Kiểm tra điểm thi tốt nghiệp thpt 2023

Vừa qua, ĐH Kinh tế Quốc dân đã công bố đề án tuyển sinh năm 2022, trong đó nội dung đáng chú ý là trường sẽ không tuyển sinh theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT từ năm 2023. Trước thông tin mới này, trường có lý giải như thế nào?

Kiểm tra điểm thi tốt nghiệp thpt 2023

Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) công bố 4 phương thức tuyển sinh

Theo đề án tuyển sinh, từ năm 2023, trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm.

Về nội dung này, Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn được nhà trường sử dụng trong xét tuyển. Phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm có sử kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Ví dụ: trường xét điểm IELTS kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT, hoặc kết hợp xét tuyển với điểm tổng kết cho đối tượng HSG của trường chuyên.

Về chỉ tiêu xét tuyển, nhà trường dành khoảng 40% cho kết quả thi tốt nghiệp THPT những không sử dụng như một phương thức xét tuyển độc lập. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là dự kiến.

Ngoài ra, nhiều ý kiến lo ngại việc xét tuyển này sẽ gây bất công bằng với các thí sinh nông thôn. Theo GS Hoa, nhà chưa không chỉ sử dụng mình kết quả IELTS trong xét tuyển mà còn xét tuyển bằng kết quả học tập THPT, điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT. Như trước, nhà trường xét tuyển tổ hợp 3 môn thì dự kiến năm 2023 sẽ chỉ xét 2 môn thi tốt nghiệp THPT, cơ hội vẫn được đảm bảo cho tất cả thí sinh.

Theo GS Hoa, kế hoạch năm 2023 vẫn đang là dự kiến, nhà trường vẫn giữ quan điểm phải đảm bảo tất cả mọi thí sinh có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học một cách bình đẳng, các phương thức đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Những năm vừa qua, mức điểm chuẩn vào trường theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng dao động từ 28-29 điểm, thí sinh vùng khó khăn đỗ không nhiều. Nhà trường vẫn dùng kết quả thi này nhưng sẽ phải sử dụng một cách phù hợp.

(Nguồn: Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam)

Có phải em đang lạc lối giữa “ma trận” các phương thức tuyển sinh, các ngành nghề, trường đại học và chưa biết phải lựa chọn ra sao cho phù hợp. Để giải quyết những băn khoăn đó, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Thông qua kết quả trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI, các em sẽ được tư vấn trực tiếp cùng những chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu để chọn ra cho mình ngành học, trường đại học phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách…

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỌN NGÀNH – CHỌN TRƯỜNG

– Tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia 15 năm kinh nghiệm trong tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
– Gỡ bỏ phân vân khi lựa chọn phương thức tuyển sinh
– Tăng tỉ lệ đỗ đại học
– Chọn ngành có cơ hội việc làm cao
– Chọn trường phù hợp với năng lực
– Định hướng lộ trình học và thi cử phù hợp

>>Đăng ký ngay<<

Bắt đầu từ năm 2023, cách tính điểm ưu tiên mới trong xét tuyển sẽ được áp dụng cho tất cả các phương thức xét tuyển vào đại học, bao gồm cả xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển bằng học bạ, đánh giá năng lực riêng của các trường và nhiều hình thức xét tuyển khác.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Quy chế tuyển sinh 2022 đã đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức điểm 30 điểm. Đến mốc 30 điểm thì thí sinh không được cộng điểm ưu tiên nữa. Các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp. Công thức tính điểm ưu tiên áp dụng cho mức trên 22.5 điểm được quy định rõ trong quy chế tuyển sinh 2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Theo cách tính điểm ưu tiên mới, không còn hiện tượng thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao hơn 30 điểm (ảnh minh họa)

Theo quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), việc tính điểm ưu tiên sẽ được điều chỉnh, không còn hiện tượng thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao hơn 30 điểm.

Làm rõ về điểm mới này trong Quy chế, bắt đầu áp dụng từ năm 2023, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm (mức 22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường) khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (KV3); nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỉ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy: nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên; điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên, và các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở KV3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu. Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỉ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Điểm ưu tiên tính theo quy chế sẽ được giảm tỷ lệ với Tổng điểm đạt được của thí sinh tại các mức điểm, được làm tròn đến 0,01 điểm.

Theo cách tính này, những thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30, thì với các em đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với các em đạt từ 22,5 trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Như vậy, với công thức xác định trong Quy chế, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên rất dễ dàng và rõ ràng. Đối với em đạt điểm càng cao điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm thi rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng. Trong cùng một khu vực, một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác tất nhiên sẽ được hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ; chứ không thể nói gia đình ít khó khăn hơn lại thiệt thòi hơn. Một học sinh ở khu vực 1 hay 2 chắc hẳn sẽ tự hào hơn cả nếu trúng tuyển vào một trường đại học top đầu mà không cần điểm cộng ưu tiên.

Thứ trưởng cho biết, có một số ý kiến đề nghị bỏ chế độ ưu tiên hoặc giao việc quy định này cho các trường tự chủ thực hiện trong tuyển sinh. Chính sách ưu tiên là của Đảng và Nhà nước ban hành, do vậy chúng ta cần phải tuân thủ, đảm bảo hỗ trợ phù hợp cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, yếu thế hoặc các đối tượng đặc biệt cần được hưởng chính sách ưu tiên. Việc thực hiện trong tuyển sinh cũng cần thống nhất trong toàn hệ thống, do vậy cần được quy định trong Quy chế.