Khoảng cách lái xe an toàn

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, nhất là tai nạn liên hoàn xuất phát từ việc lái xe không giữ khoảng cách an toàn với xe trước. Do chạy nối đuôi nhau quá gần, một khi xảy ra tình huống bất ngờ như xe trước phanh gấp, rẻ hay gặp va chạm… sẽ không có đủ thời gian để đưa ra phản ứng kịp thời, cũng không đủ quãng đường để phanh an toàn và dừng xe lại, tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Khoảng cách lái xe an toàn

Ví dụ như vừa qua, tại km 14+400 trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một vụ tai nạn liên hoàn đã xảy ra, chiếc Toyota Fortuner đang lưu thông thì mất lái dẫn đến va chạm với Toyota Camry và Toyota Corolla Altis, làm cả 3 xe hư hỏng nặng phần đầu lẫn đuôi, rất may không có thương vong về người. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn ban đầu xác định là do lái xe không giữ khoảng cách an toàn. Nếu theo dõi thường xuyên thông tin về giao thông, những trường hợp tương tự như trên diễn ra liên tục, đặc biệt trên đường quốc lộ và cao tốc.

  1. Thông tư của Bộ Giao Thông Vận Tải:

Theo Thông tư số 91/2015 ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, khoảng cách an toàn (cự ly tối thiểu) giữa hai phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ tùy theo biển báo tốc độ trên quãng đường.

Khoảng cách lái xe an toàn

Cụ thể, trong trường hợp mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định đối với ô tô là: Tốc độ từ 60km/h, khoảng cách 35m; Tốc độ 80km/h, khoảng cách 55m; Tốc độ 100km/h, khoảng cách 70m; Tốc độ 120km/h, khoảng cách là 100m.

I. Luôn giữ đúng khoảng cách khi lái xe sẽ giúp bạn an toàn

Khi tham gia lưu thông trên đường, chủ điều khiển phương tiện giao thông nên chú ý giữ khoảng cách an toàn nhất định (cụ thể là khoảng cách đối với xe phía trước và phía sau).

Khoảng cách lái xe an toàn

Khoảng cách an toàn được hiểu là quãng đường từ phương tiện này đến phương tiện khác, khi tham gia giao thông tài xế phải luôn đảm bảo với cự lý nhất định. Trong mỗi trường hợp, trên mỗi cung đường khác nhau sẽ có những khoảng cách an toàn khác nhau.

II. Quy định về khoảng cách an toàn cho ô tô khi lưu thông trên cao tốc

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cao tốc, tuy nhiên không phải đường cao tốc nào cũng cho phép chạy xe với tốc độ giống nhau. Chẳng hạn, các cao tốc cho xe ô tô chạy với tốc độ tối đa 120 km/h hiện nay có:

♦ Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

♦ Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang

♦ Cao tốc Hà Nội – Lào Cai

♦ Cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây

♦ Đại lộ Thăng Long

Khoảng cách lái xe an toàn

Tuyến đường vành đai 3 trên cao ở Hà Nội và cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên hiện mới chỉ cho ô tô chạy tối đa 100 km/h, trước đây vận tốc chỉ là 80 km/h.

Với vận tốc xe chạy cao như trên, khoảng cách là điều cực kỳ quan trọng và sẽ phải dựa vào điều kiện thời tiết hay mặt đường để các phương tiện giữ khoảng cách an toàn.

Trong điều kiện thời tiết khô ráo bình thường

Trong trường hợp với điều kiện thời tiết bình thường, mặt đường khô ráo và không bị cản trở bởi các công trình đang thi công thì xe ô tô được phép lưu thông với tốc độ cụ thể như sau:

Tốc độ (Km/h)

Khoảng cách an toàn (mét)

60

30

60-80

50

80-100

70

100-120

90

Trong điều kiện trời mưa, sương mù

Bên cạnh những ngày nắng ráo thì ở Việt Nam cũng thường xuyên xảy ra mưa, sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị giảm. Theo đó, trong trường hợp này, tài xế ô tô phải hết sức cảnh giác để giữ đúng khoảng cách an toàn bằng việc giảm tốc độ. Biển báo trên đường cao tốc sẽ thường hạ 10km/h khi trời mưa, sương mù so với điều kiện thời tiết bình thường, tốc độ giảm và khoảng cách vẫn được giữ nguyên sẽ giúp bạn an toàn hơn.

Tốc độ (Km/h)

Khoảng cách an toàn (mét)

60 xuống 50

35

60-80 xuống 50-70

55

80-100 xuống 70-90

70

100-120 xuống 90-110

100

Mức phạt cho việc ô tô không giữ đúng khoảng cách an toàn

Khoảng cách lái xe an toàn

Hành vi vi phạm không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, cụ thể:

• Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự có hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” trừ việc thực hiện hành vi vi phạm này trên đường cao tốc thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

• Trường hợp người điều khiển xe không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài ra, nếu việc thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên gây tai nạn giao thông có người khác thì người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

• Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

Khoảng cách lái xe an toàn

Để đảm bảo hạnh phúc gia đình mình mọi người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ nêu trên.

Khi tham gia giao thông, không ít trường hợp xe phía trước vì một lý do nào đó đột ngột dừng lại. Nếu lái xe không kịp xử lý hoặc không đủ khoảng cách an toàn thì xe phía sau có thể sẽ đâm vào đuôi xe phía trước, gây ra nhiều thiệt hại, phiền phức.

Khoảng cách lái xe an toàn
Nhiều vụ tai nạn "dồn toa" xảy ra do các xe không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông

Các quy định hiện hành cũng nêu rõ khoảng cách an toàn giữa các xe. Cụ thể, tại điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải có quy định:

Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:

- Vận tốc dưới 60 km/h: Người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;

- Vận tốc 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m;

- Vận tốc trên 60 đến 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 50 m;

- Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;

- Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.

 
Đối với nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

Theo quy định, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Khoảng cách lái xe an toàn
Biển P.121

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, biển số P.121 với nội dung "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" để báo xe ô tô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu bằng trị số ghi trên biển.

Biển P.121 có hiệu lực cấm các xe ô tô kể cả xe được ưu tiên theo quy định đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. Biển này hết hiệu lực khi hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm".

Cũng theo điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT: "Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn,..."

Các phương tiện khi không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn có thể bị xử phạt rất nặng.

Khoảng cách lái xe an toàn
Mức xử phạt các lỗi về “Không giữ khoảng cách an toàn” theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Quy tắc “3 giây” giữ khoảng cách an toàn cho lái xe

Trên thực tế, nhiều lái xe do cố tình hoặc vô ý mà không thể xác định được khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường. Mẹo được nhiều lái xe có kinh nghiệm ưa chuộng nhất để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm đó là sử dụng quy tắc "3 giây".

Theo nhiều chuyên gia, 3 giây chính là khoảng thời gian cần và đủ để người điều khiển phương tiện dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dù là phanh gấp.

Khoảng thời gian này là kết quả của quá trình nghiên cứu dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn mà không xảy ra va chạm với xe phía trước hoặc xe xung quanh.

Ví dụ như một phương tiện đang di chuyển với tốc độ 60km/h, tức là mỗi giây đi được 16,67 m. Trong 3 giây, chiếc xe đó di chuyển được 50 m. Đây là khoảng cách đủ an toàn để tài xế kịp xử lý, phanh và tránh va chạm xảy ra.

Khoảng cách lái xe an toàn
Trên nhiều tuyến cao tốc có những "thước đo" khoảng cách giữa các xe. (Ảnh: Cartimes)

Tại một số đường cao tốc có sẵn các tấm biển ghi số 50m,100m hoặc 70m, 140m;… chính là để giúp lái xe dễ dàng hơn trong việc căn khoảng cách giữ xe sau với xe trước, từ đó có sự điều chỉnh về khoảng an toàn cách cho phù hợp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc căn và giữ khoảng cách theo quy định là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, quan trọng hơn là mỗi lái xe cần nâng cao sự tập trung để phản xạ kịp thời với các tình huống bất ngờ trên đường.

Hoàng Hiệp

Bạn có kinh nghiệm gì để giúp lái xe an toàn? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô Xe máy – Báo VietNamNet theo email: . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Khoảng cách lái xe an toàn

Trước những chuyến đi xa, phanh xe (thắng) là bộ phận luôn cần phải chăm sóc thường xuyên để đảm bảo an toàn. Vậy, kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này thế nào cho đúng?