Khoa Công nghệ thông tin - Học viện Ngân hàng

Rất nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh đều thắc mắc Công nghệ thông tin tại trường Kinh tế thì học gì? Chất lượng có thực sự tốt? Cùng Hocmai.vn giải đáp các thắc mắc này nhé!

Chương trình đào tạo chuyên ngành CNTT tại BA

1. Tổng quan ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin có tên tiếng anh là Information Technology, gọi tắt là IT. IT là một ngành học đào tạo sử dụng máy tính, kết cấu phần cứng và phần mềm máy tính nhằm mục đích  lưu trữ, phân tích và xử lý các dữ liệu thông tin bằng các thuật toán, các công cụ kỹ thuật. 

Công nghệ thông tin được phân làm 2 lĩnh vực: khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Công nghệ thông tin mang lại cho con người các thành quả nghiên cứu, phát minh hiện đại trong việc xử lý thông tin, truyền tải thông tin, đồng thời giúp con người tối ưu hóa hiệu quả công việc và thời gian trong việc kết nối, trong công việc quản lý, hay trong sản xuất.

2. Đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Ngân hàng (BA)

Học viện Ngân hàng là một trường có thế mạnh về sự tiếp cận và bắt kịp xu hướng thời đại. Trong những năm gần đây, Học viện Ngân hàng đã mở rộng đầu tư đào tạo thêm các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại (Luật kinh tế, Công nghệ thông tin,..) chứ không chỉ dừng lại đào tạo các chuyên ngành về kinh tế, tài chính hay ngân hàng.

Học viện Ngân hàng tự tin khẳng định chương trình đào tạo ngành CNTT tại Học viện  thực sự  rất cập nhật và rất chất lượng.. Chương trình đào tạo ngành CNTT được thiết kế dựa trên cách tiếp cận  Đào tạo theo chuẩn đầu ra  tên tiếng anh là Outcome-based Education (OBE) và nhu cầu của xã hội.

Tại BA, sinh viên chuyên ngành CNTT được đào tạo và trang bị các kiến thức chuyên môn sâu về phân tích thiết kế phần mềm, kỹ thuật lập trình, phân tích dữ liệu, phát triển và triển khai các dự án phần mềm, đánh giá thẩm. Đồng thời, các bạn cũng được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,  tư duy hệ thống và tư duy phản biện.

 Ngoài ra, sinh viên ngành CNTT tại BA còn có cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với các chuyên gia tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, các ngân hàng; tham gia thực tập thực tế tại các doanh nghiệp lớn, thậm chí những sinh viên ưu tú có thể được nhà trường giới thiệu và tuyển dụng trực tiếp vào các Ngân hàng lớn phụ trách quản lý mảng kỹ thuật công nghệ; hay các doanh nghiệp lớn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Học viện thường xuyên liên kết với các tập đoàn, công ty (Viettel, Công ty TNHH SAP Việt Nam – Công ty phần mềm quản lý tốt nhất trong nước) mở ra các buổi Talkshow giao lưu cùng sinh viên BA, đàm luận về kiến thức, trào lưu, cơ hội việc làm tương lai trong lĩnh vực công nghệ.

Sinh viên BA tham gia Talkshow DATA SCIENCE – Cơ hội nghề nghiệp trong 2021 

Điều đặc biệt tại Học viện ngân hàng, khi bạn trở thành sinh viên tại đây bạn có thể học song song  2 chuyên ngành trong thời gian 4 năm đại học. Với mức chi phí là khá thấp so với các trường đại học khác.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Ngân hàng

4. Cơ hội việc làm dành cho cử nhân Công nghệ thông tin tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành CNTT tại BA

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành  CNTT tại Học viện Ngân hàng có thể  ứng tuyển các vị trí sau:

– Công ty phần mềm (Viettel, VNPT, CMC,..) : Kỹ sư lập trình, Chuyên viên tư vấn và triển khai phần mềm, Kỹ sư thiết kế và quản lý các dự án, Kỹ sư phát triển phần mềm.

– Các công ty sản xuất phần cứng, linh kiện điện tử (Samsung, LG,…): Kỹ sư thiết kế, chế tạo, sửa chữa linh kiện; Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (RND).

– Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học.

Nếu bạn yêu  công nghệ, và cố định hướng phát triển tương lai trong lĩnh vực này thì Học viện Ngân hàng sẽ  là một trong các điểm dừng chân an toàn nhé!

Đăng ký trực tuyến

Ngày 27/07/2021 1,572 lượt xem

Thông báo tạm hoãn thi, Đợt thi số 63, ngày thi 07/05/2021

Lịch thi, phòng thi, danh sách thí sinh kỳ thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản đợt thi số 62 (ngày thi 16/04/2020)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM THI TRỰC TUYẾN ITEST (Dành cho CBCT)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM THI TRỰC TUYẾN ITEST(Dành cho thí sinh thi trên máy tính)

Ngày 23/03/2022     515 lượt xem

1. Tổng quan ngành Công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin (CNTT) đã được Đảng và Chính phủ xác định là một ngành mũi nhọn và đặc biệt quan trọng với sự phát triển của đất nước. Nhân sự ngành CNTT không bị giới hạn biên giới, không gian làm việc… và nhân sự chất lượng cao là đối tượng “săn lùng” của tất cả các tập đoàn lớn trên thế giới.

Tại Học viện Ngân hàng, ngành CNTT là ngành học được hình thành dựa trên nhu cầu rất lớn về nhân lực CNTT của ngành Ngân hàng nói riêng và xã hội nói chung. Chương trình đào tạo ngành CNTT được thiết kế dựa trên phương pháp tiếp cận đào tạo theo chuẩn đầu ra OBE (Outcome-based Education/ Đào tạo theo chuẩn đầu ra), có đối sánh với nhiều Chương trình đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Nội dung chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho người học các kiến thức khoa học cơ bản về nhóm ngành CNTT và những kiến thức chuyên môn về phát triển phần mềm phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, chương trình còn có các học phần định hướng dữ liệu nhằm đem lại lợi thế lớn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

2. Triển vọng nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin - Học viện Ngân hàng có thể làm việc tại các Công ty Công nghệ; Trung tâm/Bộ phận Công nghệ tại các Ngân hàng, Tổ chức, Doanh nghiệp, Trường học,... với các vị trí có thể đảm nhiệm dưới đây:

Lập trình

Phân tích yêu cầu người dùng cho các dự án phần mềm

Phân tích dữ liệu

Quản trị dữ liệu

Quản lý Kho dữ liệu

Tư vấn thiết kế, triển khai, vận hành phần mềm

Phát triển các ứng dụng Khai phá dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo

Kiểm thử phần mềm

Phát triển phần mềm

Quản lý dự án CNTT

3. Chương trình đào tạo: (có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế)

Học Kỳ

Học phần

Kỹ năng đạt được

I

Tuần lễ định hướng

Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, quản lý thời gian, tối ưu hóa năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.

Nhập môn ngành CNTT

Sinh viên nắm được kiến thức tổng quát, vai trò của ứng dụng CNTT trong các hoạt động của doanh nghiệp và đời sống xã hội; Xây dựng được mục tiêu học tập cho cá nhân trong toàn bộ chương trình đào tạo.

Năng lực số ứng dụng

Sinh viên đạt được chuẩn CNTT cơ bản theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, ngoài ra đáp ứng được yêu cầu về năng lực số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

II

Cơ sở lập trình

Sinh viên làm quen với ngôn ngữ C, rèn luyện tư duy lập trình và thiết lập các kỹ năng lập trình cơ bản.

Toán rời rạc

Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức của môn học để giải quyết các bài toán tối ưu trên thực tế như: các bài toán đếm, bài toán tìm đường đi ngắn nhất, tìm cây khung nhỏ nhất,….

III

Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật

Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của giải thuật và cấu trúc dữ liệu khi xây dựng phần mềm.

Cơ sở dữ liệu (CSDL)

Sinh viên học các kiến thức cơ bản về CSDL, thiết kế CSDL và các phép toán trên CSDL.

Lập trình nâng cao

Sinh viên được củng cố, tăng cường kỹ năng lập trình để giải quyết một số bài toán thực tế.

IV

Hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên nắm được cách thức vận hành và quản lý các hệ thống thông tin hiệu quả nhằm góp phần tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Sinh viên có khả năng quản trị cơ sở dữ liệu thực tế.

Lập trình hướng đối tượng với Java

Sinh viên được trang bị các kiến thức về lập trình phần mềm dựa trên cách tiếp cận hướng đối tượng; sử dụng ngôn ngữ lập trình Java để giải quyết các bài toán phức tạp dựa trên các lớp đối tượng, thuộc tính, phương thức và sự kế thừa.

Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành

Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành: Sinh viên nắm được kiến trúc máy tính, nguyên lý hoạt động của hệ điều hành; biết cách khai thác các dịch vụ của HĐH hiệu quả

V

Lập trình .NET

Sinh viên nắm vững các công nghệ lập trình chuyên nghiệp trên nền tảng Microsoft .NET, kết nối CSDL theo mô hình ADO.NET.

Phân tích thiết kế hệ thống

Sinh viên có khả năng phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng chức năng hoặc hướng đối tượng.

Thiết kế Web

Sinh viên có kỹ năng thiết kế giao diện Website.

Khai phá và Phân tích dữ liệu

Sinh viên nắm được các phương pháp học máy và có khả năng triển khai các ứng dụng thực tế liên quan đến các bài toán Phân cụm, Phân lớp, Luật kết hợp,…

Bên cạnh đó, sinh viên làm chủ được ngôn ngữ lập trình Python, nắm được quy trình thu thập, hiểu dữ liệu; Xác định được độ tương quan và các mối quan hệ tuyến tính, phi tuyến của dữ liệu.

Mạng và truyền thông

Sinh viên có hiểu biết căn bản về mạng và nắm được quy trình thiết kế hệ thống mạng cục bộ.

VI

Lập trình Web

Sinh viên có khả năng của một fullstack developer từ front-end đến back-end của hệ thống.

Kiến trúc phần mềm

Sinh viên nắm được các yêu cầu phần mềm ảnh hưởng đến quyết định thiết kế kiến trúc; cách thức chọn kiểu mẫu kiến trúc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trí tuệ nhân tạo

Sinh viên được trang bị kiến thức về Trí tuệ nhân tạo với học máy, học sâu và kỹ năng giải quyết các bài toán cụ thể như: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, …

Thực tập chuyên ngành

Sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp, phân tích thiết kế và xây dựng phần mềm liên quan đến các quy trình nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp.

VII

Quản lý dự án CNTT

Sinh viên nắm được vai trò quản lý dự án, có kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, chi phí, chất lượng, nhân lực,… trong các dự án CNTT.

Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm

Sinh viên nắm vững được các kỹ thuật trong kiểm thử phần mềm: UnitTest, BlackBox,… Sinh viên có thể hướng tới thi chứng chỉ kiểm thử phần mềm ISTQB.

Lập trình di động

Xây dựng ứng dụng trên các thiết bị di động và có khả năng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như iOS, Android,…

An toàn bảo mật thông tin

Sinh viên hiểu rõ tổng quan về an toàn thông tin và một số cách thức bảo mật thông tin.

Kho dữ liệu và kinh doanh thông minh

Sinh viên có khả năng xây dựng và quản trị dữ liệu trong kho dữ liệu, dữ liệu lớn; Tổng hợp, trực quan hóa dữ liệu và xây dựng các báo cáo kinh doanh doanh thông minh.

Lựa chọn 1 trong 2 học phần:

- Ứng dụng Blockchain trong tài chính ngân hàng

- Hoặc Công nghệ tài chính Fintech

Sinh viên được tiếp cận tới các kiến thức tiên tiến về Blockchain và các ứng dụng thực tế trong Fintech

VIII

Đồ án tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp giải quyết bài toán thực tế dựa trên kiến thức tổng hợp đã học.

Các kiến thức bổ trợ được phân bổ trong các học kỳ thích hợp

Tiếng Anh

Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh cơ bản theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và tiếng Anh chuyên ngành hỗ trợ phát triển chuyên môn và khả năng học tập suốt đời.

Xác xuất thống kê; Đại số tuyến tính; Giải tích; Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình,..

Sinh viên được cung cấp các kiến cơ bản trong nhiều lĩnh vực bổ trợ cho khối kiến thức chuyên ngành.

4. Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình:

Sinh viên ra trường có khả năng chuyên môn sâu về kỹ thuật lập trình, phân tích thiết kế phần mềm, phân tích dữ liệu, phát triển và triển khai các dự án phần mềm, đánh giá thẩm định và quản lý các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và tư duy hệ thống. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với các chuyên gia tại các công ty công nghệ, ngân hàng, tham gia thực tập tại các doanh nghiệp lớn cũng như được tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

5. Thông tin liên hệ

Khoa Hệ thống thông tin quản lý

Địa chỉ: Phòng 604, Nhà A2, Trụ sở Học viện Ngân hàng, 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.3852.6419

Email:

Fanpage: //m.me/htttql

Video liên quan

Chủ đề