Kiều phong là ai

MT

Tháng 10, 2018·22358 lượt xem

Kiều phong là ai

Sở hữu Giáng Long Thập Bát Chưởng uy chấn thiên hạ, đại anh hùng Tiêu Phong được xem là một trong những cao thủ thượng thặng gây kinh hãi bậc nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.Tiêu Phong là đại anh hùng xuất hiện trong bộ Thiên Long Bát Bộ được biết đến là người sở hữu võ công vô địch thiên hạ với tuyệt chiêu Giáng Long Thập Bát Chưởng. Cùng với Đả cẩu bổng pháp, Giáng Long Thập Bát Chưởng được biết đến như là môn võ trấn phái của Cái Bang.Nhắc đến Giáng Long Thập Bát Chưởng, có lẽ Tiêu Phong, Hồng Thất Công và Quách Tĩnh là ba nhân vật được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, người phát huy tất cả tinh túy của bộ võ công này chính là bang chủ Tiêu Phong.

Kiều phong là ai

Tiêu Phong sở hữu Giáng Long Thập Bát Chưởng uy trấn thiên hạ.Trong Thiên Long Bát Bộ, hầu như anh không có đối thủ khi từng trải qua nhiều cuộc thư hùng khiến thiên hạ nể phục. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến lần tung hoành giữa thiên binh vạn mã nước Đại Liêu, bắt sống vua Liêu là Gia Luật Hồng Cơ trong một lần ông này đi săn. Kế đến, Tiêu Phong một mình chống cả quần hùng thiên hạ, nhuộm máu toàn bộ quần hùng ở Tụ Hiền Trang. Cuối cùng trên trận chiến tại Thiếu Lâm Tự, Tiêu Phong đã giải cứu A Tử trong tay của Tinh Túc lão quái chỉ trong vẻn vẹn 3 chiêu, điều mà quần hùng trên Thiếu Lâm không ai có thể làm được.Không những thế, chỉ bằng 3 chiêu Giáng Long Thập Bát Chưởng, anh đã đẩy lùi cùng một lúc 3 đại cao thủ đương thời khi ấy là Tinh Túc lão quái, Cô Tô Mộ Dung Phục và Du Thản Chi.Với võ công thuộc hàng vô địch thiên hạ, vậy thật sự ai trong số những cao thủ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đủ sức đánh bại được Tiêu Phong nếu họ đối chiêu ?

TRƯƠNG TAM PHONG

Chính Kim Dung trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài CCTV Trung Quốc đã tự nhận rằng Trương Tam Phong là người sở hữu võ công cao nhất trong tất cả các cao thủ mà ông đã từng viết. So về thời đại, Tiêu Phong xuất hiện trước Trương Tam Phong nhưng luận về võ công, vị chưởng môn sáng lập phái Võ Đang chắc chắn được đánh giá cao hơn gấp bội.Trương Tam Phong có hơn 100 năm nghiên cứu, lĩnh hội võ học trong thiên hạ và sáng lập ra Thái Cực Quyền. Với nguyên lý dùng nhu chế cương, chắc chắn Thái Cực Quyền của Trương đạo gia sẽ dễ dàng khắc chế Giáng Long Thập Bát Chưởng của Tiêu Phong.

Kiều phong là ai

Ngoài phái Võ Đang, Trương Tam Phong còn được cho là sáng tạo ra 1 bộ võ học có tên Cửu tiêu chân kinh, trước khi sáng tạo ra các tuyệt kỹ Thái cực quyền Và Thái cực kiếm.Cửu tiêu chân kinh gồm 9 chương tu luyện nội công, điển tịch võ học này sử dụng cương nhu nhị kình (giống như Thái Cực) để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn, sức mạnh được cho là sánh ngang Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự.Đặt giả thuyết nếu gặp nhau, Trương Tam Phong và Tiêu Phong là cuộc đối đầu thú vị mà ở đó vị chưởng môn Võ Đang phái đương nhiên được đánh giá cao hơn rất nhiều.

ĐÔNG PHƯƠNG BẤT BẠI

Võ công của Tiêu Phong mạnh về nội lực và đánh cận chiến. Đó là điều bất lợi nếu so bì với Đông Phương Bất Bại nổi tiếng với Quỳ Hoa Bảo Điển chuyên dùng ám khí.

Kiều phong là ai

Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Đông Phương Bất Bại chỉ có một mình nhưng khiến bao cao thủ trong thiên hạ phải khiếp vía. Cả loạt cao thủ gồm Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Hướng Vân Thiên cùng Nhậm Doanh Doanh hợp sức lại vẫn gặp vô vàn khó khăn mới đánh bại được Đông Phương. Điều đó đủ nói lên năng lực của giáo chủ Minh Giáo lợi hại như thế nào.Vũ khí là những mũi kim thêu nhanh như chớp cùng khinh công tuyệt đỉnh, Đông Phương Bất Bại dĩ nhiên hoàn toàn có thể thắng thế trước sự uy dũng của Tiêu Phong.

ĐỘC CÔ CẦU BẠI

Trong xuyên suốt các tác phẩm Kiếm hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại được coi là một nhân vật huyền thoại. Từ thuở võ lâm sơ khai, ông đã được người trên giang hồ tôn là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học “Độc Cô Cửu Kiếm”, đặc tính dùng vô chiêu chiến thắng hữu chiêu.Cả đời luyện võ, ông chỉ mong “một lần bị đánh bại” mà không được nên đành quy ẩn giang hồ và để lại bộ tuyệt học “Độc Cô Cửu Kiếm” cùng thanh Huyền Thiết Trọng Kiếm về sau Dương Quá sử dụng.

Kiều phong là ai

Thiên Long Bát Bộ và Thần Điêu Hiệp Lữ vốn không được viết trong cùng thời đại, bối cảnh và hoàn cảnh cũng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, đặt giả thuyết Tiêu Phong và Độc Cô Cầu Bại gặp nhau thì chắc chắn đây là trận đấu kinh điển trong thiên hạ. Ở đó, Độc Cô Cầu Bại với kiếm pháp tuyệt đỉnh dùng vô chiêu thắng hữu chiêu có thể dễ dàng chế ngự Giáng Long Thập Bát Chưởng thiên về nội lực của Tiêu Phong.

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG

Võ công của Vương Trùng Dương là vô địch khi còn sống, nhưng Kim Dung lại không nói đến xuất xứ võ công của ông. Trong bộ Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ, ông được mô tả từng lãnh tụ quần hùng chống nhà Kim, sau đó thất chí nên xuất gia làm đạo sĩ, tu tập các phép dưỡng sinh của Đạo gia.Võ công của ông được sáng tạo bằng cách tổng kết các phép cận chiến từ chiến trận và phép khí công của Đạo gia. Trong đó nổi bậc nhất là tuyệt chiêu Nhất Dương Chỉ và bộ Cửu Âm Chân Kinh khiến giang hồ bao phen hoảng loạn.

Kiều phong là ai

Ở kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương đã lần lượt đánh bại cả Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Hồng Thất Công, Đoàn Trí Hưng. Trong đó, Hồng Thất Công cũng lĩnh hội được tuyệt học Giáng Long Thập Bát Chưởng.Điều đó có thể khẳng định võ công của Vương Trùng Dương là cực kỳ thâm hậu và đủ khả năng để chế ngự được Tiêu Phong.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân)

Huỳnh Ngọc Chiến

Sưu tầm : Duy Vũ

Những giọt nước mắt của A Châu

Kiều phong là ai

Mọi người bảo tôi: nói về Tiêu Phong mà chỉ nói dăm ba trang thì chẳng nói được gì. Vấn đề thân phận con người, vấn đề thị phi thiện ác, vấn đề nghiệt oan của định mệnh, vấn đề quốc gia… chung quanh nhân vật kiêu dũng đó, dẫu có viết đến vài trăm trang cũng chưa đủ. Tôi bảo “Phải”. Nhưng có những điều, lắm khi viết một ngàn trang vẫn thiếu, mà một chữ lại thừa ! Muốn tả trăng thì phải tả mây. Đó là cách mượn mây để mà nói trăng của Kim Thánh Thán. Nên muốn nói đến Tiêu Phong thì phải gợi lại hình ảnh A Châu.

Những nhân vật nữ là người yêu của các nhân vật chính trong tác phẩm Kim Dung, dẫu chính hay tà, luôn có thân phận cao sang. Đó là Nhậm Doanh Doanh – Thánh cô của ma giáo, là Triệu Mẫn - quận chúa Mông Cổ, là Hoàng Dung – con gái của Đào Hoa đảo chủ, là Nhạc Linh San - ái nữ của chưởng môn Hoa Sơn, là Mộng Cô – công chúa Tây Hạ, là Vương Ngữ Yên - kiều nữ Mạn Đà sơn trang. Chỉ riêng A Châu - người con gái dìu dắt sinh mệnh và cuộc đời của một nhân vật kiêu dũng và anh hùng là Tiêu Phong - lại là một tỳ nữ mang thân phận thấp hèn: là đứa con rơi của một hoàng thân Đại Lý, nên trở thành một cô gái mồ côi lênh đênh lưu lạc, cha mẹ phiêu tán, phải nương náu nơi nhà Mộ Dung với tư cách người hầu. Mà trong số các nhân vật chính của Kim Dung, Tiêu Phong lại trội vượt hơn hẳn về phong độ kiêu hùng, cho nên khi Kim Dung để A Châu dìu dắt sinh mệnh của Tiêu Phong, thì ta càng hiểu rằng cái phẩm chất ẩn tàng nơi A Châu là cực kỳ cao quý.

Kiều phong là ai

Khách anh hùng xông pha giữa điệp trùng gươm giáo, sẵn sàng coi cái chết như một cõi đi về, nhưng một khi đối diện với những “nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe" lại thường nhận chân ra nỗi hoang lương thê thiết, và cái vô nghĩa của cuộc đời. Và họ cần đến những nữ lang để tìm chút hơi ấm của đời thường, một khi phải đối diện với cõi trống rỗng hư vô. Ngay cả với Tiêu Phong – là một nhân vật gần như sống trong tự do tuyệt đối (xin hiểu chữ tuyệt đối theo nghĩa tương đối của trần gian !). Rượu và võ công đã chắp cho ông đôi cánh chim bằng để bay bổng tuyệt vời trong khoảng trời bao la tự tại, lướt trên những lợi danh tủn mủn giữa võ lâm. Thử hỏi chức vị Bang chủ Cái bang nào có nghĩa gì ? Nếu ông có quyến luyến đi nữa, thì cũng chỉ vì sự an nguy của đệ huynh trong bang hội mà thôi. Ta có cảm tưởng người anh hùng ấy thong dong đến giữa cõi đời, rồi sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng không vướng bận.

Không như Lệnh Hồ Xung luôn khoái hoạt bỡn cợt, Tiêu Phong lại lẫm lẫm một khí độ kiêu hùng. Con người ấy đến với đời như ngọn lửa bùng cháy, để rồi sẽ ra đi như một tia chớp, lưu lại giữa trần gian một hình bóng uy nghi. Nhưng rồi chính A Châu, hay đúng hơn, chính cái chết của A Châu là sợi dây nối Tiêu Phong vào cõi trần gian đầy hệ luỵ. Cái giây phút cực cùng bi đát của Thiên Long Bát Bộ là lúc A Châu, như một con thiên nga trúng đạn, gục ngã dưới phát chưởng oan nghiệt của Tiêu Phong. Đường bay tới một khoảng trời xanh không còn tranh chấp hận thù, không còn ân oán thị phi, khoảng trời chỉ có đàn cừu chạy trên thảo nguyên trong tiếng sáo mục đồng dìu dặt, đường bay tưởng chừng như vô cùng bình dị đó đã vĩnh viễn khép lại với con chim thiên nga thông minh và hiền dịu A Châu. Nàng đã ngã xuống giữa những giọt nước mắt oan cừu, phủ thêm bi thương lên cõi thế.

Ồ ly biệt tơi bời bờ lảo đảo

Em ra đi đời ôm mặt khóc oà

(Chiêm bao – Bùi Giáng)

Kiều phong là ai

Em đã ra đi vĩnh viễn.

A Châu của Kim Dung đã ra đi vĩnh viễn dưới bàn tay Tiêu Phong. Như Desdemona của Shakespeare đã ra đi vĩnh viễn dưới bàn tay Othello. Một kẻ vô tình, một người cố ý. Tất cả thảm hoạ đó đều phát sinh từ ngộ nhận. Othello ngộ nhận bởi gã Iago cực kỳ nham hiểm, Tiêu Phong ngộ nhận bởi người đàn bà ghen tuông Mã phu nhân

Kiếp người đã quá đỗi nặng nề rồi, thế sao đời cứ đem bi kịch chất chồng lên thêm nữa ? Phải chăng để nhắc nhở con người nhìn lại chân tướng của trần gian ? Ta bước vào đời với trái tim nặng trĩu ước mơ, để rồi ra đi với một tâm hồn hoang phế. Tất cả đều bấp bênh phù động, cõi vô thường tìm đâu được chốn bình yên. Thoạt nhìn trần gian đầy những cảnh “Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng", để rồi ngày trùng phùng chỉ đối diện với "Bước vào chốn cũ lầu thơ, Tro than một đống nắng mưa bốn tường". Cả cõi đời đều ôm mặt khóc oà. Tiêu Phong đã khóc, chúng ta đã khóc. Và còn bao nhiêu người sẽ khóc nữa, trước những bi kịch trớ trêu của ngộ nhận giữa dâu bể cuộc đời ? Mộng hồn nàng có về vương vấn nơi Nhạn môn quan ?.

Còn không một bận quay về,

Nhạn môn quan khóc thăng thề vàng gieo ?

Còn đâu nữa những đàn cừu tung tăng trên thảo nguyên mênh mông nơi quan ngoại ? Còn đâu nữa lời hẹn thề quay lại Nhạn môn quan ?

Kiều phong là ai

Ta muốn ngậm ngùi thốt lên những lời thiết tha cùng nhà thơ Bùi Giáng : "Và nước dưới cầu chảy mãi ? Để huê trôi, rêu nhạt, đá mòn. Thế là người có thể gục đầu xuống khóc, và tự hỏi : ở phương trời nào xa vắng, có bến bờ nào vĩnh viễn hay không ?". Đó là những lời Bùi Giáng viết về cõi đời dâu bể, mà sao nghe như những lời nức nở của A Châu. Trong cái đêm oan nghiệt đó, dưới lốt hoá trang Đoàn Chính Thuần, nàng đến gặp gỡ Tiêu Phong, có nghĩa là chịu im lặng để tìm cái chết. Vì chữ hiếu, nàng chấp nhận tìm cái chết dưới tay người yêu dấu, giữa lúc mộng đời đang xanh thắm, và cuộc tình đang chất ngất nồng say. Tôi hình dung đêm hôm ấy, có lẽ nàng khóc nhiều ghê lắm. Vì hân hoan lẫn vì cay đắng. Nơi phương trời xa vắng, liệu có bến bờ nào vĩnh viễn hay không ? Ta không biết. Không thể nào biết được. Người bước vào đời hân hoan dệt mộng, muốn tìm cho mình một chút bình yên, còn cuộc đời luôn tìm cách phá tan những ước mơ nhỏ nhoi nhất của con người. Nên xin người cứ nhủ lòng rằng chữ tương phùng đành hẹn lại kiếp sau, và trong cõi chết xin được nối kết những mộng đầu dang dở. Điều đó tưởng chừng như hão huyền, không hiện thực, nhưng chỉ có thế con người mới tìm được chút an ủi cho hồn mình, giữa tan nát thương đau. A Châu đã ngã xuống, nhưng ta tin rằng tâm hồn nàng hân hoan lắm. Ngộ nhận giữa Tiêu Phong và Đoàn Chính Thuần chỉ được cởi mở cùng cái xác lạnh giá của A Châu !

Linh hồn thục nữ bao dung

Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa

Lệ thương biết mấy cho vừa

Lý Hạ khóc Tô tiểu tiểu, Tố Như cùng Chu Mạnh Trinh cùng khóc Thuý Kiều, Shakespeare khóc Desdemona, chúng ta cùng khóc A Châu. Thời đạI khác nhau, nhưng giọt lệ đau thương dường như chỉ là một. Nước mắt bọn tài tử kim cổ đông tây có an ủi được chút nào không những nữ lang bạc mệnh ? Như chàng sinh viên Raskolnikov, trong kiệt tác "Tội ác và trừng phạt" của Dostoievski trân trọng quỳ trước Sonia - một cô gái giang hồ mang trái tim Bồ Tát, chúng ta cũng xin nghiêng mình trước họ, như nghiêng mình trước những khổ luỵ thiên thu, những lênh đênh vạn đại của con người. Bao oan nghiệt đoạn trường của nhân loại như chung đúc vào những nữ lang bạc mệnh, để ngàn năm đau mãi tiếng tân thanh.

A Châu đã chết, nhưng nàng còn sống mãi trong tâm hồn Tiêu Phong, trong những chén rượu nồng "Thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ” (Quang Dũng). Chính điều đó đã đẩy Tiêu Phong đối diện với nỗi cô liêu cùng cực, khiến người đọc thấy ngậm ngùi khôn xiết. Những lời trăn trốI trong nước mắt của A Châu như sợi dây trói ông vào cõi thế, mà ông luôn muốn tìm cách cắt bỏ đi. Nếu như 600 quyền kinh Đại Phẩm Bát Nhã chỉ là những lời chú giải cho một chữ Không trong tư tưởng Phật giáo đại thừa, thì mũi tên tự đâm vào ngực Tiêu Phong nơi quan ải cũng chỉ là một lời "chú giải" cho những giọt nước mắt của A Châu.

Huỳnh Ngọc Chiến

(Nguồn: Lai rai chén rượu giang hồ)

Trở lại Trang Chính