Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức phần 4 khoa học tự nhiên với công nghệ đời sống

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức

Giải câu hỏi mở đầu trang 7 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức

Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày ở hình bên. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?

Lời giải:

Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: bếp ga, máy điều hòa, bóng đèn, quạt điện, ti vi,...

Có thể nói nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ lạc hậu, không thể văn minh và tiến bộ.

- Kinh tế: nghèo nàn, đời sống con người cực khổ…

- Giáo dục: nền giáo dục kém phát triển, nhiều người mù chữ, …

- Máy móc: thô sơ, phụ thuộc nhiều vào sức lao động của động vật và con người,…

- Đời sống: thiếu thốn vật chất (máy móc, công cụ,…) để hỗ trợ cho các nhu cầu của con người: sinh hoạt hằng ngày, học tập, làm việc,….

II. Vật sống và vật không sống

Giải câu hỏi mục II trang 7 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức

Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?

1. Con người       2. Trái đất

3. Cái bàn            4. Cây lúa

5. Con voi            6. Cây cầu

Lời giải:

Trong các vật trên:

- Vật sống là: con người, cây lúa, con voi.

- Vật không sống là: cái bàn, cây cầu, trái đất.

III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

Giải hoạt động 1 mục III trang 8 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức

Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Các em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình.

Lời giải:

Hình a: Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau:

Khi hai thanh nam châm cùng cực thì đẩy nhau.

Khi hai thanh nam châm khác cực thì hút nhau.

Hình b: Khi bị đun nóng đường thì đường sẽ bị nóng chảy biến đổi thành chất khác là than và nước.

Hình c: Đem bình thủy tinh chụp kín cây thì sau một thời gian cây không thể tiếp tục phát triển bình thường và có thể chết vì thiếu oxi.

Hình d: Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước thì ta thấy bút như bị gãy ở mặt nước. Bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà tia sáng từ đầu dưới nước của chiếc bút trên đường truyền từ vật vào mắt ta đã bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Giải hoạt động 2 mục III trang 8 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức

Em hãy chép bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu "X" vào bảng?

Lời giải:

Hiện tượng

Lĩnh vực khoa học tự nhiên

Sinh học

Hóa học

Vật lí học

a

x

b

x

c

d

 x

IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống

Giải câu hỏi 1 mục IV trang 9 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện nay. Tìm thêm ví dụ minh họa.

Lời giải:

Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.

Tiêu chí

Ngày xưa khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển

Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển

Thông tin liên lạc

Dùng ngựa để gửi thư liên lạc.

Dùng điện thoại di động, để liên lạc.

Sản xuất

Dùng trâu để cày ruộng

Dùng máy cày để cày ruộng.

Giao thông vận tải

Dùng võng, chèo thuyền để di chuyển.

Dùng tàu thuyền, tàu siêu tốc để di chuyển.

Ví dụ: 

+ Ngày xưa đi bộ là chủ yếu → ngày nay có các phương tiện đi lại thuận tiện xe máy, oto, máy bay, tàu, …

+ Ngày xưa nấu bằng rơm, củi → ngày nay nấu bằng bếp từ, bếp ga.

+ Ngày xưa liên lạc bằng đường vận chuyển → ngày nay liên lạc bằng các thiết bị công nghệ thông tin.

+ Ngày xưa sử dụng sức vật nuôi như trâu bò để làm nông nghiệp → ngày nay sử dụng máy móc làm nông nghiệp.

Giải câu hỏi 2 mục IV trang 9 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức

Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên trong Hình 1.3 đối với con người và môi trường sống.

Lời giải:

Lợi ích của ứng dụng khoa học tự nhiên trong đời sống:

+ Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.

+ Các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc sống con người no đủ.

+ Y học phát triển ngày càng chữa trị được nhiều bệnh hơn.

+ Tận dụng nguồn năng lượng sẵn có trong thiên nhiên để chuyển hóa thành các năng lượng điện để phục vụ đời sống của con người.

Tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

+ Phá hủy sinh cảnh tự nhiên, nhiều loài sinh vật biến mất và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm sức khỏe con người.

Giải hoạt động mục IV trang 10 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy cùng các bạn trong nhóm học tập phân công mỗi người tìm đọc tiểu sử của một trong năm nhà khoa học nổi tiếng dưới đây, rồi viết tóm tắt về quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất ở nhà khoa học đó: 1. Niu-tơn, 2. Đác-uyn, 3.Pa-xtơ, 4. Ma-ri Quy-ri, 5. Anh-xtanh.

Lời giải:

2.

3.

4.

5.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [Kết nối tri thức] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên file PDF hoàn toàn miễn phí.

Thông tin bài học

Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” được biên soạn chú trọng vai trò của kiến thức gắn liền với thực tế; cập nhật thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa, thực tiễn Việt Nam; giúp người học vận dụng để giải quyết các vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần và vật chất.

Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức phần 4 khoa học tự nhiên với công nghệ đời sống

Thuộc chủ đề:Sách giáo khoa Gửi lên:11/07/2022 Lớp:Lớp 6 Môn học:Khoa học tự nhiên Xem:56

I. Khái niệm Khoa học tự nhiên

- Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên gọi là hiện tượng tự nhiên.

Hiện tượng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nhưng có một tính chất chung là xảy ra theo các quy luật xác định. VD: Trái Đất quay quanh Mặt Trời, con người sinh ra và lớn lên, …

- Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

II. Vật sống và vật không sống

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản,…

- Vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên, sinh sản,…

III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên gồm rất nhiều lĩnh vực:

- Sinh học nghiên cứu về vật sống.

- Hóa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.

- Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.

- Thiên văn học nghiên cứu các thiên thể.

IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống

Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người.

 Sơ đồ tư duy Giới thiệu về Khoa học tự nhiên:

Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức phần 4 khoa học tự nhiên với công nghệ đời sống

Loigiaihay.com