Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học

A. ĐẶT VẤN ĐỀI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1. Cơ sở lí luận:Trong chương trình học Tiếng Việt – Tập làm văn môn Ngữ văn ở THCS,việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩnăng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn haytrong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lậpluận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, mộtvăn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thànhkĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọngđặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THPT.Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học vềđoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơlược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạnchứng minh, giải thích) và nâng cao hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết :Tiết 10, tiết76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viếtđoạn trong văn thuyết minh, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các emđược học về liên kết câu và liên kết đoạn văn (Tiết 102, 110).Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7, khái quát về đặc điểmvăn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích; Lớp 8 học tiếp văn nghị luận,về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học vănnghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về mộtvấn đề tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặcđoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói việc tìm hiểu về đoạnvăn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi và cấutrúc của chương trình Ngữ văn THCS.2.Cơ sở thực tiễn:Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn lớp 9 nóiriêng, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bàinghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinhchưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhấtlà đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểmtra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi tuyển vào lớp 10 ở môn ngữ văn nhiềunăm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học còn rất nhiều hạnchế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừathiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em1không biết xây dựng luận điểm…Thực trạng ấy làm cho nhiều giáo viên phải trăntrở, suy nghĩ.Với mong muốn khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lượng dạy và họcvăn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng cho học sinh, vì vậy tôiđã thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho họcsinh lớp 9”.II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:Đề tài này nhằm góp phần củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tạo lập văn bản,nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn cấp THCS nói chung và lớp 9 nóiriêng, nâng cao kết quả thi vào lớp 10 THPT và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn.III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trìnhbày nội dung đoạn văn.- Điều tra khảo sát năm bắt tình hình thực tế.- Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy.IV. PHẠM VI ĐỀ TÀI:- Đề tài được đã được nghiên cứu trong quá trình tham gia giảng dạy Ngữvăn cấp THCS, đặc biệt là lớp 9.- Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học văn học, tập làm văn, ôn thivào lớp 10 THPT.2B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI:I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠNVĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9:Như chúng ta đã biết đoạn văn là một yếu tố cấu thành nên văn bản (vănbản viêt). Muốn xác định được một đơn vị của văn bản phải dựa vào những tiêu chíphản ánh đúng bản chất và chức năng của nó trong văn bản. Đơn vị của văn bản(đoạn văn) có thể coi là một văn bản thu nhỏ, có những quan hệ hướng nội vàhướng ngoại. Về hướng nội, đoạn văn có những tổ chức nội bộ, đảm bảo sự hoànchỉnh về tính liên kết về đề tài, chủ đề, lôgic, có mở đầu, có kết thúc. Về hướngngoại, đoạn văn chính là yếu tố tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, có quan hệ với cácđoạn văn khác. Như vậy đoạn văn mang những đặc điểm hoàn chỉnh về nội dungvà hình thức.1. Khái niệm đoạn văn: Có thể định nghĩa đoạn văn như sau:Đoạn văn là bộ phận của văn bản, có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoànchỉnh được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độnhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễdàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽvới nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có mộtvai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầuvăn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bảnthành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi táchra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh,hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thểhiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấuchấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phépliên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa vàviết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.2. Kết cấu của đoạn văn:Để xét kết cấu của đoạn văn, ta có thể lấy căn cứ là sự có mặt hay vắng mặtcâu chủ đề.2.1. Câu chủ đề của đoạn văn:• Chức năng:Nêu lên đề tài chi phối toàn bộ nội dung đoạn văn. Nói cách khác câu chủ đề là“hạt nhân nghĩa” của cả đoạn. Theo đó nội dung của câu chủ đề có tầm khái quát đượcnhững ý khác có liên quan đến nó trong đoạn văn, các câu khác trong đoạn văn có tácdụng hướng tới câu chủ đề, làm rõ nghĩa một khía cạnh nào đó cho câu chủ đề.3• Hình thức:Câu chủ đề thường đầy đủ hai thành phần chính, rất ít khi thấy câu chủ đề là mộtcâu đặc biệt về ngữ pháp. Điều này đảm bảo cho câu chủ đề vừa là chỗ dựa về ngữ nghĩalẫn ngữ pháp cho đoạn văn• Về diễn đạt:Phần lớn câu chủ đề được viết ngắn gọn, ít mệnh đề để giúp người đọc dễ dàngnắm bắt được nội dung thống nhất.• Về vị trí:Câu chủ đề có thể đứng ở nhiều vị trí, nhưng thường gặp nhất là ở đầu đoạn hoặccuối đoạn văn.2.2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:Để trình bày nội dung một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháplập luận.Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽhợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kếtcấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh đó làcách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, đònbẩy, nêu giả thiết…- Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đềmang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dungchi tiết, cụ thể ý của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tácgiải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giávà bộc lộ sự cảm nhận của người viết.- Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch, đi từ các ý chi tiết,cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bàybằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.- Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mởđoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạnlà ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triểnđược thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xéthoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại,khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp, cần biếtcách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong đoạn.- Đoạn lập luận tương đồng là cách trình bày đoạn văn có sự so sánh tươngtự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạnvăn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.- Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau vềnội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộcsống,…tương phản nhau.4- Đoạn lập luận theo suy luận nhân quả: Có 2 cách: Trình bày nguyênnhân trước, chỉ ra kết quả sau. Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bàynguyên nhân sau.- Đoạn lập luận đòn bẩy là cách trình bày đoạn văn mở đầu nêu một nhậnđịnh, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặctrái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâusắc ý tưởng đề ra.1.3. Liên kết câu trong đoạn văn:Nói đến liên kết là nói đến mối quan hệ về ý nghĩa các đơn vị ngôn ngữ. Ởđây, chỉ đề cập đến liên kết giữa các câu (các phát ngôn) trong một đoạn văn.Muốn làm nổi bật chủ đề của đoạn văn thì các câu trong đoạn văn phải cómối quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa, tức là phải có liên kết về nội dung. Nhưngđể tạo ra liên kết nội dung (mối quan hệ về ý nghĩa) thì cần có những từ ngữ thựchiện. Những từ ngữ ấy được gọi là phương tiện liên kết (liên kết hình thức).1.3.1. Liên kết nội dung:Liên kết nội dung giữa các câu trong đoạn văn được chia làm hai loại: liênkết hổi chỉ và liên kết khứ chỉ.Liên kết hồi chỉ: (Liên kết chiều ngược)Liên kết hồi chỉ là liên kết giữa một phát ngôn với những phát ngôn đứngtrước nó. Để thực hiện liên kết hồi chỉ có thể dùng nhiều phương thức khác nhaunhư: thế, lặp, liên tưởng, tỉnh lược,…Ví dụ:- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.(Hồ chí Minh)Liên kết khứ chỉ (Liên kết chiều xuôi)Là liên kết thể hiện mối quan hệ giữa phát ngôn đang xét với phát ngôn saunói. Các phát ngôn ở dạng liên kết chiều xuôi thường gặp những trường hợp sau:Phát ngôn là một câu hỏi đối thoại có kèm câu trả lời trực tiếp.Ví dụ:Vì sao thơ lại có tác dụng to lớn như thế? Vì nó diễn tả một cách chân thậtvà rung động những tâm tư tình cảm sâu sắc nhất của con người.Phát ngôn chứa các từ hoặc nhóm từ: như sau, sau đây, dưới đây,…Ví dụ:Do đâu mà quân đội ta có những thành tích và tiến bộ trong công tác vănnghệ? Theo tôi do những nguyên nhân dưới đây:Phát ngôn tận cùng bằng những từ: rằng, là,…Ví dụ:Chúng ta đều biết rằng: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khoa học là sảnphẩm chung của toàn dân”.Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kếtchặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:1.3.2.Liên kết hình thức:5Các câu trong đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng những từ ngữ,những từ ngữ đó được gọi là phương tiện liên kết (phép liên kết). Các phépliên kết thường được sử dụng là:- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đãcó ở câu trước.+ Thế bằng đại từ:Ví dụ:Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùngcủa đêm khuya.(Thạch Lam)+ Thế bằng từ đồng nghĩa:Ví dụ:Chú bé Lượm đã hi sinh trong một lần làm liên lạc. Sự ra đi của Lượm đãgieo vào lòng người đọc bao nỗi xót thương.+ Thế bằng những từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một sự vật:Ví dụ:Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba trong làng thơ Việt. Bà chúa thơ Nôm nàyđã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân gian.- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.+ Nối bằng quan hệ từ:Ví dụ:Mỗi tháng ý vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì,còn dăm ba xu, một vài hào y thường cho nó nốt luôn. Nhưng cho rồi, y vẫnthường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy góp lại, trong mộttháng có thành đến hàng đồng.(Nam Cao)+ Nối bằng phụ từ:Ví dụ: Em bé khóc. Mẹ đã dỗ em nín. Bây giờ nó lại khóc.+ Nối bằng từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp:Ví dụ:Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành giai cấp, không ai có thể đứngngoài giai cấp. Đồng thời, mỗi người đại biểu cho tư tưởng của giai cấp mình.(Hồ Chí Minh)- Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.+ Lặp ngữ âm: (lặp phần vần. Chủ yếu để gieo vần trong thơ)Ví dụ:Cầu cong như chiếc lược ngàSông dài mái tóc cung nga buông hờ.(Nguyễn Bính)+ Lặp từ vựng:Ví dụ:Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyềncho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng6ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lêntrong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứngngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiếnchúng ta phải tự bước lên đường ấy.(Nguyễn Đình Thi)+ Lặp cấu trúc ngữ pháp:Ví dụ:Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!(Thép Mới)Bên cạnh các phép liên kết đã trình bày ở trên, các phép liên kết như: phépliên tưởng, phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng được sử dụng để tạo ra sự liênkết trong đoạn văn (văn bản)II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌCSINH LỚP 9 QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA:Đầu năm học 2013 - 2014, trường THCS Khương Mai tổ chức kiểm tra khảosát chất lượng một số môn học trong đó có môn Ngữ văn, kết quả cụ thể như sau:KẾT QUẢ XẾP LOẠIGiỏiKhối lớp9A1Tổng sốhọc sinh23KháTrung bìnhYếuTS%TS%TS%TS%014,30626,11356,50313,1Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn 9 bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. Mộttrong những kĩ năng cần có đó là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Qua kết quả khảosát có thể nhận thấy số học sinh có kĩ năng viết đoạn chưa tốt còn nhiều, số họcsinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của học sinh, hầu hết cácem thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạnvăn, cách trình bày đoạn văn còn lơ mơ.Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nộidung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch lạcchặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợplí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các dòng khác thò ra thụt vào tuỳ tiện.Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh cònnhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạyvà học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:1.1. Khái niệm:7- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùiđầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đốihoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từđồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lờilẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Cáccâu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng:- Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đềmang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dungchi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng cácthao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét,đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.Mô hình trình bày đoạn văn diễn dịch:1234nCâu 1: câu chủ đề của đoạn văn (mang ý khái quát), đứng đầu đoạn vănCâu 2,3,4,…n là câu mang ý cụ thể, có tác dụng bổ sung giải thích, làm rõ ýở câu chủ đề.- Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chitiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trìnhbày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.Mô hình trình bày đoạn quy nạp:1234…nCâu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn.Câu 1,2,3,4,… là những câu mang ý cụ thể có tác dụng hướng tới làm nổi bậtý ở câu chủ đề- Cách tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp): là sự phốihợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theokhai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao,mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng8minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhậnđịnh đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.Mô hình trình bày đoạn tổng – phân – hợp:12341’Câu 1: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.Câu 2,3,4: Câu mang ý chi tiết.Câu 1’: Câu mang ý tổng hợp, khái quát (không được trùng lặp ý với câu chủđề), đứng ở cuối đoạn văn.Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho họcsinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả,tương đồng, tương phản, đòn bẩy...2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn:Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn làgì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viếtcác câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác vềhình thức, ngữ pháp.- Ví dụ: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về nhữngđiều người cha nói với con qua khổ thơ sau:“Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục.”(Nói với con – Y Phương)Trong đoạn có sử dụng:+ Lời dẫn trực tiếp.+ Phép lặp.(Có gạch chân và chú thích)* Yêu cầu của đề:- Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với conqua khổ thơ...- Hình thức: đoạn văn ngắn.- Yêu cầu ngữ pháp: Lời dẫn trực tiếp, phép lặp.Đề 2:a. Chép thuộc bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”9b. Bằng một đoạn văn quy nạp từ 9 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về cáihay của bốn câu thơ vừa chép.Đây là dạng đề thường gặp khi thi vào lớp 10 THPT.* Yêu cầu cần đạt:a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu như trong SGK.b. Viết đoạn văn.- Nội dung: cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ- Hình thức: Đoạn quy nạp, độ dài từ 9 đến 12 câu.Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:Câu chủ đề là câu nêu ý chính của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệtquan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xácđịnh câu chủ đề.Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có nhữngđề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đềlại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.Ví dụ 1: Đề 1, đề 2 ở mục a trên là những đề không cho câu chủ đề. Để viếtđược câu chủ đề, ta phải nắm vững nội dung của đoạn trích đề cho, từ đó xác địnhcâu chủ đề.- Đề 1: Nội dung những câu thơ là lời người cha nói về những đức tính củangười đồng mình, ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình. => Câu chủ đề cóthể viết: “Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người đồngmình” .- Đề 2 : Nội dung đoạn trích: bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiênmùa xuân. => Câu chủ đề có thể viết: “Bốn câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về khungcảnh thiên nhiên mùa xuân”Ví dụ 2: Đề cho sẵn câu chủ đề:Đề 1: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo,mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạnvăn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.Đề 2: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành mộtđoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp:“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gáithuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”- Với những đề này ta không phải viết câu chủ đề, chỉ việc phát triển ý,trình bày thành các câu phát triển.Ví dụ 3: Đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làmcâu chủ đề.- Đề 1: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câumở đoạn như sau:10“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái NamXương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lạilà người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, làngười mẹ hiền của con chồng”.Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng?- Đề 2:a.Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp:"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng nhữngnét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâmhồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộcsống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đườngTrường Sơn".b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần kếtđoạn là một câu cảm thán.- Với các đề trên, ta phải đọc kĩ câu văn đã cho để tìm được các lỗi chính tảvà lỗi ngữ pháp, sau đó sửa lại cho đúng để sử dụng câu đó làm câu chủ đề.Ví dụ 4: Đề có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.- Đề 1: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của NguyễnDữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn khoảng10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó.- Đề 2: Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm “ Chuyện người con gái NamXương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó là một kết thúc có hậu, lại có ý kiếncho rằng đó là kết thúc không có hậu.Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.- Với đề 1: dựa vào phần dẫn ý của đề, ta có thể viết câu chủ đề: “Trong tácphẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết cáibóng trên tường rất đặc sắc”.- Với đề 2: Ta có thể viết câu chủ đề: “Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó làmột kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu”.Hoặc“ Kết thúc tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của NguyễnDữ, là một kết thúc vừa có hậu lại vừa không có hậu”.Bước 3: Tìm ý cho đoạn (Triển khai ý):Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thứcđã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ quathao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.Ví dụ: Với đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu, phân tích 6 câuthơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.Cần xác định các ý:- Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.11- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân: nắng nhạt, khenước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang.- Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chânngười thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.=>Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trongsáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần,lặng dần.- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “naonao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.- Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.- Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thầnnuối tiếc, lặng buồn. “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồnkhông thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đãhé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạycảm và sâu lắng.Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểudiễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra cònđảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).Ví dụ:Với đề trên ( bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các ý viếtthành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành đoạn vănđảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức.Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”đã miêu tả cảnh chị em ThuýKiều du xuân trở về.(1) Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùaxuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. (2)Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân ngườithơ thẩn, dòng nước uốn quanh.(3) Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.(4)Cảnh đãcó sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trong sáng, khôngcòn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.(5)Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng.(6)Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,“nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng conngười.(7)Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.(8)Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần nuốitiếc, lặng buồn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn khôngthể nói hết.(9) Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mởvẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâulắng.(10)12Trong đoạn trên, Câu 1 là câu mở đoạn, nêu ý chủ đề của cả đoạn văn. Cáccâu còn lại( từ câu 2 đến câu 10), nêu các ý cụ thể, phân tích nội dung, nghệ thuậtcủa sáu câu thơ.Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoànchỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải họcsinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phảithường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thànhkĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thựchành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng bài tập.3.1.Dạng bài tập nhận biết:- Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể,trên cơ sơ đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu chủđề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng đốitượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình bàytheo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao.Ví dụ các bài tập 1, 2, 3 dưới đây tôi dùng để triển khai cho học sinh đại trà,các bài tập 4,5,6, 7 dùng cho học sinh khá giỏi.Bài tập 1:Đoạn văn sau là đoạn phân tích tâm trạng của Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích .Hãy xác định câu chủ đề, các từ ngữ chủ đề của đoạn văn? Nội dung đoạn vănđược triển khai như thế nào?Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều khi bị giam ởlầu Ngưng Bích. (1) Hai chữ “khóa xuân” cho thấy đây thực chất là bị giam lỏng.(2) Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. (3) Câu thơ sáu chữ,chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”. (4)Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữamênh mang trời nước. (5) Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờxa, những cồn cát bụi bay mù mịt. (6) Cái lâu chơi vơi ấy giam một thân phận trơtrọi, xung quanh không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.(7) Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh thựcmà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp củakhông gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. (8) Cụm từ “mây sớm đènkhuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. (9) Thời gian cũng như không gian giamhãm con người. (10) Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người mộtthân”. (10) Nàng chỉ biết làm bạn với “mây sớm, đèn khuya”. (11) Nàng đã rơi vàohoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. (12)Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn văn gọilà câu chủ đề, 11 câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây13là đoạn văn phân tích có kết cấu diễn dịch. Từ ngữ chủ đề: Kiều, nàng, NgưngBích, hoàn cảnh, tâm trạng, cảnh, hình ảnh...2. Bài tập 2:Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Chỉ rõ cách trình bàynội dung đoạn văn?“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo(1).Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩta có một phát hiện thú vị: “Đầu súng trăng treo”(3). Câu thơ như một tiếng reovui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng vàtrăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinhthần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộcsống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi tronglịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muônthuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhautạo nên hình tượng thơ tuyệt tác để đời(9).”Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trongđoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thểhiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích thơ cókết cấu quy nạp. Nội dung phân tích đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu..3.Bài tập 3:Đoạn văn dưới đây lập luận theo cách tổng - phân - hợp phân tích khổ thơđầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn?“ Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những tínhiệu riêng của mùa thu.(1) Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúcvàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh... như trong thơ cổ. (2) Cũng khôngphải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu NguyễnKhuyến...(3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “ phả vào trong gió se”.(4)Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió heo may trongmát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùihương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để “thông báo” với đấttrời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) Chỉ bằng vài nét vẽ, nhàthơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.(8)”Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu:- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu” củaHữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.14- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắmbắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.4. Bài tập 4:Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách so sánh tương đồng, nội dungnói về hình ảnh “vầng trăng” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Chỉ rõ cáchlập luận trong đoạn văn?“ Tuổi thơ Nguyễn Duy gắn bó với trăng và cả khi trở thành người lính thìtrăng vẫn là người bạn tri kỉ:“hồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thảnh tri kỉ”.(1)Bằng nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Duy đã khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa, thuỷ chungcủa hai người bạn: trăng và người lính, người lính và trăng(2). Cuộc sống trongrừng thời chiến tranh biết bao gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến với ngườilính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại(3). Trăng đếntoả ánh sáng dịu mát cho giấc ngủ người chiến sĩ “Gối khuya ngon giấc bên songtrăng nhòm” ( Hồ Chí Minh) (4). Trăng đến bên người chiến sĩ cùng chờ giặc tớitrong những đên khuya sương muối: “Đầu súng trăng treo” ( Chính Hữu)(5). Ánhtrăng cùng với người lính qua biết bao năm tháng gian khổ của đất nước để vượtlên mọi sự tàn phá của quân thù:“Và vầng trăng, vầng trăng đất nướcVượt qua quầng lửa, mọc lên cao”. ( Phạm Tiến Duật) (6).Trăng với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó (7). Đặc biệt, trong thơNguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”,“vầng trăng tình nghĩa” (9).Đoạn văn trình bày nội dung bằng cách đoạn văn so sánh mối quan hệ giữavầng trăng và người lính trong thơ Nguyễn Duy với vầng trăng và người lính trongthơ Hồ Chí Minh, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật nhằm nhấn mạnh ý: Trăng vớingười lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó. Từ đó khái quát vấn đề: trong thơNguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”,“vầng trăng tình nghĩa”.5. Bài tập5:Dưới đây là đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về phẩm chất củacon người mới trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Chỉ ra cách lậpluận trong đoạn văn?Thực lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, cókhi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đậpbên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta giật mình bởi nhữngđiều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ, quen nhìn hời hợt, nông cạntheo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu tìm tòi, phát hiện bản chất bêntrong của nó: “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa15Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những conngười làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, cho cuộc sống hôm nay.- Đoạn văn trên có sự so sánh tương phản: so sánh sự trái ngược trong suynghĩ hời hợt, nông cạn theo một công thức đã có sẵn của chúng ta với suy nghĩ sâuxa của Nguyễn Thành Long, so sánh sự tương phản giữa hiện thực cuộc sống:“giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, ít khi ta dành ra được nhữngphút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộcsống” với “những con người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, chocuộc sống”. Từ đó làm nổi bật nội dung nói về phẩm chất của con người mới trongTruyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.6. Bài tập 6:a. Đoạn văn sau lập luận theo suy luận nhân quả, nội dung nói về chi tiết VũNương sống lại dưới thuỷ cung trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” củaNguyễn Dữ. Chỉ ra câu nêu nguyên nhân, câu nêu kết quả trong đoạn văn.“ Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó nhưng dân chúng không chịu nhận cái tìnhthế đau đớn ấy và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta(1). Vì thế mới có đoạn hai, kểchuyện nàng Trương xuống thuỷ cung và sau lại còn gặp mặt chồng một lần nữa(2).”Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước(Câu 1) trình bày nguyên nhân,phần sau(Câu 2) trình bày kết quả.b. Đoạn văn sau nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc. Chỉ racách lập luận trong đoạn văn?Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết đượctấm lòng chí hiếu của người con gái ấy(1). Nàng biết sẽ còn bao cơn “ cát dậpsóng vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đầnphụng dưỡng vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây”(2). Bốn câu mà dùng tớibốn điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “ gốc tử(3)”.NguyễnDu đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và cóchiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực(4).Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân.7. Bài tập7:Đoạn văn sau lập luận theo cách đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnhxuân trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Chỉ ra cách lập luận của đoạn văn?Thơ cổ Trung Hoa có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân đầy ấn tượng:“ Phương thảo liên thiên bíchLê chi sổ điểm hoa(1).Trong“ Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rấtđẹp:“ Cỏ non xanh rợn chân trờiCành lên trắng điểm một vài bông hoa”(2).16Tác giả Trung Quốc chỉ nói : “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê có mấy bônghoa)(3). Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn(4). những bông lêyếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao larộng lớn(5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”(6). Nếu như bức tranh xuân ấy lấy phôngnền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá vô cùngsinh động và tài tình(7). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng chưa từng xuấthiện trong câu thơ cổ Trung Hoa- nổi bật trên nền xanh tạo ra thanh khiết trongsáng vô cùng(8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là điểmnhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh(9). Những bông hoa “trắngđiểm” thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ(10). Câu thơ cũng thể hiệnbản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du(11). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện vớinhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuânhương(12).Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hìnhảnh thơ tả cảnh mùa xuân đặc sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 3,4,5phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để các câu còn lại (câu 6, 7, 8, 9,10,11,12) làm rõ phân tích làm rõ chủ đề đoạn văn.Với học sinh lớp 9, cách lập luận chủ yếu cần nhận diện là 3 cách diễndịch, qui nạp, tổng phân hợp còn các cách lập luận khác chủ yếu mở rộng dànhcho học sinh khá giỏi, và giúp các em nhận diện cách lập luận trên cơ sở đó tựmình viết được một số dạng đề yêu cầu viết đoạn có sự so sánh giữa hai tác phẩm,hai nhân vật, hai câu thơ, hai hình ảnh thơ... ( Điều này cũng có trong một số đềôn thi văn 9 vào lớp10 THPT).3.2. Dạng bài tập vận dụng:3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn.Trong văn nghị luận, câu chủ đề là câu đặc biệt quan trọng. Khi phân tíchđoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội dung chính cần phân tích.Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khoá để mở vấn đề. Vì vậy, đây làdạng đề theo tôi không kém phần quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết đoạn chohọc sinh.Với dạng bài này, có thể có một số bài tập cụ thể sau:3.2.1.1. Cho câu chủ đề viết còn mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, yêu cầuhọc sinh sửa lại cho chuẩn:Ví dụ: bài tập 1:Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyệnngười con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câu mở đọannhư sau:17“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái NamXương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lạilà người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, làngười mẹ hiền của con chồng”.Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng?Yêu cầu với bài tập:- Chỉ ra các lỗi trong câu văn:+ Câu chủ đề còn dài, ý rườm rà, có ý không lô gíc: là người mẹ hiền củacon chồng”.+ Cấu trúc câu không hợp lí: Phụ từ “vừa” không bao giờ đi một mình màphải đi thành cặp: ...vừa...vừa...- Viết lại câu chủ đề: Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện ngườicon gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dungtốt đẹp, người con hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ yêu con tha thiết”.Bài tập 2:a.Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp:"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng nhữngnét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâmhồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộcsống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đườngTrường Sơn".b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần kếtđoạn là một câu cảm.Yêu cầu của bài tập:a.Sửa lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp:Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, bằng những nétđặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể chuyện, tác giả đã làm nổi bật tâmhồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh, lạc quan trong cuộc sống,chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.b. Viết đoạn: Các câu phát triển:Họ là những cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng, hay mơmộng dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư. Họ rất nữ tính, thích làm đẹp ngay nơi chiếntrường khói lửa. Nho thích thêu thùa. Thao chăm chép bài hát, hay làm dáng.Phương Định thích ngắm mình trong gương, bó gối mơ mộng và thích hát. Đặcbiệt họ rất dũng cảm vượt khó khăn, gian khổ, hi sinh, lạc quan trong cuộc sống,chiến đấu. Công việc của họ rất nguy hiểm, đối mặt với thần chết hàng ngày, hànggiờ nhưng họ sẵn sàng nhận việc phá bom mà không cần sự trợ giúp của đơn vị,dám đối mặt với thần chết mà không hề run sợ. Họ luôn có tinh thần trách nhiệmcao với nhiệm vụ, luôn đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng. Có lúc họ nghĩ đến cái18chết khi nguy hiểm kề bên nhưng điều ấy chỉ thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗcho ý nghĩ liệu bom có nổ? Làm thế nào để những quả bom kia phải nổ?Câu kết đoạn là câu cảm thán:Họ chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc khángchiến oai hùng của dân tộc!Trong các bài tập trên, bài tập 1 là dạng bài đơn giản được thực hiện ở đầunăm học, còn bài tập 2 có nhiều yêu cầu phức tạp hơn, không chỉ viết câu chủ đềmà là viết cả các câu phát triển, và không phải chỉ có yêu cầu viết đoạn mà còn cócả yêu cầu ngữ pháp kèm theo, vì đây là bài tập được thực hiện vào cuối năm họckhi các kĩ năng viết đoạn của học sinh đã cơ bản được củng cố, thành thạo và cầnrèn luyện thêm các yêu cầu khác cho quen với dạng đề thi vào lớp10 THPT.3.2.1.2. Cho đoạn thơ hoặc đoạn văn cần phân tích, yêu cầu học sinhxác định câu chủ đề cho đọan đó.Ví dụ: Bài tập 1:Cho đoạn thơ sau: “ Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa”.( Trích “Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du).Hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn phân tích đoạn thơ trên?Bài tập 2:Khi phân tích sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em sẽ viếtcâu chủ đề như thế nào?Thực chất yêu cầu viết câu chủ đề cũng chính là yêu cầu xác định nội dungcần viết trong đoạn văn. Muốn viết được câu chủ đề, học sinh phải nắm được nộidung của đoạn thơ, đoạn văn mà đề yêu cầu phân tích. Điều này các em phải tíchhợp kiến thức ở cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.Với bài tập 1, ta có thể viết câu chủ đề:“Bốn câu thơ đầu đoạn trích“Cảnh ngày xuân”( Trích trong Truyện Kiềucủa Nguyễn Du) là bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.Hoặc: Chỉ bằng vài nét chấm phá, Nguyễn Du đã vẽ nên bức hoạ tuyệt đẹpvề khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.Với bài tập 2, ta có thể viết câu chủ đề:“Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là bức tranh tả cảnh ngụtình thật đặc sắc”.Hoặc: “Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là đỉnh cao củabút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”.3.2.2. Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn.19Bài tập 1: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắcsảo, mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành mộtđoạn văn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.Gợi ý- Dùng câu chủ đề trên làm câu mở đoạn.- Viết nối tiếp bằng những câu sau:Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ướclệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thinhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anhcủa tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người.Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sốngđộng vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nétxuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻtrung. “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảocủa Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua,chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều.Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một côgái thông minh và rất mực tài hoa.Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quanniệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặcbiệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượtlên trên mọi người (ăn đứt). Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặcbiệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồnthương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sựkết hợp của cả sắc – tài – tình. Tác giả dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêngthành” để cực tả giai nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật. Chân dung của ThuýKiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoáphải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn”. Điều này dự báo tương lai sốphận nàng sẽ éo le, đau khổ.- Câu chốt đoạn:Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉmiêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; khôngnhững truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âuphấp phỏng về tương lai số phận nhân vật.Bài tập 2:Một bạn học sinh viết: “Cơ sở của tình đồng chí đã được thể hiện rõ qua khổthơ đầu của bài thơ "Đồng chí". Em hãy lấy câu đó làm câu mở đoạn để triển khai tiếpđoạn văn Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp hoặc diễn dịch phân tích 7 câu thơ đầu.- Gợi ý viết phần thân đoạnMở đầu bằng hai câu thơ đối nhau rất chỉnh:“Quê hương anh nước mặn đồng chua20Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”Tác giả cho ta thấy những người lính đều là con em của những người nông dân từcác miền quê nghèo hội tụ về đây trong đội ngũ:“Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau”Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xalạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Từ phương trời tuy chẳng quen nhaunhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữahọ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉlà cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mụcđích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.“Súng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét đắp chung thành đôi tri kỉĐồng chí!”Cả 7 câu thơ có duy nhất một từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ,chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng… Hai tiếng “Đồng chí” kếtthúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, làkết tinh của một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới.3.2.3. Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề.Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh có kĩ năng tổng hợp hơn. Không chỉbiết xác định câu chủ đề mà còn biết trình bày đoạn văn theo cách lập luận mà đềyêu cầu.Ví dụ: Bài tập 1:Viết đoạn văn diễn dịch phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnhngày xuân”.Yêu cầu của bài tập:- Hình thức: Viết đoạn văn diễn dịch.- Nội dung: Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.Sáu câu thơ cuối miêu tảcảnh chị em Thuý Kiềudu xuân trở về. Cảnh vẫnmang cái nét thanh tao,trong trẻo của mùa xuân,rất êm dịu: ánh nắngnhạt, khe nước nhỏ, nhịpcầu nho nhỏ bắc ngang.Mọi cử động đều rất nhẹnhàng: mặt trời từ từ ngảbóng về tây, bước chânngười thơ thẩn, dòngnước uốn quanh. Một21bức tranh thật đẹp, thanhkhiết. Cảnh đã có sự thayđổi về thời gian và khônggian: Không còn bátngát, trong sáng, khôngcòn cái không khí đôngvui náo nhiệt của lễ hội,tất cả đang nhạt dần,lặng dần. Cảnh đượccảm nhận qua tâm trạng.Những từ láy “tà tà”,“thanh thanh”, “naonao” không chỉ biểu đạtsắc thái cảnh vật mà cònbộc lộ tâm trạng conngười. Đặc biệt, hai chữ“nao nao” đã nhuốmmàu tâm trạng lên cảnhvật. Hai chữ “thơ thẩn”có sức gợi rất lớn, chị emKiều ra về trong sự bầnthần nuối tiếc, lặng buồn.“dan tay” tưởng là vuinhưng thực ra là chia sẻcái buồn không thể nóihết. Cảm giác bângkhuâng, xao xuyến vềmột ngày vui xuân đã hémở vẻ đẹp của một tâmhồn thiếu nữ tha thiết vớiniềm vui cuộc sống, nhạycảm và sâu lắng. Đoạnthơ hay bởi đã sử dụngcác bút pháp cổ điển: tảcảnh gắn với tả tình, tảcảnh ngụ tình.Bài tập 2Phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” bằng đoạn văn diễndịch, có sử dụng cách lập luận so sánh.Gợi ý22Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vàinét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Từ “mọc” được đặt ở đầu câu - nghệ thuật đảongữ nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ sự khoẻ khoắn. “Mọc” tiềm ẩn một sức sống, sựvươn lên, trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ có mộtbông hoa thôi nhưng không hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấyhiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức (sống) xuân.Với gam màu hài hoà dịunhẹ tươi tắn. Màu xanh lam của nước sông (dòng sông Hương) hòa cùng màu tímbiếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ. Đó là màusắc đặc trưng của xứ Huế. Bức tranh đó còn rộn rã âm thanh của tiếng chim chiềnchiện, loài chim của mùa xuân. Cách dùng các từ “ơi”, “chi” hay “chi mà” mangchất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gần gũi), mangnhiều sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không giancao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng - một sắc xuân của xứ Huế Một không gian bay bổng mà đằm thắm dịu dàng, tươi tắn. Mùa xuân trong thơThanh Hải chẳng có mai vàng, đào thắm cũng chẳng có muôn hoa khoe sắcmàu rực rỡ, mùa xuân trong thơ Thanh Hải thật giản dị, đằm thắm. Nhà thơcảm thấy say sưa ngây ngất, xốn xang rạo rực trước cảnh đất trời vào xuân:“Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng”:Giọt long lanh rơi dù hiểu là giọt sương, giọt nắng, giọt mùa xuân hay giọthạnh phúc, giọt âm thanh thì vẫn thể hiện cảm xúc ngây ngất say sưa của nhàthơ. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào khôngtrung, nó như ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh, như những hạt lưu litrong vắt long lanh chói ngời. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giácđến thị giác, xúc giác. Những yếu tố huyền ảo trong bài thơ được thể hiện mộtcách sáng tạo, gợi cảm và tài tình.“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự trân trọngvẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, thể hiện sự đồng cảm củathi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các yêucầu về liên kết câu, ngữ pháp.Ví dụ:Bài tập 1: Cho ba câu thơ:“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”Viết một đoạn văn ngắn từ 9 đến 12 câu theo phép luận luận Tổng hợp –Phân tích – Tổng hợp để phân tích cái hay mà em cảm nhận được từ ba câu thơtrên. Chỉ ra các phép liên kết em đã sử dụng trong đoạn văn.Gợi ýBa câu thơ kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, làbiểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.23“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”.Trong cảnh “rừng hoang sương muối” nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bênnhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” gợi lên tư thế chủ động của ngườilính. Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh.Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tình cảm ấm nồng của người lính vớiđồng đội của các anh. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tấtcả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừnghoang mùa đông và sương muối buốt giá. Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là cóthật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờgiặc.Nhưng đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và trănglà gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổsung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cảbài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng caođẹp của tình đồng chí thân thiết. Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàuchất thơ về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong kháng chiến chống Pháp.Bài tập 2:Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về những điều người chanói với con qua khổ thơ sau:“Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục.”(Nói với con – Y Phương)Trong đoạn có sử dụng:+ Lời dẫn trực tiếp.+ Phép lặp.(Có gạch chân hoặc chú thích)Gợi ý :“Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục.”Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người đồngmình” . Người cha ca ngợi đức tính cao đẹp của “người đồng mình” bằng nhữnghình ảnh đầy ấn tượng : “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ béđâu con”. Đó là những con người chân chất, khoẻ khoắn. Họ mộc mạc mà khôngnhỏ bé về tâm hồn. Họ giàu ý chí và niềm tin. Họ tự chủ trong cuộc sống, biết “tựđục đá kê cao quê hương” bằng tinh thần cần cù lao động, bằng ý chí và nghị lực.Họ muốn giữ lấy bản sắc văn hoá duy trì những tập quán tốt đẹp của người đồngmình. Họ tha thiết yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa vững chắc cho tâm24hồn. Nói với con những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thốngquê hương, tự hào về dân tộc để tự tin hơn trong cuộc sống của mình.- Các từ in đậm, nghiêng: phép lặp.- Câu gạch chân in đậm, nghiêng: lời dẫn trực tiếp.Trên đây là một số giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghịluận văn học cho học sinh lớp 9 đã được ứng dụng trong giảng dạy môn Ngữvăn lớp 9 tại trường THCS Khương Mai năm học 2013 - 2014.IV. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của họcsinh tăng lên rõ rệt sau một năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo,đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôi đã khảosát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết đoạn củahọc sinh lớp 9 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện đề tài, kết quảcụ thể như sau:Khối lớpTổngsố họcsinhKẾT QUẢ XẾP LOẠIGiỏiKháTrung bìnhYếuTS%TS%TS%TS%Đầunăm9A123014,30626,11356,50313,1Cuốinăm9A1220418,20940,9836,4014,5So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khágiỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm cụ thể như sau: điểm giỏi tăng từ 4,3% lên18,2%; điêm khá tăng từ 26,1% lên 40,9%; điểm trung bình giảm từ 56,5% xuống36,4%; điểm yếu giảm đáng kể từ 13,1% xuống xòn 4,5%.Kết quả như trên đã cho thấy hiệu quả của đề tài khi ứng dụng vào trongthực tế giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 9 nói riêng.25