Kinh doanh thương mại Đại học Kinh tế TP HCM

Kinh doanh và buôn bán là một trong những cách làm giàu nhanh nhất. Nếu bạn muốn sau này có thể trở thành một chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì việc chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh là điều vô cùng cần thiết.

Ngành Kinh doanh thương mại chính là ngành học cung cấp cho bạn nền tảng đó.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là việc một cá nhân hay tổ chức nào đó đầu tư tiền bạc, công sức và dồn hết khả năng của mình vào việc buôn bán hàng hóa để có thể tạo ra lợi nhuận.

Học kinh doanh thương mại để làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp khi theo học ngành kinh doanh thương mại sẽ được trang bị kiến thức về quản trị bán hàng, quản lý hàng, chuỗi cung ứng,bán lẻ, tài chính, marketing, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại, có khả năng nghiên cứu độc lập, hoạch định chiến lược và lên kế hoạch kinh doanh.

Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại

Có những trường nào đào tạo ngành Kinh doanh thương mại?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kinh doanh thương mại cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh thương mại năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Kinh doanh thương mại

Các tổ hợp mà bạn có thể sử dụng để đăng ký xét vào ngành Kinh doanh thương mại bao gồm:

Các tổ hợp phổ biến, hầu như trường nào trong số trên cũng sử dụng để xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)

Và các tổ hợp ít phổ biến, được một số trường sử dụng:

  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối D96 (Toán, Anh, KHXH)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại

Dành cho những bạn quan tâm về ngành Kinh doanh thương mại sẽ học những gì. Dưới đây là chương trình đào tạo ngành này của trường Đại học Nha Trang.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
 A. Khối khoa học xã hội nhân văn
Học phần bắt buộc
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Pháp luật đại cương
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Học phần tự chọn
Tâm lý học đại cương
Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Logic học đại cương
Nhập môn hành chính nhà nước
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng giải quyết vấn đề
 B. Giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh
Học phần bắt buộc
Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)
Đường lối quân sự của ĐCS Việt Nam
Công tác quốc phòng – an ninh
Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và CKC
Học phần tự chọn
Giáo dục thể chất 2 tự chọn 1 trong 5 học phần (Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, võ thuật)
Giáo dục thể chất 3 tự chọn 1 trong 5 học phần (Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, võ thuật)
 C. Toán, Khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường
Học phần bắt buộc
Đại số tuyến tính
Giải tích
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Tin học cơ sở
Học phần tự chọn
Con người và môi trường
Biến đổi khí hậu
 D. Ngoại ngữ
Ngoại ngữ 1
Ngoại ngữ 2
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
 A. Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc
Kinh tế vi mô
Kinh tế vĩ mô
Thương mại và môi trường
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Nguyên lý thống kê kinh tế
Nguyên lý kế toán
Kinh tế lượng
Marketing căn bản
Hành vi tổ chức
Quản trị học
Học phần tự chọn
Dự báo trong kinh tế và kinh doanh
Đạo đức kinh doanh
Luật kinh doanh
Đàm phán trong kinh doanh
 B. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Quản trị tài chính
Lý thuyết và chính sách thương mạ
Kinh doanh xuất – nhập khẩu
Quản trị doanh nghiệp thương mại
Quản trị quan hệ khách hàng
Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị bán lẻ
Tiếng Anh thương mại 1, 2, 3
Hành vi khách hànG
Học phần tự chọn
Kinh doanh quốc tế
Thanh toán quốc tế
Quản trị thương hiệu
Nghiên cứu marketing
Quản trị marketing
Luật thương mại quốc tế
Quản trị chiến lược
Quản trị rủi ro
Quản trị nhân lực
Nghệ thuật lãnh đạo
C. Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ)
Thực tập nghề nghiệp
Khởi sự kinh doanh
Chuyên đề ngoại khóa

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhiệm những công việc sau:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên bộ phận thu mua
  • Trưởng ngành hàng
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất thương mại
  • Chuyên viên Marketing cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước và doanh nghiệp liên kết nước ngoài.

Ngoài ra, nếu bạn có năng lực và tích lũy đủ kinh nghiệm hoàn toàn có thể tiến tới những công việc cấp cao hơn như:

  • Tưởng phòng, phó phòng kinh doanh, marketing
  • Giám đốc kinh doanh.

Ngoài ra, hiện nay ở đất nước phát triển như Việt Nam, kinh doanh rất được chú trọng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khởi nghiệp và tự xây dựng đế chế của riêng mình và thực hiện mong ước của bản thân. Đương nhiên để thực hiện được việc đó, bạn phải có một nền móng vững chắc không chỉ về kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực kinh doanh mà còn nhiều lĩnh vực khác như quản lý, kế toán, tài chính…

Trên đây là những hiểu biết và chia sẻ của mình về ngành Kinh doanh thương mại. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc vui lòng để lại trong phần bình luận nhé.

Skip to content

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, kinh doanh qua Internet tăng mạnh, các công việc của ngành kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá của tổ chức, doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực cao. Vì thế Kinh doanh thương mại đang là một ngành học được đông đảo thí sinh lựa chọn khi đăng kí xét tuyển đại học những năm gần đây.

Ngành Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, marketing, nghiệp vụ PR, phân tích tài chính, quản lý kho, nghiên cứu thị trường,… 

Ngành kinh doanh thương mại thiên nhiều về phân tích và tính toán với những kỹ năng thực tế được vận dụng trong công việc để tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Ngành Kinh doanh thương mại học gì?

Về chương trình học, ngành Kinh doanh thương mại cung cấp các kiến thức nền tảng về thương mại như quản trị thương mại, quản trị mua hàng và lưu kho, quản trị chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, marketing thương mại, hành vi khách hàng và các kỹ năng nghề nghiệp như đàm phán, bán hàng hiệu quả, giải quyết vấn đề, quản trị sự thay đổi.

Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Kinh doanh còn được tạo điều kiện tiếp cận thực tiễn thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp cũng như được hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng tình huống trong kinh doanh để thực hành việc ra các quyết định kinh doanh.

Các môn học quan trọng của Ngành Kinh doanh thương mại:

  • Quản trị học
  • Quản trị tài chính
  • Marketing
  • Nghiệp vụ ngoại thương
  • Kinh tế đối ngoại
  • Nghiệp vụ bán hàng
  • Các kiến thức về luật thương mại
  • Luật vận tải và bảo hiểm,…

Ngành kinh doanh thương mại có cơ hội việc làm rộng lớn, vì tất cả doanh nghiệp đều cần bộ phận bán hàng, ngoài ra lĩnh vực siêu thị bán lẻ cũng đang rất phát triển và cần nhu cầu nhân lực cao.

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại sinh viên có thể làm việc ở các vị trí

  • Nhân viên thuộc các bộ phận tổ chức kinh doanh thương mại, kinh doanh và xúc tiến các dịch vụ khách hàng, quản lý mua bán hàng, quản lý ngành hàng, giám sát bán hàng… ở các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế;
  • Chuyên viên các cơ quan xúc tiến thương mại, các văn phòng đại diện thương mại, tham tán thương mại;
  • Tự tạo việc làm (tự lập doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân như nhà phân phối, đại lý,…);
  • Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo;
  • Thăng tiến đảm nhận vị trí quản lý, giám đốc (hội đồng quản trị, giám đốc, giám đốc kinh doanh, …) hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh.

Các địa chỉ làm việc phổ biến của ngành Kinh doanh thương mại

  • Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế (tư nhân, nhà nước, nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ;
  • Các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia;
  • Cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo và nghiên cứu (viện, trường, trung tâm) có liên quan đến kinh tế.

Ngành Kinh doanh thương mại thi khối nào?

Hiện nay xét tuyển vào ngành Kinh doanh có khá nhiều phương thức khác nhau. Nếu xét theo điểm tổ hợp môn học bạ hay điểm thi tốt nghiệp, các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại phổ biến là:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • C04 (Toán, Văn, Địa)

Ngành kinh doanh thương mại học trường nào?

Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân: 27,9 (năm 2021)
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội: 18 (năm 2021)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: 16,75 (năm 2021)

Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại khu vực miền Trung

  • Đại học Kinh tế Huế: 17 (năm 2021)
  • Đại học kinh tế Đà Nẵng: 26,25 (năm 2021)
  • Đại học Nha Trang:22 (năm 2021)
  • Đại học Tây Nguyên: 15 (năm 2021)
  • Đại học Duy Tân: 14 (năm 2021)

Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM: 27 (năm 2021)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM: 21 (năm 2021)
  • Đại Học Văn Lang: 18 (năm 2021)
  • Đại học Công nghệ TPHCM: 18 (năm 2021)
  • Đại học Cửu Long: 15 (năm 2021)

Ngành Kinh doanh thương mại lương bao nhiêu?

Tuỳ theo vị trí việc làm, kinh nghiệm, nơi làm việc, mức lương ngành Kinh doanh thương mại khác nhau.

Trợ lý kinh doanh thương mại (dành cho sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc) có mức lương dao động từ 4-5 triệu/tháng;

Chuyên viên kinh doanh thương mại mức lương dao động từ 8-10 triệu/tháng, những người có kinh nghiệm lâu năm mức lương có thể đạt trên 15 triệu/tháng;

Trưởng phòng Kinh doanh thương mại có mức lương dao động từ 15-20 triệu/tháng hoặc trên 20 triệu/tháng,…

Làm việc trong các công ty đa quốc gia, giỏi ngoại ngữ, mức lương có thể cao hơn.

Mai Mai

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn học sinh sinh viên và những người chuẩn bị đi làm.

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác

Video liên quan

Chủ đề