Khi nào bỏ giãn cách xã hội

Hà Phương   -   Thứ sáu, 20/08/2021 08:04 (GMT+7)

Hà Nội tiếp tục triển khai nghiêm các phương án phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: LĐO.

Điều kiện dừng giãn cách xã hội

Từ 6h ngày 24.7, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tuy nhiên, mỗi ngày thành phố ghi nhận trung bình từ 60-80 ca mắc mới, có ngày trên 100 ca. Trong đó, có nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh trong cộng đồng và chưa xác định được nguồn lây.

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29.4) đến hết ngày 19.8, thành phố Hà Nội có 2.409 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.239 ca (chiếm khoảng 51,43% tổng số ca mắc). Hà Nội quyết định triển khai chiến dịch xét nghiệm diện rộng nhằm phát hiện sớm các ca F0, xác định các ổ dịch trong cộng đồng.

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho rằng, việc lấy 800.000 mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 sẽ được báo cáo để lãnh đạo thành phố xem xét như một trong các điều kiện về việc có tiếp tục giãn cách hay dừng giãn cách xã hội.

“Hiện số mẫu có kết quả mới rất ít, nếu sau khi lấy 800.000 mẫu cho kết quả âm tính nhiều thì sẽ là tín hiệu khả quan trong việc khoanh vùng F0 ngoài cộng đồng. Nhưng nếu kết quả còn nhiều mẫu dương tính ngoài cộng đồng thì nguy cơ vẫn rất cao”, ông Tuấn thông tin.

Nếu dừng giãn cách nên nới lỏng từ từ

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện không thể chủ quan với dịch bệnh vì biến thể Delta lây lan nhanh. Dịch vẫn phức tạp do những nguy cơ tiềm ẩn. Ý thức người dân tốt, đang ủng hộ chủ trương của thành phố, một số mô hình hay mới hình thành cần có kiểm nghiệm (mô hình tự quản, bảo vệ vùng xanh, sắp xếp lại chợ đầu mối, chuỗi cung ứng…) để tiếp tục tạo nếp phòng chống dịch cho người dân vì dịch còn kéo dài trên thế giới và cả nước.

Tuy vậy, ông Phu cũng có ý kiến khi dỡ bỏ giãn cách thì cũng nới lỏng từ từ theo hoạt động, theo vùng nguy cơ, không nới lỏng toàn thành phố, tất các hoạt động một thời điểm.

Hoạt động nào có nguy cơ cao cho sự lây lan dịch bệnh thì vẫn chưa được phép hoạt động, địa bàn nào còn nguy cơ rất cao mà ta vẫn gọi là vùng đỏ (có ca F0) thì vẫn phải giãn cách. Cần dựa trên đánh giá nguy cơ và thực tế để quyết định phù hợp. Ngoài ra, đợt nghỉ lễ 2.9 cũng là yếu tố cần cân nhắc, lưu tâm.

Đồng quan điểm với ông Khổng Minh Tuấn cho biết: "Có thể Hà Nội sẽ không tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 nhưng chắc chắn không thể hoàn toàn mở hết trở lại".

Bên cạnh đó PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, hiện không thể chủ quan với dịch bệnh vì biến thể Delta lây lan nhanh. Hà Nội cần phải thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra, thậm chí phải nghiêm ngặt hơn nữa để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Hà Phương   -   Thứ ba, 14/09/2021 16:25 (GMT+7)

Theo các chuyên gia y tế, Hà Nội nên nới lỏng từ từ từng bước, theo hoạt động, theo vùng nguy cơ, không nới lỏng toàn thành phố, nới tất các hoạt động một thời điểm.

Hà Nội vắng vẻ trong những ngày giãn cách phòng dịch COVID-19. Ảnh: Tô Thế

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho rằng: "Thành phố có thể nới lỏng giãn cách với quy mô thành phố, quận huyện chứ không thể ở quy mô xã hay thôn được".

Lý giải về nhận định trên, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nêu: "Vì Hà Nội chưa hết nguy cơ lây nhiễm, các khu vực có ổ dịch vẫn phải siết chặt".

Cũng theo ông Tuấn, việc giãn cách xã hội cần căn cứ vào các yếu tố dịch tễ. Hiện nay, đơn vị đang nghiên cứu phương án nới lỏng để đề xuất lên Sở Y tế Hà Nội.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, trong thời gian tới, nếu Hà Nội dỡ bỏ giãn cách thì cũng nới lỏng từ từ, từng bước, theo hoạt động, theo vùng nguy cơ, không nới lỏng toàn thành phố, nới tất các hoạt động một thời điểm.

Cụ thể, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng: "Hoạt động nào có nguy cơ cao cho sự lây lan dịch bệnh chưa được phép hoạt động, địa bàn nào còn nguy cơ rất cao mà ta vẫn gọi là "vùng đỏ" (có ca F0) thì vẫn phải giãn cách". Điều này cần dựa trên đánh giá nguy cơ và thực tế để quyết định phù hợp.

 Hà Nội có thể nới lỏng các hoạt động dịch vụ sau ngày 21.9. Ảnh: Hà Phương

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, thời gian giãn cách xã hội vừa qua, Hà Nội đã làm rất nghiêm, quyết liệt, truy vết nhanh, khống chế được ổ dịch khi phát hiện được ca F0 đầu tiên, thực hiện phong tỏa hiệu quả. Hà Nội đã làm tốt biện pháp bảo vệ "vùng xanh", tạo ra tổ tự quản bảo vệ xóm nhỏ, ngõ nhỏ.

Đánh giá về việc Hà Nội triển khai xét nghiệm trên diện rộng, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, Hà Nội triển khai chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng là hoàn toàn phù hợp. Bởi khi triển khai xét nghiệm trên diện rộng tìm ra người mắc COVID-19. Từ đó phát hiện ra ổ dịch lẩn khuất trong cộng đồng để truy vết, phong tỏa dập dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.

Quan trọng hơn, xét nghiệm diện rộng còn giúp thành phố đánh giá được nguy cơ dịch đang ở mức độ nào để tiếp tục đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hợp lý nhất.

Đặc biệt, Hà Nội đang tích cực triển khai công tác tiêm vaccine phòng COVID-19. Thành phố đưa ra mục tiêu sẽ phủ được 100% người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trước ngày 15.9. Theo chuyên gia việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng, chuyên gia nhấn mạnh.

Tuy nhiên, người đã được tiêm vaccine COVID-19 vẫn rất cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, trong đó có 5K, ông Phu khuyến cáo.

Chiều 13.9.2021, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch, giao Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15.9 và 21.9.

Đối với vùng 2, vùng 3, Hà Nội yêu cầu chính quyền địa phương phải tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất, xây dựng trong điều kiện kiểm soát tình hình dịch bệnh chặt chẽ. 

Cùng với đó, các quận huyện, các ngành phải chủ động xây dựng phương án để phục hồi kinh tế, dịch vụ, để đến khi thành phố có quyết định nới lỏng giãn cách xã hội, bắt tay ngay vào triển khai, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch.

TP HCM: Tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP HCM theo chỉ thị 15 thêm 14 ngày.

Đó là quyết định của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau khi nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) giảm cấp áp dụng giãn cách xã hội từ theo chỉ thị 16 xuống theo chỉ thị 15.

Như vậy, thay vì kết thúc giãn cách xã hội vào 0h ngày 15/6 như chỉ đạo trước đó, TP HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần cho đến 0h ngày 30/6.

Quảng cáo

Nhiều người dân TP HCM đã viết trên Facebook động viên nhau với những lời chia sẻ như "Sài Gòn cố lên thêm 2 tuần nữa", "Cả nước cùng đồng lòng chống dịch", "Thêm 2 tuần nghỉ với sáng ở nhà, đêm coi bóng đá".

Trước đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần thiết giãn cách xã hội thêm một thời gian nữa, tương ứng một chu kỳ lây nhiễm của chủng biến thể mới hiện nay.

Ông Nên lưu ý rằng với những nơi có nguy cơ cao, dự liệu những tình huống khó đoán định, khó kiểm soát thì có thể áp dụng những biện pháp phòng chống dịch cao hơn. Những nơi đảm bảo an toàn, có thể đảm bảo kiểm soát được có thể áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 19.

Còn phía Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng toàn TP HCM kể cả quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15 từ ngày 15/6. Vì hiện hai khu vực này đang thực hiện Chỉ thị 16.

Covid-19: Dân góp quỹ, phép lạ của Việt Nam?

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Covid-19: VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Lý giải việc này, ông Bỉnh cho rằng mầm bệnh vẫn âm thầm trong cộng đồng, sự xuất hiện liên tiếp hàng loạt các chuỗi lây nhiễm trong TP thời gian khoảng giữa tháng 5 cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào thành phố vào đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ và đã lây lan âm thầm.

Như vậy, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh dịch.

Kiến nghị này được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sáng 14/6 khi thành phố đã ghi nhận 819 ca nhiễm - xếp thứ ba cả nước và trải qua 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM khá phức tạp với cụm lây nhiễm mới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Điểm dịch này được phát hiện từ ngày 11/6 khi một nhân viên phòng Công nghệ thông tin được xét nghiệm vì có triệu chứng nghi ngờ. Bệnh viện đã khẩn trương sàng lọc, truy vết thần tốc, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Đến nay, 53 nhân viên đã có kết quả dương tính.

Trước đó, theo ông Bỉnh, cụm lây nhiễm liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng với các hội viên của điểm nhóm này cư ngụ tại 16/22 quận, huyện, thành phố đã làm lây lan dịch bệnh ra 20/22 quận huyện và 6 tỉnh miền Nam (gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu).

Tính từ ngày 26/5 đến nay, thành phố có có tổng cộng 463 trường hợp dương tính liên quan điểm nhóm tôn giáo này.

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

Covid-19: Chỉ có vaccine là 'con đường bền vững giúp thoát dịch'

Covid-19: Không có liều vaccine nào thực sự là 'miễn phí'

Ngoài ra, TP HCM vẫn có những ổ dịch khác như ở xưởng cơ khí Hóc Môn và Khách sạn Đệ Nhất; chung cư Ehome 3 (phường An Lạc, quận Bình Tân); quán bánh cánh O Thanh (hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3)...Chính vì tình hình này, nhiều người cho rằng TP HCM cần tiếp tục giãn cách xã hội.

Trước đó, hôm 1/6, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng xin dừng giãn cách theo Chỉ thị 16: "Tình hình chung của quận đang có chiều hướng tốt, trong vài ngày tới nếu số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng thì chỉ cần giãn cách theo Chỉ thị 16 hết 15 ngày là đủ", ông Dũng thêm rằng người dân, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn cần được chia sẻ.

Trong khi Chủ tịch UBND quận 12, ông Lê Trương Hải Hiếu thì đề xuất: "Nếu không có gì thay đổi, sau 15 ngày toàn quận đề nghị tiếp tục cách ly theo Chỉ thị 15".

Video liên quan

Chủ đề