Khu tam giác sắt của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn gồm các trường

Khu tam giác sắt của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn gồm các trường
Phóng to
Các cuộc xuống đường "Hát cho đồng bào tôi nghe", "Những đêm không ngủ", "Tuần hành chống Mỹ - ngụy" của SVHS các đô thị miền Nam - Ảnh tư liệu
TT - Cuộc đấu tranh giành lấy Tổng hội SV diễn ra quyết liệt và lâu dài. Ban chấp hành tổng hội được bầu ra từ hội đồng đại diện SV được cử từ các trường. Vậy muốn giành được tổng hội phải nắm lấy ban đại diện các trường.

Khu “tam giác sắt” của phong trào SVHS Sài Gòn

Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định đã gầy dựng được nhiều cơ sở, trong 14 trường lúc đó đã “lồng khung” được vào các ban đại diện Trường Khoa học, Sư phạm, Văn khoa, Nông lâm súc, Y khoa... Mặt khác, bằng việc tổ chức các nhóm báo chí, văn nghệ, công tác xã hội, ta đã thu hút lực lượng và khơi dậy nhiều phong trào ở một số trường.

Ngày 30-4-1967, tại số 4 Duy Tân diễn ra cuộc bầu cử lịch sử giữa hai liên danh là Hồ Hữu Nhựt và Lê Hồng Khanh. Kết quả là anh Nhựt đã trở thành chủ tịch tổng hội với 2/3 số phiếu, làm thất bại mọi thủ đoạn mua phiếu tráo trở của bọn phản động. Ban chấp hành mới ra mắt ngày 14-5-1967, biến trụ sở số 4 Duy Tân thành nơi hội thảo, hội nghị, họp báo, triển lãm... rất sôi nổi.

Tháng 9-1967, bùng lên cuộc đấu tranh rầm rộ của SV chống trò bầu cử tổng thống và chống kết quả bầu cử gian lận.

Phong trào SV được tập hợp rộng rãi hơn với Đại hội SV liên viện kỳ 1 (các viện đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Cần Thơ, Vạn Hạnh), tại số 4 Duy Tân, họp ngày 27-9-1967 trong vòng vây của cảnh sát, ra tuyên bố đòi hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống và yêu cầu Mỹ không được can thiệp vào nội bộ VN. Sau đó, những người dự đại hội cùng lực lượng SV phá vòng vây cảnh sát tiến xuống trụ sở Hạ nghị viện đốt thùng phiếu tượng trưng, họp báo và ra tuyên cáo.

Ngày 5-2-1969, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố đặt ngoài vòng pháp luật những người đòi hòa bình, trung lập và truy bắt những người công khai lãnh đạo phong trào. Chị Trần Thị Ngọc Hảo, quyền chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn, phải rút vào bí mật và tổng hội tạm thời chưa có ban chấp hành.

Cơ sở Thành đoàn vận động anh Nguyễn Văn Quỳ, chủ tịch ban đại diện Trường Nông lâm súc, nhận nhiệm vụ chủ tịch hội đồng đại diện SV. Sức mạnh của phong trào sau đó đã biến toàn thể ngôi trường Nông lâm súc thành trụ sở tổng hội, cùng với các trường Dược, Văn khoa thành khu “tam giác sắt” của phong trào SVHS Sài Gòn những năm sau đó.

Sau một thời gian tranh thủ vận động tích cực, cuộc bầu cử ban chấp hành nhiệm kỳ 1969-1970 của tổng hội được tiến hành và lễ ra mắt được tổ chức ngày 2-8-1969 tại giảng đường chính Trường Nông lâm súc. Hơn 300 SV và “quan khách” được mời đến dự lễ. Ông Trần Văn Tấn, phó viện trưởng Viện đại học Sài Gòn, ký giấy chứng nhận Tổng hội SV.

Trong ban chấp hành gồm bảy người, Thành đoàn có bốn: chủ tịch Nguyễn Văn Quỳ (Nông lâm súc), phó chủ tịch nội vụ Huỳnh Tấn Mẫm (Y khoa), phó tổng thư ký Nguyễn Hoàng Trúc (Nông lâm súc) và thủ quĩ Nguyễn Thị Yến (Văn khoa). Khi anh Quỳ tốt nghiệp ra trường, anh Huỳnh Tấn Mẫm được cử làm quyền chủ tịch.

Những trận đánh của SVHS

Ban chấp hành mới lãnh đạo SV chống quân sự hóa học đường, tổ chức những đêm “đốt giường chiếu” và ca hát ầm ĩ ở quân trường. Đến Noel 1969, tại Nông lâm súc có đêm văn nghệ “Hát cho đồng bào tôi nghe”, có triển lãm tranh dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và căm thù giặc.

Hoảng sợ trước phong trào, tháng 3-1970 Mỹ - Thiệu cho bắt Huỳnh Tấn Mẫm và 38 SV chủ chốt của các trường. Ngày 10-3-1970, học sinh Cao Thắng tổ chức cuộc bãi khóa đầu tiên của phong trào năm 1970. Giao tranh dữ dội bằng sắt thép, bom xăng diễn ra giữa học sinh Cao Thắng và cảnh sát dã chiến kéo dài đến trưa. Báo chí Sài Gòn đều đưa tin trang nhất.

Một cao trào mới đã nổ ra với những cuộc đấu tranh liên tiếp: họp báo, công bố tổng bãi khóa vô hạn định và toàn diện, sẵn sàng tuyệt thực và tự thiêu với khẩu hiệu “Chống đàn áp vô cớ SVHS”, đòi trình diện những SV bị tra tấn dã man trước công chúng... đã tạo một dư luận quần chúng rộng rãi chống Mỹ - Thiệu đàn áp SV.

Để tập hợp lực lượng học sinh trung học, tháng 4-1970, ban đại diện 24 trường trung học Sài Gòn đã họp tại Đại học Văn khoa để thành lập Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn và đề cử ban chấp hành lâm thời do Lê Văn Nuôi (đại diện học sinh Cao Thắng) làm chủ tịch. Lễ ra mắt chính thức được tổ chức vào tháng 5-1970 trong một đại hội gần 1.000 đại biểu học sinh các trường, diễn ra ngay trên đoạn đường Huỳnh Thúc Kháng, trước cổng Trường Cao Thắng trong vòng vây kẽm gai và khói đạn cay mịt mù của cảnh sát dã chiến.

Ngày 1-5-1970, Đại hội SVHS toàn miền Nam khai mạc với con số kỷ lục về đại biểu tham dự: 5.000 người, biểu dương sức mạnh của cả SV và HS chống Mỹ - Thiệu.

Ngày 13-6-1970, do áp lực của phong trào, Mỹ - Thiệu phải thả Huỳnh Tấn Mẫm và đồng đội, đồng thời giao biệt thự số 207 Hồng Bàng, quận 5 làm trụ sở tổng hội.

SV Mỹ xuống đường chống Mỹ tại Sài Gòn

Khi biết Huỳnh Tấn Mẫm ra tù, Tổng hội SV Hoa Kỳ đã gửi điện mời anh sang Mỹ nói chuyện. Nhiều thư mời của các tổng hội Úc, Nhật, New Zealand đã gửi tới và sau cùng là một kháng cáo của 76 tổ chức tổng hội SV và các tổ chức từ thiện nhiều nước đã được công bố trước chính quyền Sài Gòn đòi chống đàn áp SVHS, mời Huỳnh Tấn Mẫm đi nói chuyện. Chính quyền Sài Gòn không dám cho anh xuất ngoại và tìm cách đánh trống lảng.

Một buổi sáng tháng 7-1970, có một thư gửi đến Tổng hội SV. Thật bất ngờ khi biết đó là thư của bảy SV Mỹ, Úc, New Zealand, Hà Lan, Bỉ do chủ tịch Tổng hội SV Mỹ Charles Palmer dẫn đầu. Họ khéo léo đến Sài Gòn bằng con đường du lịch, đang ở khách sạn Continental và rất cần gặp ta.

Một cuộc họp kín giữa các bạn SV quốc tế và khoảng trăm bạn trẻ VN đã diễn ra tại chùa Ấn Quang do sự hỗ trợ của thượng tọa Thích Thiện Hoa. Anh Charles Palmer, 32 tuổi, thông báo tình hình SV Mỹ đấu tranh ủng hộ SV VN như: tiến công tòa đại sứ chính quyền Sài Gòn ở Washington, xiềng tay vào hàng rào để đòi thả Huỳnh Tấn Mẫm và chấm dứt đàn áp SVHS, treo ảnh anh Mẫm phóng to trước ngực và giăng tay nhau đi biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh VN. SV Úc và New Zealand cũng đã có nhiều hoạt động ủng hộ SV Sài Gòn.

Chín giờ sáng thứ hai 11-7-1970, từ ba xe taxi đỗ trước cổng Trường Nông lâm súc, bảy SV nước ngoài đi thẳng vào giảng đường lớn trương sẵn dòng chữ đỏ: Đại hội SV thế giới kỳ 1. Bài ca Dậy mà đi vang lên bừng bừng khí thế. Các bạn quốc tế cùng anh Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi ngồi chủ tọa đoàn. Bản tuyên cáo của đại hội đòi Mỹ - Thiệu chấm dứt chiến tranh, hòa hợp dân tộc, chống đàn áp HS.

SV Palmer phát biểu: “Bên nước Mỹ cũng không có hòa bình vì chính quyền hiếu chiến vẫn còn đưa lính Mỹ sang xâm lược các nước khác”. Anh kêu gọi SV các nước đoàn kết, xây đắp tình hữu nghị. Palmer nắm tay Mẫm giơ cao, pháo tay nổ vang chào mừng tình đoàn kết.

Cuộc xuống đường bắt đầu. Một biểu tượng chim bồ câu trắng bằng tre nan VN dang đôi cánh lớn dẫn đầu đoàn biểu tình. Có hàng trăm cụ già đã đến cùng tham gia xuống đường với con cháu. Bà ngoại Diệu Nhàn đã trao tặng Palmer một chiếc quan tài đỏ có ghi câu thơ Tố Hữu: Căm hờn lại giục căm hờn. Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu. Bà nói: “Đây là máu xương gây ra bởi bom đạn Mỹ mà chúng tôi muốn gửi tặng tới tổng thống Mỹ”.

Một SV Mỹ cùng một SV VN gánh chiếc quan tài uy nghi, bước đi vững chãi. Đoàn người đông đảo, tay đeo băng tang, trương các biểu ngữ: “Stop war”, “Peace now”, “Đả đảo đàn áp”... Trực thăng Mỹ vẫn đang quần đảo trên đầu họ. Chúng điện đàm rối rít với cảnh sát dưới đất. Cảnh sát đã chặn hai đầu, giăng kẽm gai, xe thiết giáp và xe vòi rồng.

Ngay ở lằn ranh Trường Dược và Tổng cục Chiến tranh chính trị quân đội Sài Gòn, cảnh sát cùng máy bay trực thăng bắn phi tiễn và lựu đạn cay đàn áp đoàn biểu tình. Chúng giật lấy chim bồ câu và quan tài. Nhiều người ngã gục. Huỳnh Tấn Mẫm bị ngất xỉu và Palmer đã ôm anh nhấc qua hàng rào Trường Dược. Một người bạn Mỹ khiêng quan tài vội đỡ một mẹ già đưa vào trong. Một SV VN kéo tay Palmer để leo qua rào.

Từ hai đầu, bọn cảnh sát thúc ép dồn đoàn người. SV kéo vào Trường Nông lâm súc phòng thủ. Cảnh sát xông xe vào hốt trọn bảy SV bạn chở ngay ra sân bay Tân Sơn Nhất, trục xuất họ về nước.

-------------

* Kỳ sau: Dùng vũ khí Nguyễn Cao Kỳ phá bầu cử tổng thống

------------------

Tin, bài liên quan:

- Kỳ 1: Xé hiến chương Vũng Tàu và buộc Nguyễn Khánh từ chức

LÊ VĂN NUÔI

Đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, do tình hình chính trị phức tạp, Pháp bỏ tên Đại học Đông Dương, tập hợp các trường Y khoa, Luật và Khoa học thành Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp. Viện trưởng là một người Pháp, viện phó là người Việt. Họ còn mở thêm chi nhánh ở Sài Gòn với một số lớp đại học và cao đẳng dự bị, do nhu cầu theo bậc đại học ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ phát triển mạnh.

Ngôi trường trên nền cũ của thành lũy, đồn binh

Lớp Cao đẳng dự bị Văn chương Pháp mở ra nhằm giúp thanh niên người Việt và Pháp chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiếp tục theo học đại học ở Pháp, do ông Nguyễn Thiệu Lâu làm Tổng thư ký.

Lớp Văn chương Pháp phát triển thành Ban dự bị Văn khoa Pháp năm 1955 rồi trở thành Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp. Lúc này, lớp phải mượn tạm lớp học của trường Kỹ nghệ thực hành ở đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) để học vào buổi tối.

Khi lớp học dời về trường Pétrus Ký thì sinh viên được học vào ban ngày. Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp sau đó sáp nhập với Đại học Văn khoa từ Hà Nội chuyển vào trở thành Đại học Văn khoa, trực thuộc Viện Đại học Quốc gia Việt Nam (tức Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp từ Hà Nội chuyển vào, sau đó được chuyển giao cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam).Trụ sở trường ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Gia Long, nơi diễn ra lễ khai giảng đầu tiên năm 1957.

Khu tam giác sắt của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn gồm các trường

Đại học Văn khoa trong ngày đầu thành lập. Ảnh tư liệu Đại học Văn khoa.

Muốn theo học ở Đại học Văn khoa, ứng viên phải có bằng tú tài toàn phần Việt Nam hoặc bằng tú tài ở nước ngoài. Đến năm học tiếp theo 1958-1959, ứng viên phải có bằng tú tài văn chương.Khi nhập học, sinh viên phải qua một năm dự bị và suốt quá trình học ở trường, họ không phải đóng học phí. Sau khi trúng tuyển kỳ thi cuối năm dự bị, sinh viên học tiếp các chứng chỉ cử nhân.

Mỗi năm học, sinh viên được ghi tên học tối đa hai chứng chỉ cử nhân và có thể dự thính những chứng chỉ khác với tư cách bàng thính viên (ngồi nghe, không được coi là chính thức). Có 16 chứng chỉ cử nhân Đại học Văn khoa đào tạo trong năm học đầu tiên gồm: Văn chương Việt Nam, Hán học cổ kim, Hán học kim văn, Văn chương Pháp, Ngữ học Pháp, Văn chương và văn minh Anh, Ngữ học Anh, Sử Việt Nam, Tâm lý học...

Từ năm 1964, Đại học Văn khoa dời về đường Cường Để (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay) trong khuôn viên thành Cộng Hòa cũ. Đây vốn là doanh trại quân sự khép kín, được Pháp cho xây kiên cố bằng bêtông cốt thép từ năm 1870 theo phong cách kiến trúc pháo đài phòng thủ.

Tại đây, các chàng trai cô gái Văn khoa được sống trong khung trời mơ mộng với ngôi trường cổ kính và những con đường rợp bóng cổ thụ. Sát bên trường Văn khoa là Thảo Cầm Viên như một khu rừng thu nhỏ giữa lòng thành phố và ngôi trường Trưng Vương với những nữ sinh duyên dáng mỗi buổi tan trường.

"Hỡi người tình Văn khoa, bóng người trên hè phố; Lá đổ để đưa đường, hỡi người tình Trưng Vương" là những câu hát trong bài Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy đã trở nên quen thuộc với sinh viên Văn khoa ngày đó.

Khu "tam giác sắt" ở trung tâm Sài Gòn

Đại học Văn khoa là một trong những trung tâm của phong trào đấu tranh của sinh viên Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn trước 1975. Ngày 1/5/1957, sinh viên đại học này tổ chức xuống đường cùng hàng nghìn công nhân đưa yêu sách gồm 39 điều của Tổng liên đoàn lao động, trong đó điều cuối cùng đòi thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình.

Trong năm đó, Ban Cán sự học sinh, sinh viên do Hồ Hảo Hớn chỉ đạo cử đại diện lên Nha Học chính, đòi mở thêm trường công, thực hiện chuyển ngữ ở đại học. Tiếp đó, phong trào đòi dùng tiếng Việt ở bậc đại học ra đời, lan rộng ra các trường đại học ở miền Nam.

Khu tam giác sắt của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn gồm các trường

Một cuộc biểu tình của sinh viên Sài Gòn trước 1975. Ảnh tư liệu Đại học Văn khoa.

Trước khi Mỹ đổ quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, không khí chính trị ở đô thành Sài Gòn nóng dần lên, nhất là ở các đại học. Các giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Tôn Thất Dương Kỵ, Nguyễn Văn Kiết, Nghiêm Thẩm… đứng ra cảnh báo tình hình nghiêm trọng của đất nước, giúp sinh viên có thêm động lực cho các hoạt động chống chiến tranh, đòi hòa bình, thống nhất.

Ở Sài Gòn khi đó hình thành một khu "tam giác sắt" ngay trung tâm thành phố, như một căn cứ địa do sinh viên làm chủ, trong đó Đại học Văn khoa là mũi nhọn. Giữa năm 1968, chính quyền Sài Gòn bao vây trụ sở Tổng hội sinh viên Sài Gòn ở số 4 đường Duy Tân và tuyên bố xóa sổ trụ sở.

Cuối năm đó, Tổng hội dời về trường Nông Lâm Súc. Từ đó, trường Nông Lâm Súc, Dược khoa và Văn khoa trên đường Cường Để tạo thành trung tâm của phong trào sinh viên Sài Gòn. Suốt những năm tháng ấy, hầu như ngày nào cũng có biểu tình, đấu tranh ở khu vực này và khu công trường trước Hạ viện cho đến ngày thống nhất đất nước.

Cùng với phong trào đấu tranh chống quân sự hóa học đường, sinh viên Văn khoa ngày ấy quyết liệt chống đàn áp học sinh, sinh viên. Họ cùng hàng nghìn sinh viên Sài Gòn đã thức trắng đêm 24/4/1970 để tang Việt kiều bị chính quyền Lon Nol khủng bố.

Khu tam giác sắt của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn gồm các trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănngày nay. Ảnh: hcmussh.edu.vn

Năm 1976, Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học từ Viện Đại học Sài Gòn được sáp nhập thành Đại học Tổng hợp TP HCM, chuyên đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, giảng viên giảng dạy khoa học cơ bản cho các trường trong khu vực.

Khi đó, trường có 16 khoa Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất, Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Kinh tế, Thư viện, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Đông Phương học và bộ môn Luật.

20 năm sau đó, Đại học Tổng hợp được tách ra thành Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc hệ thống Đại học Quốc gia TP HCM.

Hiện, đại học này có hơn 20.000 người học, với hàng trăm học viên nước ngoài, trở thành trung tâm đào tạo nhân lực ngành khoa học xã hội và nhân văn lớn ở phía Nam.

Mạnh Tùng