Kỹ năng thuyết phục nhà tuyển dụng

Khi đi phỏng vấn xin việc, nhiều ứng viên tỏ ra lo lắng bởi nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên nói về điểm yếu của mình. Bạn sợ rằng, nhược điểm sẽ khiến nhà tuyển dụng mất đi thiện cảm và có cái nhìn không tốt về bạn.

Không có ai là hoàn hảo cả, điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân người đó. Trên thực tế, nói về điểm yếu là một câu hỏi phỏng vấn xin việc khá "dễ thương" và có nhiều cách để bạn đưa ra những câu trả lời cũng dễ thương không kém.

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu kể về điểm yếu của bản thân, cách tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc này là đưa ra một dẫn chứng cụ thể và cả hướng để bạn khắc phục nhược điểm đó. Hãy nói về nhược điểm của mình một cách thật tự nhiên, chân thực, bởi bạn nên nhớ rằng, nhà tuyển dụng ngồi đối diện bạn cũng là một con người bình thường, cũng có những điểm hạn chế riêng, họ không phải đến từ một hành tinh xa lạ nào để mà hoàn hảo một cách tuyệt đối.

Tuy nhiên, với câu hỏi phỏng vấn xin việc về nhược điểm, nhà tuyển dụng không mong muốn ứng viên sẽ kể lể một vài nhược điểm lặt vặt mang tính cá nhân. Ví dụ như việc bạn thường ngủ dậy khá muộn, vì thế bạn thích giờ làm việc bắt đầu từ 9h chứ không phải là 8h như đa số các công ty vẫn quy định hiện nay. Bạn lười đánh răng buổi tối, lười giặt quần áo... tất cả những điểm yếu đó không phải là điều nên nói với nhà tuyển dụng. Khi nêu câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng chờ đợi để nghe ở bạn điểm yếu đối với công việc.

Đừng luống cuống vì sợ mình “mất điểm” khi nói về điểm yếu của bản thân

Vì thế, tốt nhất bạn hãy đề cập đến điểm yếu của mình ví dụ như khi có quá nhiều việc phải làm. Bạn là người tham công tiếc việc nhưng một khi có nhiều việc phải làm, bạn thường bị công việc cuốn theo. Lẽ ra, khi nhiều việc như thế, “tôi nên lập một danh sách những việc cần làm và tập trung thực hiện theo thứ tự ưu tiên, thế nhưng, tôi thường không dành thời gian để phân chia thời lượng cụ thể. Công việc cứ cuốn đi và nhiều lúc khiến tôi cuống cả lên”. Đó là câu trả lời khá hay, vượt ra ngoài phạm vi câu hỏi phỏng vấn xin việc của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, câu trả lời này không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể để cho nhà tuyển dụng hiểu rõ vấn đề và giải pháp. Nếu bạn kết thúc buổi phỏng vấn ở câu trả lời này cũng là tốt, nhưng nếu có thể, hãy đưa thêm một vài chi tiết nữa để người phỏng vấn có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phong làm việc của bạn.

“Khi 2 hoặc 3 dự án đến dồn dập, tôi cảm thấy tim mình như đập nhanh hơn và tôi bắt đầu hủy bỏ bất cứ kế hoạch nào của buổi tối. Tôi lao vào làm việc như một con thiêu thân và lo sợ mình không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Tôi hỏi mọi người xung quanh về những việc cần làm, thứ tự ưu tiên công việc, điều mà lẽ ra, tự tôi phải ngồi tính toán và phân chia ngân sách thời gian cho hợp lý”.

Với câu trả lời như thế, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự đam mê công việc, toàn tâm toàn ý cho công việc của bạn. Lúc đó, điểm yếu "không biết phân bổ thời gian" kia cũng chẳng nghĩa lý gì.

Vì vậy, khi nghe nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi phỏng vấn xin việc về điểm yếu, đừng luống cuống vì sợ mình “mất điểm”. Sự thành thật và tự nhiên ngay cả khi nói về hạn chế của bản thân nhiều khi lại có tác dụng lớn hơn nhiều. Luôn nhớ rằng không ai hoàn hảo, điểm yếu có thể khắc phục, chuyên môn chưa tốt có thể đào tạo nhưng đạo đức và nhân cách con người nếu không làm hài lòng các nhà tuyển dụng thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức dù bạn có tài giỏi đến đâu. Bởi vậy hãy thể hiện con người bạn một cách chân thành và trung thực.

Bạn được hẹn phỏng vấn và chưa biết nên làm gì để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bài viết này, Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ 9 bí quyết giúp ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng để bạn tham khảo.

Trang phục phù hợp

Vẻ ngoài chỉnh chu, lịch sự và phù hợp với môi trường văn hóa doanh nghiệp là ấn tượng ban đầu khá quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng (NTD), khiến họ cảm thấy bạn thực sự tôn trọng, quan tâm và nghiêm túc cho buổi phỏng vấn cũng như vị trí công việc này. Trang phục công sở với chân váy/ quần tây - áo sơ mi cho nữ và vest cho nam thường phù hợp với hầu hết các buổi phỏng vấn. Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất công việc và đòi hỏi (nếu có) từ phía NTD để lựa chọn trang phục cho phù hợp.

Ảnh nguồn Internet

Tư thế ngồi thẳng, mắt nhìn thẳng vào người đối diện, gương mặt tươi, cười tự nhiên, cử chỉ tự tin, hai tay chắp vào nhau đặt vuông vức trên bàn trước ngực hoặc trên đùi,...là những biểu hiện cho thấy bạn là người tự tin và chuyên nghiệp. Hãy tập luyện thật nhuần nhuyễn chúng và giao tiếp trong tâm thế chuẩn mực để ghi điểm với NTD.

Nghiêm túc lắng nghe

Khi phỏng vấn, NTD sẽ cung cấp các thông tin về công việc, đồng nghiệp/ sếp, văn hóa công ty,...cho bạn và tiến hành đặt câu hỏi. Hãy thể hiện bạn đang nghiêm túc lắng nghe và không bỏ qua bất kỳ một thông tin nào vừa được nêu ra từ NTD để có cái nhìn tổng thể về công việc mình đang ứng tuyển. Nếu nghe không kịp hoặc không rõ, bạn có thể hỏi lại hoặc xin phép được ghi chép vào giấy; thậm chí có thể hỏi thêm những câu hỏi sâu về vấn đề đang trao đổi. Điều này không thể hiện bạn đang không tập trung mà chỉ giúp NTD nghĩ rằng bạn đang nghiêm túc và cố gắng tiếp nhận những thông tin quan trọng cho công việc tương lai.

Giữ khoảng cách hợp lý

Điều chỉnh mức độ thân thiện và thái độ giao tiếp tại buổi phỏng vấn để phù hợp với một buổi phỏng vấn xin việc (chứ không phải một buổi gặp mặt kết bạn). Đừng tỏ ra quá phấn khích mà bắt tay quá "lố" hay giao tiếp không lịch sự. Hãy cho NTD biết bạn đang cố gắng truyền năng lượng và sự nhiệt huyết đến họ thông qua các câu trả lời, các câu hỏi. Lưu ý đừng làm quá sẽ khiến bạn vượt ra khỏi giới hạn cho phép.

Tham khảo thêm: 4 bí quyết phỏng vấn giúp bạn nhận được lời mời làm việc

Sử dụng ngôn từ phù hợp

Lời lẽ có vai trò rất quan trọng thể hiện bản chất con người bạn. Sự chuyên nghiệp và lịch thiệp là 2 trong số rất nhiều yếu tố được NTD đánh giá cao ở ứng viên. Vì vậy, hãy lưu ý sử dụng ngôn từ phù hợp, lịch sự; tránh dùng tiếng lóng, tiếng địa phương hay có những nhận xét không phù hợp liên quan đến giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, chính trị,... điều đó sẽ khiến bạn thất bại hoàn toàn trong buổi phỏng vấn.

Ảnh nguồn Internet

Trả lời đúng, đủ vào trọng tâm của câu hỏi/ vấn đề mà NTD muốn biết, tránh nói lan man, không tập trung vào nội dung chính. Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ phần mô tả công việc đang ứng tuyển, yêu cầu công việc đó là gì, bạn đang có gì để phù hợp với yêu cầu đó,... Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu những thông tin về công ty và văn hóa công ty, những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và một vài bí quyết tạo ấn tượng với NTD trong lần đầu gặp mặt,...

Trả lời cụ thể 

NTD thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu hành vi, khả năng của ứng viên và cách họ xử lý những tình huống công việc thường gặp qua những công việc trước đó để phân tích và đánh giá mức độ phù hợp cho công việc tương lai. Ví dụ nếu bạn nêu trong CV rằng "Có khả năng giải quyết vấn đề tốt" thì NTD sẽ yêu cầu bạn dẫn chứng cụ thể điều đó. Khi đó, bạn nên trả lời thật cụ thể bằng cách áp dụng C.A.R, nghĩa là: "C" - Case - Tình huống: Vấn đề đó là gì? Tình huống khi đó ra sao?; "A" - Action - Hành động: Bạn đã làm gì (cụ thể)? Bạn đóng vai trò gì trong việc giải quyết vấn đề?; "R" - Result - Kết quả: kết quả ra sao? Bạn rút ra được kinh nghiệm gì?. Theo cách này, bạn không chỉ trình bày sự việc một cách chi tiết, rõ ràng mà còn thuyết phục NTD tin tính chân thực những vấn đề được ghi trong hồ sơ.

Luôn giữ mình ở thế chủ động

Đừng tỏ ra thiếu tự tin, rụt rè hay sợ sệt. Hãy để NTD thấy rằng bạn tự tin vào khả năng của mình và hoàn toàn xứng đáng, phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ lịch sự, tự tin và lạc quan trong suốt buổi phỏng vấn. NTD sẽ không thích những người thụ động với suy nghĩ "Làm ơn, xin hãy tuyển tôi!" mà sẽ ấn tượng với kiểu ứng viên "Tôi xứng đáng, bạn nên tuyển tôi!"

"Phỏng vấn" ngược NTD

Cuối buổi phỏng vấn, NTD sẽ hỏi "Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?" và chờ đợi bạn xử lý. Đừng bao giờ trả lời "Không" hoặc "Tôi cũng không biết nữa" mà hãy mạnh dạn hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc, đồng nghiệp, văn hóa công ty,...để tìm hiểu sâu hơn về công việc trong tương lai của bạn, rằng bạn có phù hợp với công việc này hay không. Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến công việc và công ty và là một trong những bí quyết quan trọng nhất giúp bạn ghi điểm với NTD.

Xem thêm: 8 câu hỏi hay nhất ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Ms. Công nhân

Video liên quan

Chủ đề