho biết.

ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) nêu, việc dạy thêm học thêm là việc ngành nghiêm cấm, nhưng vừa qua có cả hiện tượng học thêm, dạy thêm online. Bộ trưởng nói thế nào về việc này? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, bình thường việc dạy thêm học thêm đã cần phải ngăn chặn, khi học trực tuyến, học sinh căng thẳng hơn nên việc dạy thêm giờ cần lên án. Học trực tuyến đã căng thẳng với học sinh, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn cụ thể về thời gian học trực tuyến, để bảo đảm chất lượng dạy học, không gây áp lực cho học sinh, Bộ GD-ĐT các địa phương cần kiểm tra vấn đề này ngay.

Trả lời chất vấn của ĐB Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) về chất lượng dạy học trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận học trực tuyến chưa thể thay thế học trực tiếp tại trường, còn nhiều hạn chế. Thời gian qua, việc dạy và học trực tuyến ảnh hưởng các kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng hình thành qua tương tác trực quan. Việc này chưa thể cải thiện qua học trực tuyến. Thời gian tới, học sinh quay lại trường sẽ cần tăng cường, củng cố, trang bị kỹ năng, rất cần sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh. Bộ trưởng GD-ĐT cũng thông tin, dịch bệnh kéo dài cần giải pháp tổng thể, bài giảng truyền hình sẽ đổi mới, đồng thời có thanh tra, kiểm tra. Cần tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin cho học sinh sinh ở vùng sâu vùng xa.

ĐB Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chất vấn, học trực tuyến nhưng vẫn áp dụng chương trình như học trực tiếp, gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn nội dung cốt lõi để dạy trên truyền hình, dạy trực tuyến. Việc tinh giản chương trình được Bộ làm 2 lần trong thời kỳ có dịch bệnh, năm học này bộ xác định chương trình cốt lõi. Không phải là năm nào cũng tinh giản, cắt gọt đi, mà chú trọng vào nội dung cốt lõi để dạy và học.

Bộ trưởng cũng cho biết, học trực tuyến là biện pháp mà ngành giáo dục, thầy và trò ứng phó với dịch bệnh, nhưng việc triển khai còn nhiều khó khăn. Có tới 1,867 triệu em hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. Thậm chí, có gia đình 2-3 anh chị em chỉ có một điện thoại để học. Thực trạng này đã khiến nhiều học sinh dần bỏ học. "Giải quyết vấn đề này cấp bách hơn là đánh giá xem các cháu học được gì từ chương trình trực truyến" - Bộ trưởng thừa nhận và cho biết nhiều nơi chỉ dừng ở mức độ học được chút nào thì tốt chút đó.

Vừa qua, ngành giáo dục đã huy động được 140.000 máy tính để hỗ trợ các em. Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành khảo sát chất lượng học trực tuyến, nhưng chỉ thực sự chính xác khi các em quay lại trường, chúng ta tiến hành kiểm tra kiến thức học sinh. “Nhưng chắc chắn học trực tuyến không thể được như học ở trường”, Bộ trưởng nói.

ĐB Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TPHCM) đưa vấn đề ứng xử trên mạng vào nội dung chính thức của môn Giáo dục công dân ở trường học hay không? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, nội dung này là quan trọng, nhưng đưa vào môn học chính thức thì Bộ GD-ĐT cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, Bộ trưởng không thể quyết ngay ở đây được, Bộ trưởng sẽ lắng nghe ý kiến các chuyên gia.

Trung Kiên

Tin liên quan


Ý kiến bạn đọc

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022

Tổng lượt bình luận

Tin khác

  • Đại học Quốc gia TPHCM tập trung vào 3 nhóm chiến lược đột phá để ưu tiên đầu tư nguồn lực
  • Sử dụng hiệu quả nguồn sách khoa học kỹ thuật cho sinh viên, giảng viên
  • Triển khai Dự án “Tăng cường giáo dục đại học ngành nông nghiệp tại Đại học Quốc gia TPHCM”
  • Khai mạc Hội nghị khoa học và triển lãm về điều khiển và tự động hóa lần thứ 6 tại TPHCM
  • Ký kết triển khai chương trình phổ thông quốc tế Oxford tại Việt Nam
  • TPHCM sẽ ứng dụng bản đồ số vào quá trình đăng ký tuyển sinh lớp 10 năm 2022
  • 117 thí sinh trên 1.000 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2022 đợt 1
  • [Hí họa] Kỳ vọng và áp lực
  • Trao bằng tốt nghiệp cho trên 1.200 cử nhân Luật
  • Giúp học sinh lớp 12 vượt qua các “hàng rào” để vào đại học
  • Lê Thùy Dương - Gương sáng “Học sinh 3 tốt” cấp Trung ương
  • “Dạy con phát triển toàn não bộ” - giải quyết những vấn đề cụ thể giữa con và cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày
  • Giáo sư Ngô Bảo Châu trao đổi với học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM về chủ đề toán học
  • Chương trình “Ươm mầm tài năng Toán và Trí tuệ nhân tạo” có kinh phí dự kiến 5 tỷ đồng mỗi năm
  • TPHCM có 66 học sinh đoạt giải kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia THPT
  • Thí sinh được chấm điểm tối đa ở các câu hỏi có sai sót trong đề thi đánh giá năng lực
  • TPHCM ban hành chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học năm 2022 trên các lĩnh vực trọng điểm
  • Đào Xuân Thùy - Luôn phấn đấu trong học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
  • Trao giải cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp
  • 79.389 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của Đại học Quốc gia TPHCM

Chia sẻ bài viết qua Email

Bài viết:

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022

Sai mã bảo mật!

Ý kiến bạn đọc

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh trung học cơ sở 2022-2022

Thông báo