Khâu kiểm duyệt phim ở Việt Nam

Hai năm trở lại đây, có thể thấy việc duyệt phim ở Việt Nam đang dần trở nên “dễ thở” hơn. Nếu rơi vào thời điểm khoảng 3 - 4 năm về trước, Chuyện ma gần nhà của đạo diễn Trần Hữu Tấn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở khâu kiểm duyệt từ câu chuyện đến hình ảnh. Theo đánh giá của giới chuyên môn, bộ phim này chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc, nhưng là sự khích lệ mạnh mẽ cho giới làm phim Việt lẫn khán giả khi việc kiểm duyệt đã cởi mở hơn. Phim dán nhãn 18+ và “không bị cắt cảnh nào khi đem đi duyệt” như lời đạo diễn chia sẻ.

Chuyện ma gần nhà gây chú ý với yếu tố ghê rợn, chủ yếu ở khâu tạo hình ma quỷ. Chẳng hạn, ở đoạn minh tinh Ái Như (Khả Như) lột mặt để thay đổi nhân dạng, ê kíp chăm chút ở phần hóa trang nhằm khắc họa cảnh nhân vật bóc từng lớp da rướm máu. Hình ảnh ma quỷ cụt đầu lặp đi lặp lại trong phim. Nhiều đoạn mang tính bạo lực rùng rợn vẫn được giữ, như cảnh nhà ngoại cảm Bích (Vân Trang) bị sát hại...

Ngoài ra, yếu tố “ma giả, ma thật” - vốn là hạn chế của phim kinh dị Việt - cũng được khắc phục ở Chuyện ma gần nhà khi các thực thể quỷ dị, vong hồn, người biết tà thuật... đều là “thật”. Trước đây, do khâu kiểm duyệt, một số phim Việt thường khiến người xem hụt hẫng vì sau những màn hù dọa của ma quỷ, các phim thường kết thúc bằng chi tiết hóa giải mọi sự việc là do nhân vật chính hoang tưởng, hoặc nằm mơ rồi tỉnh dậy. Anh Hoàng Quân, nhà sản xuất của Chuyện ma gần nhà, cho biết: “Nhờ kiểm duyệt cởi mở, chúng tôi không còn ái ngại với chủ đề mà mình muốn trải nghiệm đến nơi đến chốn và giữ được tinh thần bộ phim đúng như ý tưởng ban đầu”.

Tôi nghĩ hội đồng duyệt phim đã dần hiểu tâm tư, cái khó của nhà làm phim để từ đó có cái nhìn cởi mở hơn. Đạo diễn, nhà sản xuất bây giờ cũng thoải mái thể hiện tác phẩm của mình, không tự hạn chế ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là tín hiệu vui mừng cho nền điện ảnh nước nhà

Đạo diễn Lương Đình Dũng

Phim Bóng đè đang chiếu rạp, khai thác nỗi sợ từ hiện tượng bóng đè - cảm giác tê liệt toàn thân khi ngủ dù đầu óc vẫn tỉnh táo, có nhiều cảnh ma quỷ hù dọa gợi liên tưởng đến một số tác phẩm Hollywood. Nhiều thế lực quỷ dị xuất hiện trong phim, như những bóng ma vụt qua trong đêm, người phụ nữ đột ngột xuất hiện trong gương, con ma nhảy bổ vào màn hình... Tất cả cảnh này không bị cắt gọt, giúp nhà làm phim tự do sáng tạo, chuyển tải câu chuyện đúng với mong muốn.

Tự do sáng tạo nhưng chất lượng phim vẫn yếu

Trước đây, các phim kinh dị như Rừng xác sống của đạo diễn Lê Văn Kiệt, Đoạt hồn (đạo diễn Hàm Trần), Chung cư ma (đạo diễn Văn M Phạm)… khi đem đi kiểm duyệt đều bị cắt nhiều phân cảnh và phải sửa đổi cái kết. Nhiều trường hợp như phim Bẫy cấp 3 còn bị cấm chiếu; hoặc Thất Sơn tâm linh bị buộc thay cả tên phim ban đầu là Thiên linh cái, rồi chỉnh sửa nhiều lần khi đem duyệt đến mức hỏng cả phim. Hiện tại, nhà sản xuất các bộ phim kinh dị đều cho biết họ vẫn giữ được sự táo bạo trong cách thể hiện trên phim, ít bị cắt xén mạnh bạo hay chỉnh sửa đến mức khiến phim phi lý như trước.

Phim Người lắng nghe

Phim Chuyện ma gần nhà

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết gần đây khâu duyệt phim cởi mở hơn, tạo điều kiện cho sự tìm tòi, khai phá mới của người làm phim, do Hội đồng duyệt phim quốc gia có sự trẻ hóa khi thay đổi một số thành viên trong nhiệm kỳ mới (2021 - 2023). “Với điện ảnh, giải trí là yếu tố không thể thiếu được và vì phim đã dán nhãn theo độ tuổi, C18 là cấm khán giả dưới 18 tuổi, do đó cần nhìn nhận cởi mở hơn với vấn đề kinh dị, bạo lực ở mức chấp nhận được để hội nhập với điện ảnh chung của thế giới hiện nay...”, ông Thành nói.

Đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ: “Tôi nghĩ hội đồng duyệt phim đã dần hiểu tâm tư, cái khó của nhà làm phim để từ đó có cái nhìn cởi mở hơn. Đạo diễn, nhà sản xuất bây giờ cũng thoải mái thể hiện tác phẩm của mình, không tự hạn chế ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là tín hiệu vui mừng cho nền điện ảnh nước nhà”.

Tuy nhiên, dù “thả cửa” cho làm tự do ở thể loại kinh dị, không cắt gọt như trước nhưng có thể thấy phim kinh dị Việt hiện vẫn… chưa hay! Trong vòng hai tháng qua, khán giả Việt đã được thưởng thức tới 4 tác phẩm nội địa chiếu rạp khai thác mảng đề tài kinh dị, gồm: Nhà không bán, Chuyện ma gần nhà, Người lắng nghe, Bóng đè. Đáng tiếc, cả 4 tác phẩm kinh dị này đều chưa tròn trịa, “được này mất kia” trong phim, và bị chê vì những điểm yếu chung như: kịch bản đánh đố khán giả, nhân vật thiếu thuyết phục, các căn cứ khoa học mà đạo diễn lý giải trong phim còn sơ sài, thể hiện chưa tới, đặc biệt là những màn hù dọa hay các diễn biến tâm lý đã cũ mòn.

Bà Huyền Trang, đại diện phía cụm rạp Galaxy, nêu ý kiến: “Vẫn còn nhiều phim dở là do tài năng của đạo diễn còn hạn chế, chứ rõ ràng việc kiểm duyệt cởi mở giúp các nhà làm phim thoải mái sáng tạo. Vấn đề quan trọng nhất còn lại là sức sáng tạo, việc học hỏi cái mới của nhà làm phim đến đâu để quyết định sự thành bại của tác phẩm”.

Tin liên quan

Thẩm định một bộ phim có phù hợp để ra mắt khán giả hay không vốn là khâu quan trọng nhằm lọc bỏ những tác phẩm không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, đây cũng là khâu sinh ra nhiều bất cập và sự thiếu minh bạch mà đối với các nhà làm phim hiện nay vẫn còn nhiều lấn cấn.

Tại tọa đàm “Ai góp ý giơ tay lên”, giới điện ảnh cho rằng cần áp dụng nguyên tắc phim là hư cấu để không quy tội nhiều tác phẩm là xuyên tạc, làm sai sự thật một cách oan uổng. Trường hợp của “Ròm” là một ví dụ tiêu biểu khi bị cơ quan quản lý ban hành văn bản cho rằng đạo diễn Trần Thanh Huy bịa đặt trên phim.

Phim “Ròm” từng rất gian nan để vượt ải kiểm duyệt và chính thức đến với khán giả Việt.

Anh cho biết, bản thân mình sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động tại khu Thị Nghè - Sài Gòn. Những gì trong phim đều khắc họa trải nghiệm và cuộc đời của anh về đời sống đói khổ, u ám ở rìa thành phố nên không thể cho là những câu chuyện anh nêu lên nhằm ám chỉ điều gì sai sự thật.

Gây tranh cãi hơn cả là trường hợp của phim “Vị”, tác phẩm này bị cấm chiếu dù đã giành được nhiều giải thưởng uy tín tại các liên hoan phim quốc tế. Nhà sản xuất Đồng Thị Phương Thảo cho biết đây là án tử, khiến êkip đau lòng. Chị và đạo diễn Lê Bảo đã từ bỏ quyền sở hữu, quyền tác giả của mình để mong cứu phim.

“Vị” có cảnh khỏa thân khá dài và gây tranh cãi về cách mô tả hiện thực nên không được cấp phép công chiếu ở Việt Nam.

Ekip của “Vị” cũng nói thêm rằng họ đã theo đuổi tác phẩm này suốt 7 năm nên hiểu rõ sẽ không có ai bỏ ra từng ấy thời gian để theo đuổi một bộ phim dung tục và cũng không có quỹ nào tin tưởng trao tiền cho một bộ phim không có bất cứ giá trị nghệ thuật gì. Vậy nên “Vị” nên được phân loại độ tuổi hơn là cấm hoàn toàn.

Mặt khác, khâu kiểm duyệt phim hiện nay các nhà làm phim cho là còn chung chung và thiếu minh bạch. Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn chỉ ra thực trạng là các văn bản chỉ ghi "ý kiến hội đồng duyệt" về bộ phim hay việc rất khó để chối cãi mệnh lệnh từ hội đồng kiểm duyệt.

“Mặt trời con ở đâu” phải bổ sung cảnh quay dù không cần thiết cho nội dung.

“Hiện nay hội đồng duyệt chỉ cần ghi một tờ giấy rồi về nhà nghỉ khỏe, trong khi đó bao nhiêu thứ tai hại đổ lên đầu nhà làm phim, nhà sản xuất và cả một nền điện ảnh. Ai có thể làm việc dựa trên luật lệ không minh bạch và có thể giải thích nhiều kiểu, nhiều chiêu như vậy?” - Nguyễn Vinh Sơn phát biểu đanh thép.

Ở một số phim những người phê duyệt còn yêu cầu cắt bỏ hoặc quay thêm một số phân cảnh mà đạo diễn cho là không cần thiết. Phim “Mặt trời con ở đâu” của Nguyễn Hữu Tuấn từng phải đáp ứng quay thêm cảnh chính quyền địa phương cấp cơ sở bàn bạc cách giáo dục trẻ em mới được phép công chiếu.

Nhiều nhà làm phim khác như Lưu Huỳnh có đến 3, 4 tác phẩm bị “treo” do không chấp nhận yêu cầu thay đổi tác phẩm khiến những nhà đầu tư, nhà sản xuất đứng sau có thể tán gia bại sản. Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng yêu cầu đó có thể xâm phạm quyền tác giả được luật pháp bảo hộ.

Một số giải pháp nhằm phát triển điện ảnh một cách bền vững

Cũng tại tọa đàm lần này, giới làm phim đã nêu lên một số giải pháp nhằm phát triển điện ảnh một cách bền vững.

Là thành viên trẻ nhất của Hội đồng kiểm duyệt phim quốc gia, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết nên bỏ tiền kiểm – tức là việc kiểm duyệt cho phim chưa có kế hoạch phát hành ở Việt Nam, đợi khi tham gia liên hoan phim quốc tế xong mang về chiếu thì chịu sự kiểm duyệt sau.

Đông đảo những nhà sáng tạo điện ảnh đã cùng có mặt với mong muốn góp phần cho sự phát triển bền vững của phim Việt.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn đề xuất việc cần có thêm mức phân loại độ tuổi, cụ thể là tạo thêm một hoặc vài phân loại độ tuổi cao hơn trần T18 hiện có trong dự thảo.

Nhà sản xuất Trần Bích Ngọc cho rằng, việc đơn giản hoá thủ tục thẩm định cấp phép, cân nhắc loại bỏ việc thẩm định kịnh bản sẽ là bước tháo gỡ nút thắt đầu tiên quan trọng giúp điện ảnh Việt chủ động hơn trong việc hội nhập và hấp dẫn các đoàn phim quốc tế.

Tham dự từ nước Pháp, đạo diễn Trần Anh Hùng kết luận: “Nghệ thuật chính là một công cụ để giáo dục dân, tôi không đồng ý với góc nhìn này của các nhà kiểm duyệt. Một người nghệ sĩ không có mục đích giáo dục khi sáng tạo, họ chỉ muốn nêu lên những khúc mắc trong tâm hồn. Nếu hội đồng duyệt có những người có suy nghĩ đó, sẽ rất khó để chúng ta có thể trao đổi với hội đồng duyệt phim”.

Video liên quan

Chủ đề