Khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành bình thường tim bơm được bao nhiêu lít máu trong một phút

Huyết áp và nhịp tim bình thường là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang trong tình trạng khỏe mạnh. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tần suất tập luyện thể thao hay thói quen sinh hoạt mà hai chỉ số nhịp tim và huyết áp của mỗi người sẽ khác nhau. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ dấu hiệu cho thấy một người đang bị rối loạn nhịp tim và phương pháp giúp lấy lại nhịp tim chuẩn.

>>> Xem thêm:

Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Theo nghiên cứu, mỗi độ tuổi sẽ có mức nhịp tim bình thường khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh: Từ 100 đến 205 nhịp/phút
  • Trẻ sơ sinh – dưới 12 tháng tuổi: Từ 100 đến 180 nhịp/phút 
  • Trẻ 1 tuổi – 2 tuổi: Từ 98 đến 140 nhịp/phút
  • Trẻ 3 tuổi – 5 tuổi: Từ 80 đến 120 nhịp/phút
  • Trẻ 6 tuổi – 7 tuổi: Từ 75 đến 118 nhịp/phút
  • Trẻ vị thành niên – người trưởng thành 18 tuổi trở lên: Từ 60 đến 100 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường là 60 - 100 nhịp/phút Nhịp tim bình thường là 60 – 100 nhịp/phút (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính chất ước tính, được áp dụng với người bình thường đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu là vận động viên thể thao chuyên nghiệp có cường độ luyện tập cao và thể trạng tốt thì nhịp tim bình thường của họ sẽ thấp hơn nhiều. Ví dụ như nhịp tim của vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong là 32 nhịp/phút.

Huyết áp bao nhiêu bình thường?

Huyết áp là áp lực lên thành động mạch, giúp đưa máu từ tim đến các vị trí khác nhau để nuôi dưỡng toàn bộ mô tế bào và duy trì sự sống của cơ thể. Nó được tạo thành nhờ quá trình co bóp của tim và lực cản của thành động mạch. Khi đo huyết áp, chỉ số cần lưu ý là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Mức huyết áp bình thường của người lớn là không quá 120 mmHg (huyết áp tâm thu) và không quá 80 mmHg (huyết áp tâm trương).

Bác sĩ đo huyết áp cho bệnh nhânBác sĩ đo huyết áp cho bệnh nhân (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, mỗi độ tuổi sẽ có chỉ số huyết áp bình thường khác nhau. Cụ thể:

Độ tuổi

Chỉ số đo huyết áp chuẩn (mmHg)

Trẻ sơ sinh – dưới 1 tuổi

75/50

Trẻ từ 1 tuổi – 5 tuổi 

80/50

Trẻ từ 6 tuổi – 13 tuổi 

85/55

Trẻ từ 13 tuổi – 15 tuổi 

95/60

Người từ 15 tuổi – 19 tuổi 

105/73

Người từ 20 tuổi – 24 tuổi 

109/76

Người từ 25 tuổi – 29 tuổi 

121/80

Người từ 30 tuổi – 34 tuổi 

110/77

Người từ 35 tuổi – 39 tuổi 

111/78

Người từ 40 tuổi – 44 tuổi 

125/83

Người từ 45 tuổi – 49 tuổi 

127/64

Người từ 50 tuổi – 54 tuổi 

129/85

Người từ 55 tuổi – 59 tuổi 

131/86

Người trên 60 tuổi

134/87

Chỉ số huyết áp vào ban ngày (8h – 10h sáng) thường sẽ cao hơn so với ban đêm, đặc biệt là khi con người chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn có thể thay đổi trong nhiều tình huống khác nhau. Điển hình như khi vận động mạnh, gắng quá sức, trạng thái tinh thần căng thẳng thì huyết áp sẽ tăng lên. Hơn nữa, một số loại thuốc, thói quen ăn mặn và nhiệt độ thấp cũng làm thành động mạch co lại, khiến huyết áp tăng cao. 

>>> Xem thêm: 13 thực phẩm tốt cho tim mạch

Chế độ ăn quá mặn làm chỉ số huyết áp tăngChế độ ăn quá mặn làm chỉ số huyết áp tăng (Nguồn: Internet)

Ngược lại, trong trường hợp cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi, chỉ số huyết áp sẽ được hạ xuống. Hơn nữa, nếu cơ thể tiết nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy hoặc ở trong môi trường nóng thì chỉ số huyết áp sẽ bị hạ xuống. Chỉ số huyết áp sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe, cho biết người đó có đang mắc bệnh lý về tim mạch hay không.

Nếu nhận thấy kết quả quá thấp hoặc quá cao so với chỉ số bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần nghiêm túc hơn với sức khoẻ của chính mình. Bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp đều nghiêm trọng. Bạn cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám kịp thời và tìm phương án điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm:

Những vấn đề liên quan đến chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Chỉ số huyết áp

Như đã đề cập ở trên, có 2 chỉ số huyết áp mà bạn cần lưu ý mỗi khi đo huyết áp đó là:

  • Huyết áp tâm thu: Là chỉ số huyết áp hiển thị lớn nhất, nằm ở phía trên khi đo. Nó thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch lúc tim co bóp bơm máu ra ngoài.
  • Huyết áp tâm trương: Là chỉ số huyết áp hiển thị thấp nhất, nằm ở vị trí phía dưới khi đo. Nó thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch lúc nghỉ giữa những lần bơm máu. 

Ví dụ như huyết áp tâm thu đo được là 130 mmHg và huyết áp tâm trương đo được là 83 mmHg thì chỉ số huyết áp sẽ là 130/83 mmHg. 

Huyết áp tâm thu hiển thị ở trên và huyết áp tâm trương hiển thị ở dưới Huyết áp tâm thu hiển thị ở trên và huyết áp tâm trương hiển thị ở dưới (Nguồn: Internet)

Ngoài chỉ số huyết áp bình thường, chỉ số huyết áp cao còn có những thang đo khác theo chỉ số như:

  • Huyết áp tối ưu: Khi huyết áp tâm thu bé hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương bé hơn 80 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp: Khi huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 85 đến 89 mmHg.
  • Cao huyết áp cấp độ 1: Khi huyết áp tâm thu từ 140 đến 159 mmHg và huyết áp tâm trương từ 90 đến 99 mmHg.
  • Cao huyết áp cấp độ 2: Khi huyết áp tâm thu từ 160 đến 179 mmHg và huyết áp tâm trương từ 100 đến 109 mmHg.
  • Cao huyết áp cấp độ 3: Khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 180 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương bé hơn 90 mmHg.
Huyết áp cao là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bạn đang có vấn đềHuyết áp cao là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bạn đang có vấn đề (Nguồn: Internet)

Chỉ số nhịp tim bình thường

Bên cạnh độ tuổi và tần suất hoạt động thể chất, còn có rất nhiều yếu tố khác chi phối đến chỉ số nhịp tim bình thường của con người. Nó có thể cao hoặc thấp so với bình thường trong nhiều hoàn cảnh như:

  • Nhiệt độ môi trường
  • Cảm xúc, trạng thái tinh thần (khi hoảng sợ, lo lắng, giận dữ hay hồi hộp thì nhịp tim tăng cao)
  • Tình trạng bệnh lý: bệnh tim, tiểu đường, tuyến giáp,… có nguy cơ làm rối loạn nhịp tim
  • Tư thế (ngồi, đứng, nằm,…)
  • Cân nặng: người béo phì, thừa cân có chỉ số nhịp tim cao hơn người bình thường
  • Sử dụng một số loại thuốc: thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc chẹn beta,…
  • Sử dụng chất kích thích: cà phê, trà,… cũng làm nhịp tim rối loạn, chỉ số cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường
Cảm xúc ảnh hưởng đến chỉ số nhịp tim bình thườngCảm xúc ảnh hưởng đến chỉ số nhịp tim bình thường (Nguồn: Internet)

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Khi tim đập quá nhanh (nhiều hơn 100 nhịp/phút), quá chậm (ít hơn 60 nhịp/phút), hoặc thậm chí là khi tim đập nhưng không tìm thấy mạch thì đó là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như hoạt động quá sức, căng thẳng, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích (rượu bia, cà phê), thức khuya. Ngoài ra, một số bệnh lý về tim mạch như viêm cơ tim, tim bẩm sinh, thiếu máu cơ tim cũng gây ra rối loạn nhịp tim.

Theo nghiên cứu, căn bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra rất phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới. Rối loạn nhịp tim được chia thành nhiều dạng khác nhau như theo tần số (quá nhanh hoặc quá chậm), theo vị trí (tại tâm nhĩ hoặc tâm thất), theo mức độ thường xuyên,…. Cụ thể, những dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng thường gặp là:

  • Rung nhĩ: Thường rơi vào khoảng ⅓ những trường hợp bị rối loạn nhịp tim. Nó xảy ra ở tâm nhĩ (buồng tim phía trên). Khi tim đập nhanh đột ngột từ 140 đến 180 nhịp/phút, mặc dù tâm nhĩ rung nhưng không đập đủ mạnh để đẩy máu xuống tâm thất. Hiện tượng này hình thành nên các cục máu đông. Theo dòng máu, nó có thể di chuyển vào mạch máu nhỏ rồi vỡ ra vào bất kỳ lúc nào và làm tắc nghẽn lưu thông máu. 
  • Nhịp nhanh thất: Mặc dù tim vẫn hoạt động bơm máu như bình thường nhưng tâm thất không được nạp đủ máu nên bệnh nhân có những dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt. Nguyên nhân có thể do thiếu máu cục bộ, vết sẹo ở tim sau khi được phẫu thuật hoặc sẹo vì bị bệnh mạch vành.
  • Rung thất: Những xung đột ở buồng tâm thất xảy ra loạn xạ khiến cơ tâm thất rung lên. Đây là một trong những dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm nhất. Nếu người bệnh không được cứu chữa kịp thời, máu không được bơm ra khỏi tom sẽ khiến tim ngừng đột ngột và dẫn tới tử vong.
  • Suy tim: Hiệu quả bơm máu lên tim sẽ giảm sút khi tim bị loạn nhịp. Do đó, tim bắt buộc phải hoạt động nhiều hơn mới đủ cung cấp máu đến khắp các bộ phận trên cơ thể. Lâu ngày sẽ khó hồi phục lại nhịp tim bình thường, dẫn tới suy tim.
Rối loạn nhịp tim rất nguy hiểmRối loạn nhịp tim rất nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Dù là ở bất kỳ dạng nào thì rối loạn nhịp tim cũng là loại bệnh nguy hiểm. Nó liên quan đến nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì thừa cân, cường giáp, viêm phế quản mãn tính, bệnh động mạch vành,… Bên cạnh đó, rối loạn nhịp tim sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng: đột quỵ, nhồi máu lách, nhồi máu thận, nhồi máu mạc treo, tách mạch chi làm hoại tử.

>>> Xem thêm:

Khi nào cần đi khám nếu bị rối loạn nhịp tim?

Khi nhìn thấy những dấu hiệu dưới đây, có khả năng bạn đang bị rối loạn nhịp tim. 

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Ngất xỉu, mất hoàn toàn ý thức
  • Nhịp tim không bình thường, tốc độ tim đập nhanh hoặc chậm 
  • Khó thở, thở dốc, đau tức lồng ngực giống như đang bị chèn ép 
  • Cảm giác tim ngừng đập trong vài giây
  • Lo lắng, hồi hộp
  • Sụt cân trong thời gian dài, đau đầu, người toát nhiều mồ hôi.

Không chỉ rối loạn nhịp tim mà bất kỳ căn bệnh nào đến liên quan đến tim mạch đều nguy hiểm. Nếu nhận thấy mình đang có một trong số những dấu hiệu trên, bạn cần phải đến những bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. 

Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp timĐau tức ngực là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim (Nguồn: Internet)

Cách lấy lại nhịp tim chuẩn

Có khá nhiều phương pháp giúp người bệnh lấy lại nhịp tim bình thường. Phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ, tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án thích hợp nhất. 

  • Làm mát cơ thể: Như đã đề cập ở phần “Chỉ số nhịp tim bình thường”, nhiệt độ môi trường là một trong những tác nhân làm ảnh hưởng đến nhịp tim. Khi trời nóng, cơ thể mất máu khiến tim hoạt động nhiều hơn bình thường mới đủ bơm máu đến bề mặt da. Nếu phải hoạt động dưới trời nắng nóng trong thời gian dài, bạn nên di chuyển đến khu vực có bóng râm để làm mát cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể cởi bỏ bớt áo khoác, khăn tay, mũ, khẩu trang,… 
  • Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông máu. Cơ thể thiếu nước làm máu trở nên đặc hơn, khả năng lưu thông kém đi làm tim phải co bóp nhiều mới có thể vận chuyển được. Dù có nhìn thấy những dấu hiệu rối loạn nhịp tim hay không, bạn cũng cần uống đủ 2 lít nước/ngày. Đặc biệt là nếu phải vận động tiết ra nhiều mồ hôi. 
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê là nguyên nhân làm rối loạn nhịp tim. Khi sử dụng chúng, tìm buộc phải đập nhanh và liên tục để cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể.  
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Tuỳ thuộc vào thể lực mà bạn có thể chọn bộ môn phù hợp như đạp xe, yoga, thiền, pilates. Bạn chỉ nên tập thể dục vừa sức, đều đặn, tránh chọn bộ môn có cường độ vượt quá thể trạng sức khoẻ. 
  • Ăn uống lành mạnh: Hãy ưu tiên thực phẩm tốt cho tim mạch như cá, rau xanh, trái cây. Bạn nên hạn chế mỡ động vật, đồ ăn ngọt và mặn. 
  • Thư giãn, giảm căng thẳng: Khi tim đột ngột đập quá nhanh, bạn cần nằm hoặc ngồi nghỉ thoải mái, thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Ngoài ra, bạn nên giữ suy nghĩ tích cực, vui vẻ và lạc quan để duy trì nhịp tim bình thường.
Uống nước lọc là cách giúp lấy lại nhịp tim bình thường Uống nước lọc là cách giúp lấy lại nhịp tim bình thường (Nguồn: Internet)

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn biết được chỉ số huyết áp và nhịp tim bình thường của từng độ tuổi là bao nhiêu. Tất cả các bệnh liên quan đến tim mạch đều rất nguy hiểm. Để cập nhật thường xuyên những tin tức về sức khỏe, bạn có thể truy cập Tin tức y tế . Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc là địa chỉ khám bệnh uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE để được tư vấn chi tiết nhất hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp.

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?


Nếu nhịp tim của bạn là 110 nhịp/phút thì đây là dấu hiệu bất thường cho thấy bạn cần chú ý đến sức khỏe tim mạch của mình. 

40 tuổi nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim bình thường của người khoẻ mạnh khoảng 60 – 100 lần/phút khi nghỉ ngơi và >100 lần/phút khi vận động mạnh. Nhịp tim trên vẫn nằm trong giới hạn bình thường, tuy nhiên tương đối cao.

Tim Lộc bao nhiêu lít máu?

Trái tim của phụ nữ có trọng lượng trung bình từ 250-300g, còn trái tim nam giới nặng trung bình từ 300-350g. Hàng ngày, tim bơm khoảng 7.600 lít máu (trung bình từ 5-30 lít/phút) vào các mạch máu có độ dài tổng cộng gần 100.000km.

Cơ thể người trưởng thành có bao nhiêu lít máu?

1. Cơ thể người có bao nhiêu lít máu? Ước tính có khoảng 5 lít máu trong cơ thể người trưởng thành trung bình nhưng con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.

1 lít máu bằng bao nhiêu ml?

Lít thường được viết tắt là L. Một lít chỉ là một loạt các mililít gộp lại với nhau. Trong thực tế, 1000 ml tạo nên 1 lít: 1 lít = 1.000 ml 1 lít cũng là 1 decimet khối (dm3).

Lượng máu bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh: Trẻ sinh đủ tháng có khoảng 75ml máu trên mỗi kg cân nặng, vậy trẻ sinh cân nặng khoảng 3.6 kg sẽ có khoảng 270 ml máu. Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có cân nặng 36 kg trung bình trong cơ thể có khoảng 2.65 l máu. Người trưởng thành: Người trưởng thành nặng từ 65 - 80 kg thì cơ thể có từ 4.5 - 8 lít máu.