Khu vực nào dưới đây theo nhận định có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Khu vực nào dưới đây theo nhận định có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục

Câu 1: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Vũ Trụ.

D. Dải Ngân hà.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/19, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là

A. Thiên hà.

B. Vũ Trụ.

C. Hệ Mặt Trời.

D. Dải Ngân hà.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/19, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm

A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/20, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Nếu đi từ phía đông sang phía tây, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

A. lùi lại 1 giờ.

B. tăng thêm 1 giờ.

C. lùi lại 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 ngày lịch.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/20-21, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có:

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/19, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh

B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Đáp án C.

Giải thích: SGK/19, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Tính từ Mặt Trời ra, đứng thứ 3 là

A. Kim Tinh.

B. Thủy Tinh.

C. Trái Đất.

D. Hỏa Tinh.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/19, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí

A. Thứ nhất.

B. Thứ ba.

C. Cuối cùng.

D. Ở giữa.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/19, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12) là

A. vĩ tuyến 00.

B. đường chuyển ngày quốc tế.

C. kinh tuyến giữa.

D. giờ thiên văn.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/20-21, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động nào dưới đây?

A. Tự quay quanh trục của Trái Đất.

B. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất.

D. Tịnh tiến của Trái Đất.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/20-21, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian

A. Một ngày đêm.

B. Một năm.

C. Một mùa.

D. Một tháng.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/20-21, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Nhìn từ thượng xuống các con sông ở Bắc bán cầu thường bị sạt lở ở bờ

A. Bên phải.

B. Bên trái.

C. Cả hai bên.

D. Không bên nào cả.

Đáp án A.

Giải thích: Do tác động của lực coriolit (lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất) nên nếu nhìn từ thượng xuống các con sông ở Bắc Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ bên phải.

Câu 13: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi

A. Chuyển động theo phương kinh tuyến.

B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 300.

C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 600.

D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến.

Đáp án A.

Giải thích: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi chuyển động theo phương kinh tuyến.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời?

A. Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng.

. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng.

D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay.

Đáp án C.

Giải thích: Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.

Câu 15: Vì sao ngày và đêm luôn phiên nhau xuất hiện trên Trái Đất?

A. Trái Đất hình cầu và các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song.

B. Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng của mình.

C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với thời gian 1 ngày đêm.

D. Trái Đất hình tròn và thực hiện các chuyển động trong quá trình chuyển động.

Đáp án A.

Giải thích: Nguyên nhân khiến ngày và đêm luôn phiên xuất hiện trên Trái Đất là do Trái Đất có dạng hình cầu và các tia sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất luôn song song với nhau.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.

C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà.

D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.

Đáp án C.

Giải thích:

- Thiên thể bao gồm các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh -> A đúng.

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà -> B đúng.

- Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà => Nhận xét: Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà là chưa chính xác.

Câu 17: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía xích đạo.

Đáp án B.

Giải thích: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng về phía bên trái theo hướng chuyển động.

Câu 18: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?

A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.

D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

Đáp án A.

Giải thích: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng -> sinh ra ngày và đêm.

Câu 19: Khu vực nào dưới đây có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vĩ độ trung bình.

Đáp án A.

Giải thích: Khu vực chuyển động với vận tốc nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay là vòng cực và chuyển động với vận tốc lớn nhất ở xích đạo.

Câu 20: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?

A. Các mùa trong năm.

B. Sự luân phiên ngày, đêm.

C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.

D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Đáp án B.

Giải thích: Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng -> sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm. Các hệ quả ý A, C, D là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời sinh ra.

Câu 21: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ Xích đạo về cực Bắc sẽ bị lệch hướng nào dưới đây?

A. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía xích đạo.

Đáp án B.

Giải thích: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ Xích đạo về cực Bắc sẽ bị lệch hướng về phía bên phải theo hướng chuyển động.

Câu 22: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng nào dưới đây?

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía bên dưới theo hướng chuyển động.

Đáp án B.

Giải thích: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng về phía bên phải, còn ở bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng về phía bên trái theo hướng chuyển động.

Câu 23: Vì sao Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển?

A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.

B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

C. Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km, đó là khoảng cách lí tưởng cho sự sống và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

Câu 24: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành

A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Đáp án C.

Giải thích: Do tác động của lực Côriôlít, ở bán cầu Bắc vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải => Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

Câu 25: Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Đáp án D.

Giải thích: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân chủ yếu là do Trái Đất có dạng hình khối cầu và quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 26: Nếu múi giờ số 10 đang là 20 giờ ngày 17 – 5 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

A. 17 giờ ngày 16 – 5

B. 17 giờ ngày 17 - 5

C. 19 giờ ngày 16 - 5

D. 19 giờ ngày 17 – 5

Đáp án B.

Giải thích:

- Việt Nam (múi giờ số 7) và khu vực múi giờ số 10 chênh nhau: 10 giờ - 7 giờ = 3 giờ.

- Múi giờ số số 7 nằm ở bên trái múi giờ số 10 nên có giờ đến muộn hơn => Số giờ tại múi giờ số 7 = Số giờ (ở múi giờ 10) – số giờ chênh lệch = 20 giờ – 3 giờ = 17 giờ cùng ngày. Như vậy, nếu múi giờ số 10 đang là 20 giờ ngày 17 – 5 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là 17 giờ ngày 17 – 5.

Câu 27: Vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Đáp án A.

Giải thích: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do Trái Đất có dạng hình cầu và Trái Đất tự quay quanh trục.

Câu 28:Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

A. 12 giờ ngày 15 – 2

B. 12 giờ ngày 14 - 2

C. 23 giờ ngày 15 - 2

D. 23 giờ ngày 14 – 2

Đáp án A.

Giải thích: Việt Nam (múi giờ số 7) và khu vực múi giờ số 12 chênh nhau: 12 giờ -7 giờ = 5 giờ.

- Múi giờ số số 7 nằm ở bên trái múi giờ số 12 nên có giờ đến muộn hơn => Số giờ tại múi giờ số 7 = Số giờ (ở múi giờ 12) – số giờ chênh lệch = 18 giờ – 5 giờ = 12 giờ ngày 15 – 2. Như vậy, nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là 12 giờ ngày 15 – 2.

Câu 29: Tại sao ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, có giờ khác nhau?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Đáp án D.

Giải thích: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau và cũng có giờ khác nhau.

Câu 30: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm

A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.

B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.

C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn những người ở phía Đông.

D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau.

Đáp án B.

Giải thích: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K cho teen 2k5 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Khu vực nào dưới đây theo nhận định có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục

Khu vực nào dưới đây theo nhận định có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.