Kịch bản giãn cách xã hội

Kịch bản giãn cách xã hội

© 1999 - 2022 Báo Lao Động
Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Giấy phép số 34/GP-CBC do Cục Báo Chí - Bộ TTTT cấp ngày 18.08.2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
Địa chỉ liên hệ:
Số 06, Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Thông tin liên hệ:
Tòa soạn: (+84 24) 38252441 - 35330305
Báo điện tử: (+84 24) 38303032 - 38303034
Email:  -
Quảng cáo: (+84 24) 39232694 (Báo in) (+84 24) 35335237 (online)
Đường dây nóng: 096 8383388 * Bạn đọc: (+84 24) 35335235

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngành y tế đã tham mưu cho thành phố kịch bản “đi trước”, sẵn sàng ứng phó ngay ở cả tình huống xấu nhất.

Kịch bản giãn cách xã hội
Hà Nội sẵn sàng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Hà Phương

Sẵn sàng ứng phó với kịch bản xấu nhất

Ngày 17.9, ông Nguyễn Đình Hưng cho biết, ngành y tế TP.Hà Nội sẵn sàng ứng phó kịch bản xấu nhất của dịch COVID-19.

Theo ông Hưng, tại Hà Nội, từ khi dịch bùng phát đợt 4 (27.4) đến nay thành phố đã ghi nhận hơn 3.800 ca mắc COVID-19. Trong đó, có khoảng 5-6% bệnh nhân chuyển biến nặng, nguy kịch phải điều trị tại tầng 3.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay: “Dịch ở Hà Nội còn nhiều phức tạp, không thể lường trước. Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Sở Y tế đã tham mưu cho thành phố kịch bản có thể nói là đi trước. Sở xây dựng kịch bản với 40.000 ca mắc COVID-19, trong đó 32.000 trường hợp tầng 1 – tầng nhẹ và không biến chứng; 8.000 trường hợp tầng 2, 3 là bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch - hiện sẵn sàng kích hoạt kịch bản nếu dịch bùng phát rộng”, ông Hưng nhấn mạnh.

Kịch bản giãn cách xã hội
  Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: Hà Phương

Mục tiêu chiến lược của các tầng khác nhau. Cụ thể, tầng 1: Hạn chế lây nhiễm chéo, nhất là không để xảy ra giữa các nhân viên y tế. Đồng thời theo dõi, điều trị theo sát các ca bệnh ở tầng 1, nếu cần thiết sẽ cho thở oxy, dùng thuốc chống đông, kháng viêm ngay để hạn chế chuyển tầng 2.

Tầng 2 tận dụng các bệnh viện đa khoa hạng 2 có đầy đủ cơ sở hạ tầng để điều trị bệnh nhân chuyển từ tầng 1. Mục tiêu chung là tập trung điều trị, chăm sóc tốt bệnh nhân ở tầng 1, 2 để hạn chế tầng 3 (tầng bệnh nhân nặng). Tầng 3 đang được phân về 4 bệnh viện đa khoa hạng 1 đầy đủ nhân lực, trang bị tốt để điều trị tốt bệnh nhân gồm: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19

Để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. ngành y tế thành phố đã kích hoạt 2 bệnh viện tầng 3 gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội hàng ngày giao ban trực tiếp với các bệnh viện vào buổi sáng với 81 điểm cầu, qua đó nghe được báo cáo hội chẩn các trường hợp từ nhẹ đến nặng, báo cáo chuyển tầng. Như vậy thông tin điều trị được trao đổi liên tục, thông suốt giữa các bệnh viện phối hợp nhau cùng điều trị, ông Hưng nêu.

Ngoài ra, thành phố cũng đã tập huấn cho bác sĩ tầng 3 với chuyên gia của bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tăng, thành phố có tính tới phương án mời F0 tham gia hỗ trợ điều trị hay không, ông Hưng cho biết, Hà Nội luôn có kịch bản và F0 tham gia điều trị cũng đã có trong kế hoạch. Tuy nhiên, với tình hình kiểm soát dịch bệnh như hiện nay Hà Nội chưa cần thiết huy động lực lượng F0 đã khỏi bệnh vào hỗ trợ chống dịch.

Kịch bản giãn cách xã hội
  Bệnh viện dã chiến Hoàng Mai, Hà Nội với quy mô 500 giường đã hoàn thiện và đi vào hoạt động. Ảnh: Tô Thế

Bên cạnh đó, trong công tác phòng chống dịch, vai trò của tổ COVID cộng đồng quan trọng. Nếu các thành viên làm tốt, xây dựng được các tổ an toàn, nhân rộng xã phường, quận huyện, thành phố an toàn, ông Đình Hưng thông tin thêm.

Cuộc chiến phòng, chống COVID-19 yêu cầu người dân nhận thức rõ được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Hiểu được bệnh và biện pháp phòng bệnh như thông điệp 5K, 5T, phối hợp chính quyền địa phương trong tiêm phòng, giãn cách.

Ông Nguyễn Đình Hưng đưa ra khuyến cáo, “Nếu mỗi người dân ý thức tốt, phòng tốt, không nhiễm, an toàn cho bản thân thì gia đình an toàn, khu phố, làng xóm an toàn. Đối với người dân, ngay cả đã tiêm đủ 2 mũi, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn xảy ra nên vẫn phải thực hiện tốt 5K, giãn cách. Đặc biệt phải tìm hiểu bệnh, phòng bệnh đúng cách, đảm bảo thực hiện đúng phòng bệnh; liên tục không chủ quan, hạn chế tụ tập đông người".

Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã họp bàn rất cụ thể để chỉ đạo rõ việc trong giai đoạn hiện nay và sau ngày 21.9, sẽ có chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng, sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự Đảng UBND TP rà soát, có phương án cụ thể báo cáo vào thứ Hai tuần tới để có phương pháp, giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả nhất sau ngày 21.9. Theo nguyên tắc phòng chống dịch đặt lên hàng đầu, từ đó tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh.