Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai

Khí hư ra nhiều trong thời kỳ mang thai gây ra sự lo lắng cho nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Việc vùng kín tiết ra khí hư là hoàn toàn bình thường. Trong một số trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có màu thì thai phụ cần chú ý hơn và cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị ổn định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và em bé.

1.    Khí hư là gì?

Khí hư là một cách gọi dân gian hay còn được gọi huyết trắng, chỉ trích dịch tiết ra từ âm dạo của nữ giới bắt đầu tuổi dậy thì. Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ Estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Bình thường, khí hư xuất hiện rải rác trong chu kỳ kinh nguyệt như vào những ngày cận kinh nguyệt. Khi quan hệ tình dục, khí hư sẽ được tiết ra nhiều hơn để làm nhiệm vụ bôi trơn. Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ Estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Thông thường, khí hứ có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Lượng khí hư tiết ra và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Khí hư không chỉ giữ ẩm cho âm đạo mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng.

Trong quá trình mẹ mang thai, khí hư xuất hiện được coi là bình thường nếu có những đặc điểm sau:

  • Lượng dịch nhầy tiết ra không nhiều, có thể ra hàng ngày nhưng mỗi ngày chỉ một ít.
  • Khí hư là dịch nhầy giống như nước mũi trong hoặc trắng đục, gần giống như bột nhão.
  • Lượng và tình trạng, tính chất của khí hư: nhiều hay ít, trắng trong hay trắng đục sẽ phụ thuộc vào tác động từ hooc môn của cơ thể người mẹ.


Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi điển hình là khí hư ra nhiều

2.    Tại sao khí hư ra nhiều khi mang thai:

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi, các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này. Đó cũng chính là những nguyên nhân dấn đến tình trạng nhiều khí hư khi mang thai: - Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone thay đổi, dẫn đến nhu cầu sinh lý vì thế mà tăng lên, khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý trở nên dễ dàng hơn. - Nội tiết tố thay đổi, các hormone thay đổi sẽ khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi. Điều này khiến khí hứ ra nhiều hơn bình thường cũng là điều hoàn toàn bình thường nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. - Trong quá trình mang thai, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung và các bộ phận khu vực vùng kín cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Khiến khí hư tiết nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.

- Ở giai đoạn cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn, gây ra hiện tượng khí hứ ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

3.    Tình trạng khí hư như thế nào thì mẹ bầu cần đi khám phụ khoa:

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt, dấu hiệu ra nhiều khí hư là một thay đổi rất bình thường khi mẹ có bầu. Tuy vậy, nếu huyết trắng xuất hiện khi mang thai thì mẹ bầu không nên bỏ qua, cần được theo dõi thường xuyên cũng như kiểm tra để nhận biết xem khí hư có cs các hiện tượng đi kèm khác không:
- Khí hư có mùi chua, sủi bọt, có màu khác lạ như màu vàng, xanh...thì có thể bạn bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngay cả khi ngứa vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa hay sưng đỏ. - Nếu khí hư có mùi hôi và màu sắc khác thường, vùng kín bị đau rát, sung đỏ thì đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm.

- Vào những tuần cuối thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì cũng có thể là tín hiệu bạn sẽ chuyển dạ hoặc do viêm cổ tử cung.

4.    Mẹ bầu cần làm gì khi ra nhiều khí hư:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ kèm theo là thay quần lót 2 lần trong 1 ngày. Hạn chế mặc những quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể. Bạn cũng nên tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức: hành vi này sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Điều này cũng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng và gây ảnh hưởng không tốt đến việc sinh đẻ sau này.
  • Khi tắm hoặc sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau vùng kín từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo. Không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức khi vệ sinh vùng kín. Hãy sử dụng loại dung dịch an toàn để vệ sinh vùng kín (tốt nhất bạn nên tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ trước về vấn đề này).
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ là người duy nhất quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai

Mẹ bầu nên lưu ý tình trạng khi hư ra nhiều khi mang thai

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp các mẹ bầu nhận biết đặc điểm khí hư khi mang thai bình thường và bất thường. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ luôn được các chị em lựa chọn thăm khám và điều trị phụ khoa bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong ngề. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại, cơ sỏ vật chất khang trang, tiện nghi, giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm, nhanh chóng và chính xác nhất. Để đặt lịch khám và điều trị bệnh phụ khoa tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn vui lòng liên hệ qua Hotline 091 585 0770 hoặc Tổng đài 1900 599 858.  
>>> xem thêm:
địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
 

Mới có thai có ra khí hư không? Vấn đề này hiện đang là thắc mắc của nhiều phụ nữ, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Theo các chuyên gia, khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi. Trong đó, cơ quan sinh sản, sinh dục sẽ thể hiện rõ nhất. Việc tiết ra khí hư giai đoạn đầu khi mang thai được xem là bình thường nếu khí hư không có màu sắc lạ kèm theo ngứa ngáy, đau rát,…

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
Mới có thai có ra khí hư không?

Khí hư là chất dịch nhầy không màu, không mùi tương tự như lòng trắng trứng, được tiết ra từ âm đạo nữ giới. Chúng có tác dụng giữ ẩm, bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục nhằm giảm ma sát, tránh tổn thương, tăng khoái cảm. Ngoài ra, dịch tiết còn xuất hiện vào những thời điểm trước và sau khi hành kinh, rụng trứng.

Đặc biệt, một nhiệm vụ không thể không nhắc đến của khí hư đó là giúp bảo vệ “cô bé” trước sự xâm hại của các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, khi nhận thấy khí hư bất thường về màu sắc, tính chất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm cần được chị em thăm khám và điều trị.

Đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai, nhất là giai đoạn đầu, thắc mắc xoay quanh vấn đề khí hư được nhiều người quan tâm. Vậy, mới có thai có ra khí hư không? Câu trả lời có, ngoài ra lượng dịch cũng nhiều hơn so với những thời điểm khác. Bởi vì:

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai

  • Cơ thể phụ nữ có sự thay đổi hormone sinh dục khi phôi thai làm tổ thành công trong tử cung. Chính vì nguyên do này mà thông thường ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ nhận thấy lượng khí hư lớn được tiết ra thường xuyên.
  • Khung xương chậu, thành tử cung của phụ nữ mang thai sẽ mềm hơn so với những phụ nữ khác. Nhằm cản trở sự tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài vào âm đạo, gây hại đến tử cung, khí hư lúc này sẽ được tăng sinh để cản trở nguy cơ xâm nhập này.

    Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
    Ra khí hư kho mới có thai là hiện tượng thường gặp

Ngoài ra, vào giai đoạn gần sinh, chị em cũng sẽ nhận thấy dịch âm đạo chảy nhiều hơn. Do đầu em bé quay xuống để chuẩn bị chào đời chèn ép lên khung xương chậu. Vào những tuần cuối, dịch còn kèm theo những dấu hiệu báo sanh như có vệt máu màu hồng.

Có rất nhiều dấu hiệu giúp phụ nữ nhận biết đang mang thai. Trong đó, biểu hiện của khí hư là một trong những yếu tố để xác định việc đậu thai thành công. Theo đó, dịch tiết âm đạo lúc này thông thường sẽ có màu hơi hồng nhạt, đôi khi nâu đậm. Đây là dấu hiệu của việc trứng được thụ tinh bám thành công vào tử cung.

Tuy nhiên, khá nhiều phụ nữ khi gặp phải hiện tượng này lại nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Trên thực tế, máu báo thai sẽ khác so với nguyệt san hàng tháng, chúng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và với lượng khá ít.

Ngoài xuất hiện máu báo thai, khí hư tiết nhiều hơn khi mới mang bầu cũng là một trong các biểu hiện phổ biến. Bạn có thể quan sát khí hư khi mới có thai:

  • Khí hư ra nhiều làm cho vùng kín thường xuyên ở trạng thái ẩm ướt. Do nội tiết tố đang biến đổi, đồng thời cơ quan sinh sản sản sinh nhiều dịch để bảo vệ vùng kín, tránh hại khuẩn tử bên ngoài xâm nhập ảnh hưởng đến tử cung trong quá trình mang thai. 
  • Mới có thai khí hư tiết ra có màu trắng trong hơi ngả vàng, nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố của thai phụ.
  • Chất của khí hư lúc này có thể hơi loãng hoặc nhầy hơn so với trạng thái bình thường.
  • Khí hư không mùi hoặc đôi khi chỉ hơi hăng nhẹ, không kèm theo những triệu chứng khó chịu khác như ngứa hay đau rát,…

    Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
    Khí hư bình thường sẽ không có mùi hôi, màu trắng trong như lòng trắng trứng, không gây ngứa

Hiện tượng tiết khí hư khi có thai là hiện tượng sinh lý bình thường, nhất là ở giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, trường hợp khí hư bất thường về màu sắc, thay đổi tính chất, có mùi hôi, gây ngứa,…thì chị em nên thăm khám để được bác sĩ theo dõi và tư vấn điều trị.

Nhằm giúp bạn đọc phân biệt đâu là khí hư bình thường khi mang thai, đâu là hiện tượng do bệnh lý gây ra, dưới đây là cách nhận biết cơ bản:

  • Khí hư sinh lý: Dịch hơi nhầy, chất dai như lòng trắng trứng. Màu sắc trắng trong đặc trưng, không mùi, hoặc có hơi tanh nhẹ, không gây ngứa ngáy. Thời điểm khí hư xuất hiện thường là trước kỳ kinh, khi rụng trứng, khi quan hệ tình dục, khi mang thai.
  • Khí hư bệnh lý: Khí hư có màu trắng, vàng, xanh,…tùy vào nguyên nhân gây viêm nhiễm. Thông thường, sự thay đổi của khí hư do bệnh lý sẽ kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, đau rát âm đạo, vùng kín có mùi hôi, xuất huyết bất thường,…

Mặc dù một vài trường hợp khi mới có thai, khí hư cũng có biến đổi đôi nét về màu sắc, tính chất do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh, chị em nên thông báo các triệu chứng đang gặp phải với bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể hơn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra để xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị an toàn nhất cho thai phụ.

Dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi thai phụ mà khí hư sẽ có những biểu hiện riêng. Thông thường, khi dịch tiết ra có màu trắng là dấu hiệu thông báo chị em đã có thai. Tuy nhiên, nhiều người thử que lại không thấy hiện hai vạch. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do lượng hormone thai kỳ vẫn chưa tích tụ hoàn chỉnh cho việc thông báo tin vui.

Để chị em có thêm thông tin về các trường hợp khí hư tiết ra khi mang thai bình thường hay bất thường, dưới đây là một vài dạng thường gặp:

Như đã đề cập, việc khí hư có màu hơi hồng hoặc nâu đậm khi mới mang thai là một trong những dấu hiệu báo thai cho chị em phụ nữ. Khi phôi thai cấy và làm tổ trên thành tử cung sẽ khiến niêm mạc tại vị trí đó bong ra, chúng đi theo dịch tiết đi ra ngoài. Do đó bạn có thể quan sát thấy dưới đáy quần lót có một ít dịch hồng, nâu.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
Khí hư có màu hơi hồng, nâu có thể là dấu hiệu mang thai

Mặc dù thế, bạn đọc cũng không nên chủ quan. Trường hợp thử que cho kết quả âm tính có thể cho thấy khí hư hồng, nâu dự báo các vấn đề khác ở nữ giới. Điển hình như sự thay đổi nội tiết, nguy cơ mắc u nang buồng trứng, bệnh phụ khoa liên quan.

Để đảm bảo an toàn và nhận được kết quả chính xác, bạn có thể đến bệnh viện để được kiểm tra, hỗ trợ. Thông qua thăm khám từ triệu chứng cho đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu phụ nữ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra kết luận đầy đủ nhất.

Khi mang thai giai đoạn đầu, nếu thai phụ nhận thấy khí hư có màu xanh, vàng khác thường có thể đang mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Trong đó, nguyên nhân chính là do lây lan ký sinh trùng chlamydia, trichomonas. 

Không những khí hư thay đổi màu sắc, bộ phận sinh dục của thai phụ cũng xuất hiện những vấn đề bất ổn như đỏ, kích ứng, ngứa ngáy, đau rát,…Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bị viêm nhiễm không nhận thấy biểu hiện nào khiến việc nhận biết và điều trị khó khăn.

Trường hợp mới có thai có khí hư màu xanh, vàng không nên chủ quan. Bởi những bệnh lý lây nhiễm từ đường tình dục là yếu tố nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,…Thậm chí, bệnh chuyển nặng còn làm phụ nữ mất hoàn toàn khả năng sinh sản về sau.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
Dịch tiết màu xanh, vàng khi mang thai có thể do thai phụ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Cũng bởi những nguy hiểm khó lường đã nêu, chị em nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ khi nhận thấy khí hư biến đổi, đặc biệt là trong thời gian mang thai ở giai đoạn đầu hoặc cuối. Đây là thời điểm nhạy cảm, có thể khiến thai phụ bị sảy thai và sinh non cao khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.

Tình trạng khí hư hay huyết trắng vón cục tương tự như phô mai không hiếm gặp. Đây được xem là một trong những trường hợp thường xuất hiện ở nhiều thai phụ. Sự thay đổi bất ổn này là triệu chứng khi thai phụ bị nhiễm trùng nấm men.

Bởi khi mới có thai, cơ thể thai phụ khá nhạy cảm, nhất là cơ quan sinh sản. Khí hư tiết ra nhiều kết hợp với việc chị em mặc quần áo bí bách khiến vùng kín ẩm ướt kéo dài. Nấm men, vi khuẩn nhờ đó có môi trường sinh sôi gây hại. Ngoài làm vón cục huyết trắng, viêm nhiễm nấm men còn khiến thai phụ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đi tiểu thấy đau, nóng rát.

Thông thường, khí hư có màu xám xuất hiện khi âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Kèm theo đó, người bệnh sẽ nhận thấy mùi hôi tanh ở vùng kín, thường xuyên ngứa ngáy, ẩm ướt tại khu vực nhạy cảm.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó điển hình là vấn đề vệ sinh kém, vệ sinh sai cách, quan hệ tình dục không an toàn,…Nữ giới đã quan hệ tình dục và ở độ tuổi sinh nở là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm nhiễm âm đạo.

Trường hợp người bệnh là phụ nữ mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra bị thiếu cân, sức khỏe kém. Không những thế, sản phụ sau sinh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này. Chính vì thế, nếu trong thai kỳ bạn nhận thấy khí hư chuyển màu xám hãy thông báo ngay với bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ sớm.

Tình trạng tiết dịch âm đạo có lẫn máu trong giai đoạn đầu mang thai cần được cấp cứu ngay, nhất là trường hợp xuất huyết nặng kèm theo máu đông, đau bụng dữ dội. Đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm của mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
Nếu nhận thấy khí hư tiết ra kèm theo dịch hồng như máu nên thăm khám sớm

Theo thống kê, có khoảng 10% cho đến 15% chị em phụ nữ phải kết thúc thai kỳ do nguyên nhân sảy thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, hiện tượng khí hư màu đỏ như máu còn có thể là cảnh báo nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.

Các chuyên gia khuyến cáo, mặc dù nguyên nhân gây nên bất thường ở khí hư do sinh lý hay bệnh lý thì thai phụ cũng nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa. Việc trình bày triệu chứng và những vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ điều trị sớm là việc vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Bạn đọc không nên chủ quan để phòng tránh nhiều nguy cơ.

Dựa vào tình trạng khí hư và những triệu chứng kèm theo nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ điều chỉnh sinh hoạt để khắc phục hoặc can thiệp điều trị khi cần thiết. Dưới đây là các vấn đề mà bạn đọc có thể tham khảo:

Để can thiệp loại bỏ tác nhân gây hại được hiệu quả, an toàn, bạn quan sát đặc điểm của khí hư khi có thai để lựa chọn hướng giải quyết phù hợp:

  • Khi bị nhiễm khuẩn khí hư sẽ có màu vàng, xám, mùi hôi tanh, vùng kín có cảm giác nóng rát khá khó chịu.
  • Khi bị nhiễm nấm khí hư thường có màu trắng như bã đậu, không có mùi, gây ngứa ngáy, có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Khi mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khí hư ra nhiều hơn bình thường, mùi hôi, kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng,…
  • Khi bị trùng roi xâm nhập khí hư sẽ loãng, có bọt, mùi hôi, tiểu buốt,…

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sử dụng các liệu pháp điều trị phù hợp. Do đang mang thai nên việc sử dụng thuốc tân dược sẽ được hạn chế nhất có thể. Thay vào đó, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên loại bỏ tác nhân gây bệnh đảm bảo an toàn và lành tính hơn.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
Dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng mà thai phụ đang gặp bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị với biện pháp an toàn cho mẹ và thai nhi

Các loại thảo dược như lá trầu, rau diếp cá, là trà xanh,…được tận dụng khá phổ biến. Mẹ bầu có thể lấy lá nấu nước xông hơi hoặc rửa vùng kín. Tuy nhiên tác dụng sẽ không tức thời nên đòi hỏi mẹ bầu kiên trì áp dụng.

Mẹo chữa dân gian chỉ thích hợp cho viêm nhiễm nhẹ, khi cần thiết mẹ bầu phải can thiệp điều trị chuyên sâu để tránh bệnh biến chứng. Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa, không tự ý sử dụng thuốc Tây để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh.

Vấn đề vệ sinh “cô bé” khi mang thai là điều vô cùng cần thiết để tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chú ý các vấn đề sau:

  • Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, thay quần lót mới nếu khí hư ra nhiều làm ẩm ướt.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần thiên nhiên, lành tính cho phụ nữ mang thai.
  • Không thụt rửa sâu âm đạo, không sử dụng tampon.

Việc sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín cũng nên hạn chế, tránh lạm dụng khiến vùng kín bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. 

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu thai phụ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giảm thiểu được các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Bởi cơ thể được khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng sẽ được tăng cường.

Do đó, chị em nên tránh ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe, tránh sử dụng chất kích thích, uống rượu, bia,…Thay vào đó, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đạm tốt,…để thai phụ lẫn thai nhi được khỏe mạnh.

Mới có thai cơ thể nữ giới sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, yếu tố tâm lý và sinh lý có mối liên hệ mật thiết. Nếu thai phụ thường xuyên căng thẳng, stress sẽ làm nội tiết tố càng ngày càng mất cân bằng. Đây là tác nhân dẫn đến các vấn đề phụ khoa mà nhiều chị em phụ nữ không nhận biết được.

Do đó, để có thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý. Khi nhận thấy bất thường ở khí hư không nên quá hoang mang. Việc cần thiết lúc này là chị em hãy báo với bác sĩ sản khoa, cung cấp các thông tin cần thiết để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống đủ chất để đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh

Ngoài ra, khi mang thai, bạn cũng nên duy trì thói quen vận động thể dục nhẹ nhàng. Thông qua đó, việc sinh nở về sau cũng sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, khi cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh cũng phòng tránh được các bệnh lý không mong muốn, trong đó có viêm nhiễm phụ khoa.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được một số thắc mắc xoay quanh vấn đề: “Mới có thai có ra khí hư không?”. Hiện tượng xuất hiện nhiều khí hư hơn khi mang thai được xem là bình thường nếu thai phụ không nhận thấy những triệu chứng khác kèm theo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, chị em nên quan sát khí hư, thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu lạ, phòng ngừa biến chứng nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm: