Kinh tế học ứng dụng UEH

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976), Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976) và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, theo quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 của Bô trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tách ra thành Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ nhiều nguồn, có trình độ cao, có uy tính khoa học và chuyên môn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được coi là lớn nhất nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và vừa làm vừa học, đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung; lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng trên 50.000.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức kinh tế - xã hội, pháp luật và kỹ năng quản lý trong khu vực công nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu phát triển của cộng đồng và người dân với động lực phụng sự và trách nhiệm xã hội cao nhất. Chương trình trang bị cho sinh viên kiến thức về nền kinh tế thị trường và vai trò nhà nước trong khu vực công; khả năng phân tích chính sách, tham gia vào quá trình hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển bền vững cho địa phương; kiến thức quản lý hiện đại và những kỹ năng cần thiết để quản lý có hiệu quả các tổ chức công và phi lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trên nền tảng hiểu biết căn bản về luật pháp, sinh viên tốt nghiệp có thể tác nghiệp chuyên nghiệp trong khu vực công các vấn đề liên quan đến quản trị điều hành, quản trị nhân sự, kế toán - tài chính, quan hệ công chúng và tương tác hiệu quả với người dân và các tổ chức; khả năng giao tiếp, nhận dạng và đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng và người dân; nhận thức sâu sắc các giá trị công và thái độ chuẩn mực, hiện đại trong quản lý công, hiểu biết về đạo đức, có hành vi chuẩn mực khi tiếp xúc với người dân và có động lực phụng sự đối với xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên viên phân tích và tổng hợp các sở ban ngành ở địa phương và trung ương; chuyên viên trong các văn phòng Uỷ ban nhân dân các cấp; nhân viên quản lý trong các doanh nghiệp.

 Làm việc cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và tài chính trong nước hoặc quốc tế, các cơ quan hoặc các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

Đảm nhận công tác giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế thương mại tại các cơ sở đào tạo khác nhau sau khi đã bổ sung kiến thức và kỹ năng sư phạm;

Đảm nhận vị trí biên-phiên dịch viên trong lĩnh vực kinh tế thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ có sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, đáp ứng được yêu cầu của quốc gia và quốc tế.

Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ, chưa kể phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Ngoại ngữ 2 (tự học).

Yêu cầu về tiếng Anh: Năng lực sử dụng các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) cấp độ C1 khung châu Âu chung (CEFR - Common Eupropean Framework Reference) tương đương với chứng chỉ quốc tế BEC Higher và IELTS 7.0.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học các kiến thức đại cương nền để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của ngành ngôn ngữ Anh; kiến thức nâng cao về tiếng, về ngôn ngữ học cũng như các kiến thức về nền văn hóa, văn minh của các nước mà tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ chính thức như: Anh, Mỹ, Úc…; kiến thức tiếng Anh chuyên ngành để người học có thể đào sâu nghiên cứu các văn bản và ngôn bản chuyên ngành bằng tiếng Anh; kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để phục vụ mục đích học tập tiếng Anh chuyên ngành đồng thời tạo cho người học lợi thế cạnh tranh cơ hội việc làm; và các lý thuyết về biên dịch trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh thương mại có khả năng:

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu và nhà nghề cần thiết để thành công trong ngành công nghiệp sự kiện và giải trí có tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hoạch định sự kiện, lĩnh hội các kỹ năng bán và tiếp thị, tài trợ, hậu cần cho sự kiện, quản trị rủi ro, định ngân sách, lập chương trình sự kiện, mời gọi vận động viên và các nhân vật của công chúng, thiết kế các sự kiện và dịch vụ giải trí, quản trị nhân lực và các kỹ năng sử dụng máy tính và thiết bị tin học. Sinh viên sẽ được học theo nhóm từ khâu hoạch định cho đến triển khai tổ chức sự kiện và dịch vụ giải trí. Các chương trình kiến tập và thực tập sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế về môi trường kinh doanh.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí có thể đảm nhiệm các vị trí: Quản trị viên tổ chức sự kiện, sáng tạo trải nghiệm, tổ chức dịch vụ giải trí; Hoạch định sự kiện, tư vấn cho các chương trình giải trí; Khởi nghiệp của riêng mình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện và giải trí.

Chuyên ngành Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí

Các vị trí từ cơ bản đến các chức vụ quản lý cao cấp trong doanh nghiệp lưu trú, gồm khách sạn, resort và các hình thức biến thể của dịch vụ lưu trú như motel, bed & breakfast… tại Việt Nam hay ở nước ngoài;

Tư vấn đầu tư, cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn;

Khởi nghiệp của riêng mình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lưu trú.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể tham gia vào các vị trí nhân viên khởi sự và cán bộ giám sát trong bộ máy nhân sự quản trị của khách sạn. Sinh viên sẽ được đào tạo để lĩnh hội các kiến thức vận hành của tất cả các phòng ban gồm bộ phận tiền sảnh, bộ phận buồng, dịch vụ khách hàng, bán, marketing và nhân sự. Một trong các điểm nổi bật của chương trình là sự tăng cường cơ hội cọ xát thực tế của sinh viên qua các hoạt động tham quan thực tế, kiến tập và thực tập theo giáo trình biên soạn được đầu tư công phu, có sự hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị nhận thực tập và nhà trường.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm:

Chuyên ngành Quản trị khách sạn

Các vị trí từ cơ bản đến quản lý cao cấp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du thuyền tại Việt Nam hay nước ngoài;

Tư vấn đầu tư, cung cấp dịch vụ du thuyền và vận chuyển hành khách bằng du thuyền;

Khởi nghiệp của riêng mình trong lĩnh vực dịch vụ du thuyền.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị du thuyền có thể đảm nhiệm:

Chuyên ngành Quản trị du thuyền

Các vị trí từ cơ bản đến các cấp bậc quản lý cao cấp hơn trong bậc thang quản lý, điều hành trong doanh nghiệp lữ hành, gồm công ty du lịch, hãng vận chuyển, các cơ quan văn hóa và các hình thức khác đang hiện hữu hiện nay như cung cấp dịch vụ di chuyển và lưu trú cho các chuyến công tác tại Việt Nam hay ở nước ngoài;

Tư vấn đầu tư, cung cấp dịch vụ lữ hành và vận chuyển hành khách;

Trở thành hướng dẫn viên du lịch các tuyến điểm trong và ngoài nước;

Khởi nghiệp của riêng mình trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị lữ hành có thểm đảm nhiệm:

Chuyên ngành Quản trị lữ hành

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chắt lọc từ các vấn đề của thế giới đang thách thức ngành lữ hành ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Chương trình mang lại sự kết hợp giữa hàn lâm và thực hành nhằm tạo các kinh nghiệm cần thiết cho sinh viên trong lĩnh vực quản trị lữ hành (chuyên ngành) và quản trị du thuyền (chuyên ngành). Bằng cách tiếp cận theo lối giải quyết vấn đề, chương trình cung cấp các vấn đề thường gặp phải trong các tác nghiệp quản lý ở cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực trên nhằm giúp sinh viên có khả năng thích ứng với các vấn đề có thể xảy ra đồng thời ứng dụng các nguyên tắc và công cụ được học để giải quyết các vấn đề một cách bài bản và chuyên nghiệp. Chương trình cũng cung cấp các phương pháp luận để phân tích, tìm nguyên nhân và thiết kế lộ trình để giải quyết vấn đề mới mà họ chưa từng gặp hay được học qua.

Ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành

 Cán bộ pháp lý trong doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế, đủ khả năng quản lý không chỉ riêng lĩnh vực pháp lý chuyên môn mà còn có khả năng quản trị xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp; có khả năng tự lập nghiệp để kinh doanh và tham gia quản trị doanh nghiệp;

Làm việc trong tất cả các cơ quan chính quyền các cấp và các cơ quan chính trị, xã hội, nghề nghiệp như: Cơ quan nhà nước của hệ thống hành chính, các cơ quan dân cử và các cơ quan tư pháp (ví dụ: tại UBND, HĐND các cấp, các sở ban ngành, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra và thi hành án); Đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý như văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trọng tài thương mại của Việt Nam và nước ngoài;

Giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (các viện nghiên cứu; giảng dạy về pháp luật đại cương, pháp luật kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông);

Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu với tư cách là nghiên cứu viên, đặc biệt là trong các viện nghiên cứu quản lý nhà nước, các cơ sở nghiên cứu về hành chính - chính trị;

Làm việc tại các cơ quan thông tấn báo chí chuyên về các vấn đề kinh tế - xã hội và pháp luật.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ IELTS 5.0 hoặc TOEIC 600 hoặc TOEFL 510 trở lên, đủ để nghiên cứu pháp luật bằng tiếng Anh, viết luận văn bằng tiếng Anh và tranh luận các vấn đề pháp lý bằng tiếng Anh.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Luật kinh doanh quốc tế để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế đang vốn rất khát nhân lực trong lĩnh vực pháp lý thương mại xuyên quốc gia. Chương trình trang bị kiến thức nền tảng, cốt lõi của luật học; kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội đủ để tự nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam; kỹ năng của chuyên viên pháp lý; thông thạo ngoại ngữ để mở rộng tầm nhìn sang các hệ thống pháp luật nước ngoài và quốc tế; kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh quốc tế và kỹ năng để đảm nhận các công việc liên quan đến hành chính, pháp luật trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các tổ chức pháp lý; kỹ năng và thái độ để độc lập hành nghề luật trong các công ty đa quốc gia, các cơ quan quản lý thương mại quốc tế, và khả năng công tác tốt ở môi trường ngoài nước.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế có thể đảm nhiệm vị trí:

Chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế

Cán bộ pháp lý trong doanh nghiệp, từng bước có khả năng tham gia quản trị kinh doanh và khả năng khởi sự doanh nghiệp;

Làm việc trong tất cả các cơ quan chính quyền các cấp và các cơ quan chính trị, xã hội, nghề nghiệp như: Cơ quan nhà nước của hệ thống hành chính, các cơ quan dân cử và các cơ quan tư pháp (ví dụ: tại UBND, HĐND các cấp, các sở ban ngành, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra và thi hành án); Đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý như văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trọng tài thương mại của Việt Nam và nước ngoài; Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội các cấp); Tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ ở các nước và đặc biệt tại Việt Nam (đảm nhiệm công việc liên quan đến các lĩnh vực của công pháp quốc tế);

Giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (các viện nghiên cứu; giảng dạy về pháp luật đại cương, pháp luật kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông);

Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu với tư cách là nghiên cứu viên, đặc biệt là trong các viện nghiên cứu quản lý nhà nước, các cơ sở nghiên cứu về hành chính - chính trị;

Làm việc tại các cơ quan thông tấn báo chí chuyên về các vấn đề kinh tế - xã hội và pháp luật.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương, đủ để đọc hiểu giáo trình pháp luật bằng tiếng Anh, đủ để viết được những bài luận pháp lý ngắn (legal briefings) bằng tiếng Anh.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Luật kinh doanh để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình trang bị kiến thức nền tảng, cốt lõi của luật học; kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội đủ để tự nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam; kỹ năng của chuyên viên pháp lý; thông thạo ngoại ngữ để mở rộng tầm nhìn sang các hệ thống pháp luật nước ngoài và quốc tế; kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh, bao gồm pháp luật công ty, pháp luật hợp đồng, giải quyết tranh chấp kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; kỹ năng và thái độ để độc lập hành nghề luật trong một thị trường việc làm thay đổi nhanh.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh doanh có thể đảm nhiệm vị trí:

Chuyên ngành Luật kinh doanh

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại tương đương với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; có khả năng phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện công việc của chuyên viên lập trình hoặc quản trị dự án phần mềm (đặc biệt là phần mềm cho kinh doanh và quản lý doanh nghiệp) như: nắm bắt và phân tích nhu cầu thực tế (xác định yêu cầu, phân tích hệ thống, lập kế hoạch dự án phần mềm), phát triển và bảo trì phần mềm (thiết kế, lập trình, kiểm thử và triển khai phần mềm)… Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về các nền tảng và công nghệ tính toán mới, đồng thời được trau dồi chuyên môn, rèn luyện kỹ năng và nâng cao tay nghề tại các tổ chức, doanh nghiệp đối tác của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp sinh viên hoàn thiện khả năng bám sát thực tế, tiếp cận các chuẩn công nghệ mới nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm có năng lực đảm nhiệm các vị trí: Chuyên viên phân tích, thiết kế, lập trình, quản trị, bảo trì các phần mềm trong kinh doanh và quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong kinh doanh và quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Giảng dạy các môn học về ngành kỹ thuật phần mềm trình độ đại học.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại tương đương với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; có khả năng phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt yêu cầu trong nước và quốc tế, có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia tư vấn lựa chọn giải pháp triển khai cũng như vận hành hệ thống thông tin cho các tổ chức và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên luôn được trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề, đồng thời được liên kết chặt chẽ với nhiều tổ chức, doanh nghiệp liên quan nhằm bám sát thực tế, liên tục cập nhật tri thức mới nhất để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập, đồng thời đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp có năng lực đảm nhiệm các vị trí: Chuyên viên tư vấn giải pháp triển khai, phân tích nghiệp vụ, vận hành, quản trị, bảo trì các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp hệ thống thông tin trong kinh doanh và quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Giảng dạy các môn học về chuyên ngành Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trình độ đại học.

Chuyên ngành Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Thương mại điện tử để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình trang bị kiến thức toàn diện về thương mại điện tử, có chuyên môn, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại điện tử có năng lực đảm nhiệm các vị trí: Chuyên viên tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử; Chuyên viên tại các tổ chức, các đơn vị kinh doanh có triển khai hoạt động thương mại điện tử; Nhà quản trị hoạt động Marketing điện tử (E-Marketing) tại các đơn vị kinh doanh; Chuyên viên hoặc quản lý tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoạt động thương mại điện tử; Nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Thương mại điện tử tại các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Chuyên ngành Thương mại điện tử

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Hệ thống thông tin kinh doanh để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình trang bị kiến thức và kỹ năng về mô hình hóa quy trình kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp, phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết bài toán kinh tế và quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh có năng lực đảm nhiệm các vị trí: Chuyên viên phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin cho tổ chức; Chuyên viên xây dựng và quản trị dữ liệu cho hệ thống thông tin của tổ chức; Chuyên viên tư vấn cho các tổ chức trong việc lựa chọn mua và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; Nhà quản trị hệ thống và định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho tổ chức (CIO - Chief Information Officer); Nghiên cứu, giảng dạy trong ngành hệ thống thông tin quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng.

Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh

Ngành Hệ thống thông tin quản lý

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và tiếp thị, có kiến thức về phương pháp thống kê và kỹ năng phân tích dữ liệu. Chương trình trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện công việc của chuyên viên về nghiên cứu và phân tích kinh doanh như: lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và tổ chức thực hiện các cuộc nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu (lập kế hoạch tổ chức và thực hiện điều tra thống kê, mã hóa, xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả cho các nghiên cứu về kinh tế và kinh doanh); tham gia thiết kế, tổ chức, thực hiện và duy trì hệ thống thông tin kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp/tổ chức trong và ngoài nước… Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về các kỹ thuật và công cụ phân tích mới, đồng thời được tham quan, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp đối tác của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp sinh viên bám sát thực tế, hiểu được nhu cầu công việc, nâng cao năng lực đáp ứng thị trường lao động cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thống kê kinh doanh có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên phân tích kinh doanh tại các doanh nghiệp, thống kê viên trong hệ thống thống kê nhà nước và tại các bộ phận có chức năng thống kê trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương (bộ, cục, vụ), cấp tỉnh/thành (sở, cục), cấp quận huyện hay tại các tổ chức chính trị xã hội.

Chuyên ngành Thống kê kinh doanh

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và tiếp thị, có kiến thức về phương pháp thống kê và kỹ năng phân tích dữ liệu. Chương trình trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện công việc của thống kê viên hoặc chuyên viên phân tích kinh doanh như: lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và tổ chức thực hiện các cuộc nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu (lập kế hoạch tổ chức và thực hiện điều tra thống kê, mã hóa, xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả cho các nghiên cứu về kinh tế và kinh doanh); tham gia thiết kế, tổ chức, thực hiện và duy trì hệ thống thông tin kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp/tổ chức trong và ngoài nước… Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về các kỹ thuật và công cụ phân tích mới, đồng thời được tham quan, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp đối tác của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp sinh viên bám sát thực tế, hiểu được nhu cầu công việc, nâng cao năng lực đáp ứng thị trường lao động cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Thống kê kinh tế có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên phân tích kinh doanh tại các doanh nghiệp, thống kê viên trong hệ thống thống kê nhà nước và tại các bộ phận có chức năng thống kê trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương (bộ, cục, vụ), cấp tỉnh/thành (sở, cục), cấp quận huyện hay tại các tổ chức chính trị xã hội.

Lĩnh vực tài chính, kinh doanh liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, phân tích rủi ro, quản trị rủi ro, đầu tư tài chính;

Bộ phận đầu tư của các quỹ đầu tư, môi giới, ngân hàng;

Các công việc liên quan đến chính phủ, giúp quản lý chương trình và giám sát các công ty nhà nước để đảm bảo tuân thủ luật pháp, kiểm soát quy định, bồi thường cho người lao động, xây dựng các kế hoạch lương hưu;

Bộ phận đánh giá rủi ro của các công ty tư nhân để giúp đưa ra các quyết định quản lý chiến lược;

Làm việc với tư cách là chuyên gia tư vấn, giúp các công ty thiết kế các kế hoạch hưu bổng và lợi ích, đánh giá tài sản và trách nhiệm, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;

Lĩnh vực giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng và các phương pháp thống kê để đánh giá rủi ro trong bảo hiểm, tài chính và các ngành khác. Các khối kiến thức được trang bị cho sinh viên bao gồm các khối kiến thức (1) Toán học, (2)  Xác suất - Thống kê, (3) Kinh tế - Tài chính, (4) Khoa học máy tính và (5) Khối kiến thức chuyên ngành. Sự kết hợp giữa kiến thức toán, phân tích thống kê, tin học, kiến thức kinh tế, tài chính và các kiến thức chuyên sâu về rủi ro và bảo hiểm sẽ giúp sinh viên dễ dàng hội nhập, thích nghi và giải quyết được vấn đề trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, khu vực và thế giới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm có thể làm việc trong:

Chuyên ngành Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 123 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng, Tài chính, Phân tích định lượng và Tin học. Cử nhân kinh tế chuyên ngành Toán tài chính có khả năng nghiên cứu, phân tích và tư vấn đầu tư tài chính trên cơ sở ứng dụng các phương pháp toán học, xử lý dữ liệu và kỹ thuật tính toán hiện đại. Sinh viên được trang bị các kiến thức về tài chính hiện đại như phân tích định giá tài sản tài chính, chứng khoán phái sinh, phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư và dự báo tài chính; kiến thức toán học, các kỹ thuật thống kê, công cụ phân tích định lượng, kỹ năng lập trình tin học và các lý thuyết tài chính. Sự kết hợp giữa kiến thức toán - thống kê và kiến thức tài chính, tin học sẽ giúp sinh viên dễ dàng hội nhập, thích nghi và giải quyết được vấn đề trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, khu vực và thế giới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Toán tài chính có thể làm việc về lĩnh vực quản lý tài chính trong các công ty thương mại, nhà máy, các định chế tài chính, các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quản lý danh mục bất động sản, bảo hiểm, các vị trí chuyên viên tài chính trong các cơ quan nhà nước, ở các vị trí như: chuyên viên phân tích, phát triển bất động sản, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên quản lý quỹ, chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích doanh nghiệp, chuyên viên tín dụng, chuyên viên quản trị rủi ro, chuyên viên phân tích đầu tư, chuyên viên quản trị tài chính, kiểm soát nội bộ, chuyên viên phân tích nợ, chuyên viên vận hành, chuyên viên quản trị danh mục đầu tư, chuyên viên phân tích chứng khoán, chuyên viên phân tích ngân hàng.

Chuyên ngành Toán tài chính

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các kiến thức về Toán, công cụ phân tích định lượng, tin học và các kiến thức kinh tế nhằm ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế và vận dụng được các kiến thức này trong giải quyết các bài toán thực tiễn có liên quan. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Toán kinh tế đáp ứng nhu cầu của các sinh viên có kế hoạch học sau đại học trong cả hai lĩnh vực kinh tế và kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu của sinh viên muốn theo đuổi nghề nghiệp như một chuyên gia tính toán hoặc các nghề khác đòi hỏi một sự hiểu biết tinh vi về kinh tế và toán học cùng với sự hỗ trợ của tin học và thống kê.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán kinh tế có năng lực đảm nhiệm các vị trí: Phân tích, quản lý và tư vấn chính sách trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các định chế tài chính thuộc mọi loại hình của nền kinh tế và các tổ chức kinh tế, xã hội; Nghiên cứu viên, giảng viên về toán kinh tế các trường đại học và cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế.

 Nhân viên kế toán ở tất cả các bộ phận trong phòng kế toán ở các đơn vị công và các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, bộ phận chức năng thuộc kế toán - kiểm toán tại các bộ, sở, ban, ngành, cục, vụ, viện và các cơ quan nhà nước khác;

Kiểm toán viên nhà nước hoặc kiểm toán viên nội bộ trong các đơn vị công, nhân viên phân tích tài chính và nhân viên kế toán quản trị trong các đơn vị công và tổ chức khác;

Kế toán viên trong các đơn vị phi chính phủ, các tổ chức nhận viện trợ, tài trợ, tại văn phòng chính phủ, mặt trận tổ quốc, lực lượng vũ trang, các bộ, sở, ban, ngành, cục, vụ, viện tại Việt Nam;

Công tác trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Thời gian đào tạo: 3 năm 8 tháng, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những cử nhân có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kiến thức về quản trị hành chính nhà nước, quản lý ngân sách tài khóa, kế toán tài chính trong khu vực công, kiểm toán nhà nước cũng như kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ trong khu vực công; phân tích hệ thống báo cáo tài chính các đơn vị công; có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán phục vụ công tác trong đơn vị để thực hiện theo các chương trình yêu cầu.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công có thể đảm nhiệm vị trí:

Chuyên ngành Kế toán công

Làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập hoặc các cơ quan kiểm toán Nhà nước, các doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán; các viện nghiên cứu về kế toán, kiểm toán hoặc giảng dạy ở các cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán;

Đảm nhiệm các vị trí: trợ lý kiểm toán hoặc kiểm toán viên thực hiện kiểm tra và đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của các tổ chức được lập theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam/quốc tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán điều tra; kiểm toán viên nội bộ thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá và tư vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức; kiểm toán viên trong cơ quan kiểm toán nhà nước; giảng viên tại các cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán; nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu về kế toán, kiểm toán.

Thời gian đào tạo: 3 năm 8 tháng, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những cử nhân có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt; nắm vững kiến thức chuyên sâu về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán nội bộ, kiểm soát, kế toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như các kiến thức liên quan đến kinh tế, quản trị và tài chính; có khả năng giao tiếp và giải quyết công việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh; có tính năng động, sáng tạo; có tầm nhìn chiến lược; có khả năng nghiên cứu khoa học; biết điều hành quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán, tài chính, tiền tệ ở tầm vi mô lẫn vĩ mô.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán có thể:

Làm việc ở hầu hết các đơn vị và tổ chức trong xã hội như: doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, công ty đa quốc gia và các công ty thuộc các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân hàng và tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty kiểm toán độc lập; cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kho bạc; viện nghiên cứu kinh tế - tài chính và các cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán; trường đại học và cao đẳng;

Đảm nhận các vị trí: nhân viên kế toán hoặc phụ trách kế toán tại các đơn vị kế toán, trợ lý kiểm toán, nhân viên kiểm soát nội bộ, chuyên viên phân tích hệ thống thông tin kế toán; giảng viên tại các cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán, nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu về kế toán, kiểm toán.

Thời gian đào tạo: 3 năm 8 tháng, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị kiến thức chuyên sâu về kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế, kiểm toán báo cáo tài chính cũng như các kiến thức liên quan đến kinh tế, quản trị và tài chính; kỹ năng giao tiếp và giải quyết công việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh; có tính năng động, sáng tạo; có tầm nhìn chiến lược; biết điều hành quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán ở tầm vi mô lẫn vĩ mô.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có thể:

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những cử nhân nắm vững các kiến thức cơ bản có tính hệ thống và hiện đại tương đương với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; Trang bị đầy đủ các kỹ năng về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để dự báo xu hướng các thị trường tài chính; Thực hành các giao dịch về kinh doanh ngoại hối, sản phẩm phái sinh; Phân tích cơ bản các chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá…; Phân tích và ra các quyết định tài chính ở các công ty trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ có khả năng tự học và phát triển các kiến thức đã học để thi lấy các chứng chỉ hành nghề về tài chính - kế toán của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính quốc tế có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên gia phân tích và hoạch định tài chính, chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tư vấn tài chính tại các cơ quan như: các doanh nghiệp, các định chế ngân hàng và tài chính, các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế.

Đảm nhận các công việc như: tái cấu trúc doanh nghiệp, phân tích và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp, quản lý rủi ro, quản trị đầu tư, tư vấn phát hành chứng khoán huy động vốn cho khách hàng, tư vấn tài chính, môi giới, quản lý danh mục đầu tư, sáng tạo và phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, tài chính;

Làm việc tại các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, công ty tài chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng thương mại, các định chế tài chính trung gian khác; các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, các công ty đa quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đầu tư như: tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn thâu tóm và sáp nhập, quản trị đầu tư, tài trợ khởi nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Ngân hàng đầu tư, chứng khoán, thị trường tài chính để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng đầu tư có thể:

Chuyên ngành Ngân hàng đầu tư

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết để người học có thể ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng và các định chế tài chính khác. Đặc biệt là kiến thức chuyên sâu để có thể ứng dụng công việc ở bộ phận tín dụng, quản trị rủi ro, quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng - những bộ phận chủ yếu, cốt lõi của mỗi Ngân hàng. Chuyên ngành Quản trị tín dụng đào tạo chuyên sâu vào mảng tín dụng theo một quy trình khép kín từ tìm kiếm khách hàng, đến sàng lọc và tạo lòng trung thành cho khách hàng.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị tín dụn có thể đảm nhận các công việc như: Lập và thẩm định kế hoạch kinh doanh, thẩm định các dự án tài chính công - tư hay các dự án BOT, PPP; Dự toán dòng tiền của phương án kinh doanh, dự án tài chính; Quản trị rủi ro tại các loại hình Ngân hàng và các định chế tài chính khác; Quản lý doanh mục đầu tư cũng như Tư vấn tài chính cá nhân; Đảm nhận các công việc về tài chính tại các đơn vị trong nước và nước ngoài; Hoặc có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học sau đại học hoặc nhận các chứng chỉ nghề nghiệp của các tổ chức trong nước và quốc tế.

Chuyên ngành Quản trị tín dụng

Đảm nhận các công việc như: Chuyên viên môi giới, tài chính, phân tích đầu tư, tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư và các công việc khác tại các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các định chế tài chính phi ngân hàng, hoặc chuyên viên tín dụng, giao dịch viên và các công việc khác có liên quan tại các Ngân hàng;

Đảm nhận các vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói chung và thị trường vốn nói riêng ở các định chế tài chính, các công ty đa quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tự học, tự nghiên cứu và thích ứng cao với môi trường làm việc khu vực và thế giới sau tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại tương đương với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Thị trường vốn để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thị trường chứng khoán có thể:

Chuyên ngành Thị trường chứng khoán

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tự học, tự nghiên cứu và thích ứng cao với môi trường làm việc khu vực và thế giới sau tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Ngân hàng để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng có thể đảm nhận các công việc như: hoạch định chính sách, quản lý rủi ro, quản lý và phân tích tín dụng, ngân hàng quốc tế, quản lý nguồn vốn, tư vấn tài chính, giao dịch viên, kế toán, chuyên viên tài chính, môi giới, phân tích đầu tư, tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư… tại các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty đa quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; hoặc có thể nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị kiến thức về hệ thống tài chính tiền tệ của thế giới và Việt Nam, kiến thức về các loại tài sản tài chính, quy tắc, cách thức giao dịch trên thị trường, cách thức quản lý tài sản, quá trình thiết lập và quản lý danh mục đầu tư, các chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Đầu tư tài chính để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư Tài chính có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tư vấn đầu tư tại các cơ quan như: các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, các định chế ngân hàng và tài chính trong nước và quốc tế.

Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị kiến thức chuyên sâu về rủi ro, quản trị rủi ro và bảo hiểm; kiến thức để có thể định giá các sản phẩm phái sinh tài chính, xây dựng các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh và xây dựng chương trình quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, người học cũng nắm được các nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, quản trị các doanh nghiệp bảo hiểm và đặc biệt là khả năng định phí bảo hiểm. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại tương đương với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Quản trị rủi ro tài chính và Bảo hiểm để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị rủi ro tài chính và Bảo hiểm có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên gia phân tích và hoạch định tài chính, chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tư vấn tài chính tại các cơ quan như: các công ty, định chế tài chính và phi tài chính, các ngân hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm và các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế.

Chuyên ngành Quản trị rủi ro tài chính và Bảo hiểm

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện các quyết định quản trị tài chính công ty như quyết định đầu tư, lựa chọn cấu trúc vốn, chính sách phân phối; các kỹ năng nghề nghiệp như thẩm định dự án đầu tư, quản lý vốn luân chuyển, quản lý hàng tồn kho, quản trị tiền mặt, phân tích tài chính. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại tương đương với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính có năng lực đảm nhiệm các vị trí: chuyên gia phân tích và hoạch định tài chính, chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tư vấn tài chính tại các cơ quan như: các doanh nghiệp, các định chế ngân hàng và tài chính, các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 123 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cho sinh viên nắm vững kiến thức nền tảng chung của khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh; nắm vững các kiến thức bổ trợ và các kiến thức liên ngành hải quan - ngoại thương một cách hệ thống và hiện đại; có kỹ năng, sự trải nghiệm về xử lý các tình huống liên ngành hải quan - ngoại thương, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực hải quan - ngoại thương, có sự tự tin để có thể hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Hải quan - Ngoại thương hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các tập đoàn đa quốc gia, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, phòng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hang thương mại, cơ quan hải quan, đại lý hải quan, đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam hay tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.

Chuyên ngành Quản trị Hải quan - Ngoại thương

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 123 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức chung của khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh; các kiến thức bổ trợ và các kiến thức liên ngành Thuế - Tài chính - Kế toán - Luật một cách hệ thống và hiện đại; có kỹ năng, sự trải nghiệm xử lý các tình huống về hoạch định thuế cho đơn vị kinh doanh, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thuế trong kinh doanh, có sự tự tin để có thể hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thuế trong kinh doanh hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong nước từ qui mô nhỏ vừa đến doanh nghiệp lớn. Trường hợp không muốn làm việc cho chỉ một doanh nghiệp, thì có thể tiếp tục tham dự kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề để được thừa nhận như một đại lý thuế chuyên nghiệp, độc lập.

Chuyên ngành Thuế trong kinh doanh

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 123 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế học, quản trị, tài chính - ngân hàng và kế toán; có kiến thức chuyên môn toàn diện; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thuế, đặc biệt là quản lý nhà nước về thuế.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Thuế có thể đảm nhận các vị trí liên quan đến tài chính, thuế, hải quan ở các cơ quan trung ương và địa phương; các doanh nghiệp, định chế tài chính, công ty kiểm toán trong nước và quốc tế; công ty tư vấn thuế trong nước và quốc tế.

Chuyên ngành Quản lý Thuế

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính công có thể đảm nhận các vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính công tại các cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước; các định chế tài chính công từ trung ương đến địa phương; các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ công; các đơn vị phi chính phủ (NGOs).

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 123 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cho sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và sự trải nghiệm xử lý tốt các tình huống về quản trị tài chính công và khu vực công một cách có hệ thống. Sử dụng tốt các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính và các nguồn lực của xã hội cũng như quản trị sự thay đổi khu vực công trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu; sẵn sàng với những thách thức và thay đổi của môi trường bằng những kiến thức và công nghệ hiện đại và cập nhật nhất.

Chuyên ngành Tài chính công

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Quản lý xuất, nhập khẩu, quản lý kho vận, chuyên viên phân tích Logistics hay giám đốc kinh doanh, giám đốc phân phối, quản lý vận hành..., được tiếp xúc với nhiều đối tác, từ những công ty cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, đến các khách hàng với yêu cầu về dịch vụ và tính chất dự án khác nhau;

Chuyên viên dự báo nguồn hàng, hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản suất, quản lý hàng tồn kho, quản lý dự án; Chuyên viên làm việc tại các kho bãi, vận chuyển; Chuyên viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Chuyên viên mua hàng;…. tham gia vào lĩnh lực Supply Chain, Logistics của mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước;

Làm việc tại doanh nghiệp logistics, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức của Chính phủ về lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức của Liên hiệp quốc và Chính phủ về lĩnh vực thương mại quốc tế.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 121 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ IELTS 5.5, TOEIC 550 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ một cách hiệu quả trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế tập trung vào xây dựng chiến lược, ra quyết định, giải quyết vấn đề và quản lý công nghệ để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, cũng như ảnh hưởng và sự tương tác của chúng tới các lĩnh vực khác như marketing, quản trị xuất nhập khẩu, tài chính và kế toán. Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, điều hành hệ thống giao nhận, kho vận, vật tư cũng như đưa ra các giải pháp tối ưu hóa trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có năng lực đảm nhiệm các vị trí:

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Làm việc về quản lý các hoạt động thương mại tại các tổ chức quản lý nhà nước, các công ty sản xuất kinh doanh, công ty thương mại, công ty kinh doanh dịch vụ;

Làm việc ở vị trí: quản trị viên thương mại trong các tổ chức quản lý nhà nước (như bộ và sở thương mại, sở kế hoạch đầu tư, cơ quan tham tán thương mại); quản trị viên thương mại và nhân viên kinh doanh tại các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, kinh doanh dịch vụ (như xuất nhập khẩu, hãng vận tải tàu biển, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện);

Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về cách thức vận hành của doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước và thương mại quốc tế; khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại, đảm bảo sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu. Chương trình được thiết kế theo chuẩn của các trường đại học đào tạo chuyên ngành thương mại danh tiếng trong khu vực và thế giới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có khả năng:

Ngành Kinh doanh thương mại

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 122 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Marketing để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình trang bị kiến thức chuyên sâu về quản trị marketing, nghiên cứu thị trường, quản trị thương hiệu, quản trị bán hàng, marketing kỹ thuật số... để có khả năng thích ứng đối với ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Sinh viên ngành marketing có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm và có thể sử dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực marketing; Kiến thức về kinh doanh và marketing để vận dụng vào hoạt động thực tiễn của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing có năng lực tự tạo lập doanh nghiệp hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế; các cơ quan nhà nước, đại diện thương mại; các tổ chức phi chính phủ về xã hội, giáo dục, y tế…

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 600 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng để xây dựng chiến lược, ra quyết định, giải quyết vấn đề liên quan chu chuyển vốn, trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới và lãnh thổ của các quốc gia. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có được những kiến thức đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của thị trường hàng hóa quốc tế và sẽ phát triển các kỹ năng để tận dụng các cơ hội kinh doanh toàn cầu ngày nay.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngoại thương có năng lực đảm nhiệm các vị trí quản lý, tư vấn chính sách, chuyên gia thương mại tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và đầu tư, các cơ quan đại diện thương mại của Việt nam tại nước ngoài, các ban quản lý dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh  nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị logistics và tổ chức quản lý của Chính phủ về lĩnh vực thương mại quốc tế.

Chuyên ngành Ngoại thương

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 121 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 600 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi. Chương trình được thiết kế tập trung vào xây dựng chiến lược, ra quyết định, giải quyết vấn đề và quản lý công nghệ để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của các nhà lãnh đạo kinh doanh quốc tế. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có được những kiến thức đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của thị trường kinh doanh quốc tế và sẽ phát triển các kỹ năng để tận dụng các cơ hội kinh doanh toàn cầu ngày nay.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có năng lực đảm nhiệm các vị trí quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý dự án đầu tư, marketing quốc tế, tư vấn nghiên cứu và chính sách tại các công ty kinh doanh và tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng, doanh nghiệp logistics; chuyên gia thương mại quốc tế ở các cơ quan xúc tiến thương mại và phát triển kinh tế của Chính phủ.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 124 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực quản trị điều trị và chăm sóc sức khỏe. Chương trình trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và năng lực thực tế trong việc quản trị và điều hành bất kỳ một đơn vị điều trị và chăm sóc sức khỏe thuộc khu vực công hay tư. Các kiến thức lý thuyết được chuyển hóa thành năng lực thực tế thông qua sự kết hợp giữa trình bày bài giảng trên lớp kết hợp với việc thực hành quản trị tại các các bệnh viện nhằm giúp cho sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp của mình trong tương lai với vai trò là nhà quản trị điều hành tại các bệnh viện, các phòng khám, hay các cơ sở y tế nói chung.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị bệnh viện có năng lực đảm nhiệm các vị trí công việc bắt đầu từ vị trí các quản trị viên cơ sở đến vị trí quản lý cấp trung tại các bệnh viện, phòng khám và các tổ chức y tế như: nhà quản trị phụ trách các chức năng tài chính, nhân sự, quan hệ công chúng, quản trị cung ứng, chất lượng dịch vụ, vận hành hệ thống điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Chuyên ngành Quản trị bệnh viện

Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập mới;

Người vận hành đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền kinh doanh;

Nhà đầu tư mạo hiểm cho các dự án kinh doanh;

Nhà kinh doanh nội bộ hay người khởi xướng kinh doanh tại các công ty;

Nhà tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Chuyên viên điều phối các chương trình khởi nghiệp kinh doanh của Nhà nước.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại; có khả năng phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Quản trị khởi nghiệp để có khả năng hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. Chương trình trang bị kiến thức toàn diện về quản trị khởi nghiệp, đào tạo sinh viên có chuyên môn, năng lực và kỹ năng khởi sự, quản trị và phát triển các dự án kinh doanh; phát triển tư duy, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, năng lực nhận dạng và phát triển cơ hội kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp có năng lực đảm nhiệm các vị trí sau:

Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nhà quản trị có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kiến thức về phương thức quản trị chất lượng, các chức năng và kỹ thuật hỗ trợ trong quản trị chất lượng; có kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề về quản trị chất lượng; có năng lực điều hành các dự án triển khai chất lượng và các chương trình quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp thuộc khu vực công hoặc tư một cách hiệu quả.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị chất lượng có năng lực làm việc với vị trí chuyên gia quản trị chất lượng tại các doanh nghiệp, giám đốc dự án triển khai chất lượng, chuyên gia tư vấn tại các công ty tư vấn triển khai các chương trình quản trị chất lượng.

Chuyên ngành Quản trị chất lượng

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nhà quản trị các cấp: có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kiến thức về quản trị doanh nghiệp; có kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh; có khả năng điều hành các đơn vị kinh doanh thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau một cách hiệu quả.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị có thể đảm nhiệm ở các vị trí quản trị gia, doanh nhân, chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản trị có thể tự khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp cho riêng mình.

Ngành Quản trị kinh doanh

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 123 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức Kinh tế chính trị, có khả năng phân tích, lập luận giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực Kinh tế chính trị. Có lập trường chính trị vững vàng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức tốt. Có thể tiếp tục học tập sau đại học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài thuộc lĩnh vực Kinh tế chính trị.

Triển vọng nghề nghiệp: Khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ; Khả năng phân tích lập luận vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế chính trị; Năng lực tiếp tục học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Chuyên ngành Kinh tế chính trị

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo chuyên gia phân tích cho các doanh nghiệp và tổ chức công thông qua cung cấp cho sinh viên các khái niệm và lý thuyết kinh tế học ứng dụng; đồng thời trang bị các công cụ phân tích để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình được kỳ vọng sẽ có đủ khả năng phân tích chính sách và phân tích thị trường để có thể làm việc ở những vị trí phù hợp trong các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ có đủ khả năng theo học các bậc học cao hơn ở các trường đại học nước ngoài.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế học ứng dụng có thể trở thành chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, hoặc chuyên viên phân tích thị trường, phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có đủ kiến thức để có thể nộp hồ sơ ứng tuyển cho các chương trình sau đại học trong và ngoài nước trong phạm vi lĩnh vực ngành.

Chuyên ngành Kinh tế học ứng dụng

Ở cấp doanh nghiệp: Là chuyên viên ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản, có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp ở các đơn vị: Phòng Nghiên cứu thị trường, Phòng Sản xuất, Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh, Phòng Xuất nhập khẩu;

Ở cấp địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh, thành; Phòng Kinh tế của các quận, huyện;

Ở cấp trung ương, các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan Bộ.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo chuyên gia phân tích cho các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và tổ chức phi chính phủ thông qua cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh tế, thương mại và quản trị trong lĩnh vực nông nghiệp; trang bị các công cụ phân tích để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình được kỳ vọng sẽ có đủ khả năng phân tích chính sách nông nghiệp, phân tích thị trường nông sản, có tư duy quản trị tốt để có thể làm việc ở những vị trí phù hợp trong các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Đặc biệt, chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp cam kết đào tạo người học theo hướng kinh doanh thân thiện với môi trường. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ có đủ khả năng và trình độ ngoại ngữ để theo học các bậc cao hơn ở các trường đại học nước ngoài.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp được đào tạo hướng vào các công việc sau:

Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp

Làm việc ở các Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, Cục Quản lý giá và các sở, ban ngành tương ứng;

Làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước như: các doanh nghiệp thẩm định giá, hiệp hội thẩm định giá, hiệp hội bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khoa học-công nghệ, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán;

Đảm nhiệm vị trí giảng viên, giáo viên ở các trường đại học, viện và cơ sở đào tạo chuyên ngành thẩm định giá.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Giúp người học nắm vững các kiến thức chuyên môn về thẩm định giá trị tài sản, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về hoạt động thẩm định giá cho các thành phần kinh tế; có khả năng vận dụng một cách khoa học và sáng tạo các kiến thức chuyên môn vào những tình huống thực tế khác nhau tại thị trường Việt Nam; sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để có thể xử lý dữ liệu một cách hiệu quả trong quá trình vận dụng các phương pháp thẩm định giá vào thực tiễn.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thẩm định giá có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và ngoài nước, các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế với tư cách chuyên viên thẩm định giá. Cụ thể:

Chuyên ngành Thẩm định giá

Làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và nước ngoài, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với tư cách là nhà quản trị, quản lý nhân lực;

Làm việc tại các bộ như: Bộ KH-ĐT; Bộ LĐ-TB&XH, các vụ của các bộ, các sở ban ngành của tỉnh thành cũng như cấp huyện, thị xã; các công việc liên quan đến chính sách tiền lương, lao động, việc làm, thất nghiệp, BHXH, dân số và thị trường lao động, xóa đói giảm nghèo;

Đảm nhiệm công việc tại các vị trí chuyên viên, giám đốc nhân sự; giảng viên tại các cơ sở đào tạo của các ngành HRM, lao động, tiền lương.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ, các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, về chuyên môn sinh viên có trình độ cử nhân chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định, cụ thể: kiến thức về nguồn nhân lực, về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trên mọi lĩnh vực và phạm vi khác nhau; kiến thức về tổ chức lao động, tiền lương, tiền công và các chế độ liên quan đến người lao động phù hợp với Luật lao động và các văn bản hiện hành; trình độ chuyên môn về kinh tế và quản trị để nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức và sử dụng lao động; kỹ năng phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, có khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động của một cơ quan hay doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trong lĩnh vực lao động - tiền lương.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực có thể:

Chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực

Ở cấp doanh nghiệp: Các đơn vị nghiên cứu và phát triển; đơn vị kế hoạch và điều độ; đơn vị phát triển dự án; đơn vị tín dụng, thẩm định hay quản trị rủi ro ở các ngân hàng…;

Ở cấp địa phương: Các sở kế hoạch và đầu tư, sở công thương, sở du lịch, sở tài nguyên môi trường, sở khoa học công nghệ của các tỉnh, thành; phòng kế hoạch và tài chính của các quận, huyện, các văn phòng ủy ban nhân dân…;

Ở cấp trung ương, các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan bộ…

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cho người học các công cụ phân tích kinh tế và chính sách; kỹ năng thiết lập, thẩm định và quản trị dự án đầu tư; kỹ năng hoạch định chiến lược và kế hoạch trong doanh nghiệp, đặc biệt là kỹ năng để thực hiện tiếp thị cho địa phương và vùng cũng như công tác tư vấn/hỗ trợ doanh nghiệp. Điểm mạnh của chương trình là cách tiếp cận đa ngành và khả năng áp dụng nhanh kiến thức kinh tế - tài chính và kinh doanh vào thực tiễn.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đầu tư có thể đảm nhận công việc:

Chuyên ngành Kinh tế đầu tư

Đảm nhận công việc tại các vị trí chuyên viên phân tích thị trường bất động sản, chuyên viên môi giới bất động sản, chuyên viên quản trị tài sản bất động sản như quản trị tòa nhà, quản trị khách sạn, chuyên viên phân tích đầu tư và tài chính bất động sản, chuyên viên định giá tài sản bất động sản.

Làm việc tại các công ty đầu tư và phát triển bất động sản, quỹ đầu tư, các ngân hàng và công ty tài chính, các công ty kiểm toán và thẩm định giá, cơ quan thuế, Hiệp hội bất động sản, Hiệp hội thẩm định giá, các ban ngành liên quan như sở kế hoạch và đầu tư, sở xây dựng, sở tài nguyên và môi trường, viện nghiên cứu.

Thời gian đào tạo: 4 năm, kể cả thực tập và tốt nghiệp.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 121 tín chỉ.

Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo: Tạo ra những chuyên viên có kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh liên quan đến bất động sản, hiểu được mối quan hệ giữa phát triển đô thị và phát triển bền vững và có trách nhiệm xã hội; có kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm, tư duy khoa học, hiểu biết nhất định về thị trường bất động sản trong nước và thế giới.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Bất động sản có thể:

Chuyên ngành Bất động sản

Ban Giáo dục thể chất được chia thành hai bộ môn: bộ môn Giáo dục thể chất đồng đội và bộ môn Giáo dục thể chất cá nhân.