Kiểm sát viên sơ cấp là gì

Căn cứ Luật Tổ chức VKSND năm 2014; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao, sau khi thống nhất với Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên, Viện trưởng VKSND tối cao quyết định:

Ban hành Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân. Nội dung quy chế quy định:

1. Đối tượng đăng ký

Công chức hiện đang công tác tại VKSND các cấp, là Chuyên viên, Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp; Kiểm tra viên, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp; Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc tương đương, công tác tại VKSND các cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đều có quyền đăng ký để được xét tuyển, tham gia dự thi vào chức danh Kiểm sát viên theo các ngạch được quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

2. Hồ sơ đăng ký thi

– Văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền xét tuyển (ƯBKS) quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

– Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức đang giữ và văn bằng chứng chỉ có liên quan.

– Bản kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất của người dự thi.

– Văn bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị người dự thi đang công tác.

– Nhận xét đánh giá của cấp ủy hoặc chính quyền nơi cư trú; cấp ủy hoặc Chỉ huy đơn vị Quân đội quản lý về hành chính quân sự (trường hợp người dự thi đang công tác ở Viện kiểm sát quân sự).

– Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe) của công chức do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Hồ sơ dự thi được gửi về VKSND tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

3. Hình thức, thời gian và nội dung thi

– Thi viết, thời gian 180 phút.

– Thi trắc nghiệm, thời gian 60 phút.

– Nội dung thi: Các Luật, Nghị quyết của Quốc hội đang có hiệu lực thi hành liên quan đến nghiệp vụ kiểm sát.

4. Cách tính điểm:

Bài thi được chấm theo thang điểm 100 đối với mỗi hình thức thi. Bài thi viết tính hệ số 2, bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1.

5. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ các bài thi theo quy định tại Điều 16 Quy chế này;

– Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;

– Có kết quả thi tuyển cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong phạm vi chỉ tiêu Kiểm sát viên cần bổ sung của đơn vị đăng ký dự thi.

– Trường hợp có 02 người trở lên có tổng điểm thi tuyển bằng nhau thì người có điểm bài thi viết cao hơn là người trúng tuyển. Trường hợp điểm bài thi viết bằng nhau thì người có thời gian công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân dài hơn là người trúng tuyển. Nếu có thời gian công tác bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định.

– Không bảo lưu kết quả thi.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo

– Trong quá trình tổ chức thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, Hội đồng thi tuyển phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

– Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thi tuyển thông báo công khai điểm thi hoặc kể từ ngày cơ quan cừ người dự thi nhận được thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo. Nếu đơn phúc khảo gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu vào phong bì, nếu gửi trực tiếp thì tính từ ngày Hội đồng thi tuyển nhận được đơn phúc khảo.

– Chỉ xem xét, giải quyết đơn đề nghị phúc khảo được gửi trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Hội đồng thi tuyển.

– Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho người dự thi trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo.

– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định thành lập Ban Chấm phúc khảo, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban Chấm thi. Trường hợp kết quả phúc khảo chênh lệch so với điểm bài thi trước trên 10% so với điểm tối đa, Chủ tịch Hội đồng thi phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu với cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) để xem xét, quyết định kết quả phúc khảo. Kết quả phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi. Hội đồng thi tuyển thông báo cho người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo kết quả phúc khảo.

Kết quả thi tuyển được thông báo công khai trên Website của VKSND tối cao.

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.

Kiểm sát viên là gì? Kiểm sát viên là làm gì? Kiểm sát viên làm gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên như thế nào? Học gì để làm kiểm sát viên? Học kiểm sát viên ở đâu? Để trở thành Kiểm sát viên cần đáp ứng những điều kiện gì? Đây là số ít trong nhiều câu hỏi được các bạn đang quan tâm về vị trí này đặt ra. 

Mời bạn cùng Glints đi tìm lời giải đáp cho tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên là người thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Họ thường làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân, có nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luận trong các vụ án hình sự được xét xử trong các phiên tòa.

Kiểm sát viên là người trực tiếp triệu tập, hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người báo tin, người tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị tố giác, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, bị hại, đương sự, người làm chứng; lấy lời khai của người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp. 

Vai trò của Kiểm sát viên là bảo vệ pháp chế, hạn chế những sai phạm trong quá trình xét xử, các bản án oan sai.

kiểm sát viên là gìKiểm sát viên là người thực hiện chức năng thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụ thể như sau:

  • Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm với hoạt động được tố tụng hình sự mới được quy định so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003, bao gồm: 
    • Kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, người có thẩm quyền (điểm a); trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết về nguồn tin về tội phạm (điểm b)
    • Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội pháp, khởi tố, áp dụng biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăn chặn; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (điểm c).
  • Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm với các hoạt động trực tiếp khi được phân công thực hành quyền công tố và Kiểm sát viên tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trong đó bao gồm:
    • Kiểm sát trực tiếp hoạt động khám nghiệm hiện trường, tử thi, nhận dạng, nhận biết giọng nói, đối chất, thực nghiệm điều tra, khám sát (điểm d); kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; hoạt  động tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra (điểm đ)
    • Đưa ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can (điểm e)
    • Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm,người bị kiến nghị khởi tố, người bị tố giác, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, đương sự, bị hại; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (điểm g)
    • Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị kiến nghị khởi tố bị hại, người bị tố giác; quyết định giao người chưa đủ 18 tuổi cho Cơ quan/Tổ chức/Cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát với người phạm tội chưa đủ 18 tuổi (điểm h)
    • Tiến hành trực tiếp một số hoạt động điều tra (điểm i)
    • Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu/đề nghị thay đổi người bào chữa; yêu cầu hoặc đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật (điểm k)
    • Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, luận tội, tranh luận và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp (điểm 1)
    • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát dưới sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát (điểm p)

Kiểm sát viên không được làm gì?

Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên, trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ cho bạn những điều mà KHÔNG được thực hiện của Kiểm sát viên.

  • Tư vấn cho người bị bắt giữ, bị cáo, bị can, đương sự, hoặc các đối tượng tham gia tố tụng khác, làm cho hoạt động giải quyết vụ án không tuân theo đúng quy định của pháp luật
  • Can thiệp, lợi dụng quyền hạn và sức ảnh hưởng của mình trong việc giải quyết vụ án, tác động đến người giải quyết vụ án
  • Mang hồ sơ, tài liệu vụ án ra khỏi phạm vị cơ quan khi chưa nhận được sự đồng ý từ người có thẩm quyền và không phải vì nhiệm vụ được giao
  • Tiếp bị can, bị cáo, đương sự, những người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài phạm vi được quy định

kiểm sát viên làm nhiệm vụ gìKiểm sát viên là làm gì? Những việc gì họ cần tránh làm?

Điều kiện để trở thành Kiểm sát viên

Điều kiện trở thành Kiểm sát viên là gì? Nếu bạn có mong muốn theo đuổi nghề nghiệp này thì chắc chắn không thể qua những điều kiện để trở thành Kiểm sát viên mà Glints chuẩn bị chia sẻ dưới đây.

Tiêu chuẩn chung

Trước tiên, ứng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung, bao gồm:

  • Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt
  • Tốt nghiệp tối thiểu bằng cử nhân luật
  • Đã trải qua quá trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát
  • Có đủ thời gian công tác thực tế theo quy định
  • Sức khỏe tốt đảm bảo thực hiện công việc

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp

Với những người đạt đủ các điều kiện kể trên (tiêu chuẩn chung) có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp tại Viện kiểm sát nhân dân, hoặc tại Viện kiểm sát quân sự nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ. Điều kiện bao gồm:

  • Thời gian công tác pháp luật tối thiểu 4 năm
  • Đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp

Đọc thêm: Top 7 Các Công Ty Luật Hàng Đầu Việt Nam

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp

Ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn dưới đây có thể được bổ nhiệm vị trí Kiểm sát viên trung cấp.

  • Có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên sơ cấp tối thiểu 5 năm
  • Đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Đầy đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp

Bên cạnh đó, do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát, ứng viên có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 10 năm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung; đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đầy đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp và trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp tại Viện kiểm sát nhân dân hoặc Viện kiểm sát quân sự (đối với ứng viên là quân nhân).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp

Ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung và các điều kiện dưới đây có thể được bổ nhiệm vào vị trí Kiểm sát viên cao cấp:

  • Có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp tối thiểu 5 năm
  • Đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Đầy đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp

Bên cạnh đó, do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát, ứng viên có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 15 năm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung; đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đầy đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp và trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp tại Viện kiểm sát nhân dân hoặc Viện kiểm sát quân sự (đối với ứng viên là quân nhân).

kiểm sát viên sơ cấp
Các kiểm sát viên cần đạt được các tiêu chuẩn nhất định để được bổ nhiệm (credit: Vietnamnet)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung và các điều kiện dưới đây có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

  • Có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên cao cấp tối thiểu 5 năm
  • Đầy đủ năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Có khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng nằm trong thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Bên cạnh đó, do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát, ứng viên có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 20 năm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung; đầy đủ năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng nằm trong thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Lộ trình trở thành Kiểm sát viên

Lộ trình để trở thành Kiểm sát viên bao gồm 6 bước như dưới đây:

  • Bước 1: Thi đỗ vào các trường Đại học đào tạo chuyên ngành luật
  • Bước 2: Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành luật
  • Bước 3: Thi đỗ kỳ thi công chức ngành Kiểm sát viên hoặc xét tuyển
  • Bước 4: Đi học nghiệp vụ kiểm sát
  • Bước 5: Được bổ nhiệm thành Kiểm sát viên khi đã đáp ứng điều kiện trở thành Kiểm sát viên

Đọc thêm: Nên Học Ngành Luật Nào? Chi Tiết Tiềm Năng Của Từng Ngành Luật Bạn Cần Biết

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về công việc Kiểm sát viên mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Kiểm sát viên là gì cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về vị trí công việc này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.