Kính thiên văn làm việc như thế nào

Galileo (1564–1642) đã sáng tạo ra kính viễn vọng đầu tiên và đây là kính viễn vọng khúc xạ, có nguyên lý từ “ống nhòm Hà Lan” được phát minh bởi Hans Lippershey. Sau này, kính viễn vọng khúc xạ do Galileo phát minh được nhà khoa học Kepler (1571-1630) cải tiến và chế tạo lại và có được hình dáng hiện đại như bậy giờ. Đó là lịch sử ra đời của kính thiên văn khúc xạ. Vậy loại kính thiên văn này hoạt động như thế nào và những điều gì chúng ta cần biết khi sử dụng thì xin mời các bạn tìm hiểu qua bài viết này.

Nguyên lí hoạt động

Nguyên lí hoạt động của kính thiên văn khúc xạ là thay đổi đường truyền của các bức xạ điện từ, thông qua hiện tượng khúc xạ, tạo ra ảnh rõ nét của vật thể ở xa.

Chiếc kính viễn vọng khúc xạ đầu tiên do Galileo (1564–1642) chế tạo, sử dụng một vật kính, là thấu kính hội tụ để gom các tia sáng vào một mặt phẳng cách thấu kính hội tụ một khoảng được gọi là tiêu cự. Ánh sáng bị khúc xạ tạo ra một ảnh rất nhỏ của một vì sao hay hành tinh. Kế tiếp, ảnh đi qua thị kính, trong kính của Galileo là thấu kính phân kì. Hiện nay, ảnh đi qua vật kính còn được phóng đại qua thị kính là một thấu kính hội tụ.

Kính thiên văn khúc xạ có rất nhiều ưu điểm như:

  • Có thể quan sát được những ánh sáng từ những ngôi sao khoảng cách rất xa Trái Đất
  • Gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ mang theo khi đi dã ngoại
  • Tiện lợi cho trẻ nhỏ, người mới chơi thiên văn
  • Giá thành rẻ hơn so với kính phản xạ cùng thông số

Nhưng hạn chế của loại kính thiên văn này chính là sự tán sắc. Do thấu kính là thủy tinh hay có thể là vật liệu khác có chiết suất khác nhau và cho ra bước sóng điện từ khác nhau. Vì vậy khi ánh sang đi qua sẽ biến đổi có các viền màu xung quanh ảnh quan sát. Điều này gây ra sự khó khăn khi quan sát và hình ảnh quan sát được không được chân thực nhất.

Đôi điều bạn cần biết về kính thiên văn khúc xạ

Những điều bạn cần biết về kính thiên văn khúc xạ đó là:

  • Không có gì ngăn cản ánh sáng đi qua các thấu kính, giúp cho độ tương phản hình ảnh tốt hơn. Với những ai muốn quan sát chi tiết các vật thể nhỏ như hành tinh, sao đôi thì chiếc kính thiên văn khúc xạ là một lựa chọn hoàn hảo.
  • Các kính thiên văn này không cần nhiều đến sự bảo dưỡng. Các thấu kính không bao giờ đòi hỏi phải tráng phủ lại như các loại gương phản xạ. Đồng thời, một thấu kính thường không cần phải tinh chỉnh chuẩn trực. Thấu kính không bị lệch khỏi trục trừ khi ống kính gặp phải những va chạm mạnh như rơi xuống một bề mặt cứng.
  • Ngoài ra, với loại kính khúc xạ nó được thiết kế có một ống kính khép kín, nên nó cần một chút thời gian để tinh chỉnh theo nhiệt độ môi trường khi di chuyển từ một nơi ấm hơn hay mát hơn trong nhà. Ngày nay các ống dùng tấm nhôm mỏng dẫn nhiệt tốt, nên chúng đã giúp giảm đáng kể thời gian cân bằng nhiệt. Nhưng bạn vẫn sẽ phải để ý đến vấn đề này để đảm bảo độ bền cho kính.

Đề được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC
Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: 

15-06-2022, 8:42 am

Ngành thiên văn học là một ngành luôn được chú ý đến. Vì đó là những kiến thức mà con người chưa biết đến ngoài vũ trụ xa xôi.  Nó là một ngành học mà những dụng cụ quang học phải luôn được cải tiến để tầm nhìn được ngày càng xa hơn. Kính thiên văn là một sản phẩm quang học có tầm nhìn xa nhất mà hiện nay con người phát minh ra. Vậy kính thiên văn nhìn được xa bao nhiêu? Cùng tìm hiểu nhé!

Kính thiên văn ra đời và phát triển như thế nào?

Nhiều người cho rằng kính thiên văn đầu tiên có vào thế kỉ thứ 16. Nhưng lại không được công nhận vì chưa được một ai công bố cả. Và cái tên kính thiên văn trước đây cũng chưa phải như bây giờ. Mà nó có cái tên khác chính là ống quang học. Tên ống quang học này được nhà toán học Hy Lạp Loannes Dimisiani đặt ra năm 1602. Lúc đầu, những mẫu kính thiên văn đầu tiên này chỉ được dùng trong quân đội để kiểm soát quân địch đến gần. Năm 1609, Galilee là người đầu tiên dùng chiếc kính này để quan sát bầu trời. Và những gì ông quan sát được rất bất ngờ. Những hình ảnh các ngôi sao hay mặt trăng hiện lên trước mặt rất rõ nét.

Kính thiên văn bắt đầu được công nhận từ năm 1608. Nguyên tắc quang học về kính thiên văn được diễn tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 13 do nhà khoa học Anh Roger Bacon. Và tận đến năm 1608 mới được áp dụng bởi một người sản xuất kính ở Middleburg Hà Lan là ông Hans Lippershey.

Hans Lippershey đã thử thí nghiệm đặt một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kỳ trong một cái ống. Ông đã phát hiện ra có thể nhìn vật với khoảng cách xa hơn. Từ đó là kính thiên văn được làm ra và được gọi là viễn vọng kính. Nguyên lí hoạt động này của kính viễn vọng (kính thiên văn bây giờ) được giữu nguyên. Nó được phát triển thêm với việc thu ảnh và phóng đại thêm. Điều này, giúp cho con người tiến xa hơn trong việc quan sát vật thể ngoài trái đất như những ngôi sao, mặt trăng và các hành tinh khác

Khoảng cách mà kính thiên văn có thể nhìn được

Những chiếc kính thiên văn trước đây khá cồng kềnh và khoảng cách nhìn cũng không được quá xa. Vì khi đó những thấu kính chỉ được làm thủ công. Nó sẽ không có độ tinh xảo, chi tiết tốt như bây giờ. Những chiếc kính thiên văn chất lượng hiện nay có thể nhìn xa với khoảng cách so với chúng ta nhiều năm ánh sáng. Nhưng cũng có những mẫu kính thiên văn chỉ quan sát được với khoảng cách là hàng triệu km.

Với một chiếc kính thiên văn bạn có thể quan sát được các vì sao, mặt trăng hay các tiểu hành tinh khác. Mà khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh này đã khá xa. Do vậy, khoảng cách mà kính thiên văn có thể nhìn được là rất xa. Nhiều người đặt ra câu hỏi là kính thiên văn có thể nhìn xa nhất là được bao nhiêu xa?

Với những chiếc kính thiên văn đặc biệt thì khoảng cách nhìn là cực kì lớn. Những chiếc kính thiên văn được làm thành các đài quan sát. Có thể nhìn thấy được các tiểu hành tinh nhỏ bé cách chúng ta nhiều năm ánh sáng. Các nhà khoa học chưa thể đưa ra một con số chính xác và cụ thể. Nhưng ước chừng khoảng cách xa nhất mà kính thiên văn có thể thấy được là khoảng hơn 13 tỉ năm ánh sáng. Đây là một con số rất khủng khiếp có phải không nào ?

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: 

Bài viết liên quan

  • Cách chọn ống nhòm cho trẻ em 07-01-2021, 10:05 am

    Ống nhòm trẻ em được xem là một trong những dụng cụ thiết thực để giúp cho trẻ em khám phá thế giới xung quanh. Chiếc ống nhòm rất có ích cho những ...

  • Cách chọn ống nhòm phù hợp 07-08-2020, 2:25 pm

    Có thể nói ống nhòm là thiết bị vô cùng cần thiết cho những chuyến tham quan, du lịch nên không khó để lý giải vì sao nó lại được ưa chuộng. Nếu bạn ...

  • CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG ỐNG NHÒM 17-07-2020, 9:01 am

    Ống nhòm là thiết bị quang học thông dụng nhất, được nhiều người biết tới và sử dụng, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được các bộ phận và ...

Tin nổi bật

Thủ thuật nổi bật

Bạn chưa xem sản phẩm nào

Chủ đề