Kỹ thuật Cơ khí Đại học Giao thông vận tải

Tổng chỉ tiêu: 4.200

  1. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế.
  2. Xét kết quả học tập THPT.
  3. Xét kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.
  4. Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh với điểm hai môn thi tốt nghiệp THPT.

Ngày đăng tin: 25/12/2014

2.1. Chuyên ngành Công nghệ chế tạo cơ khí

2.1.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo các thiết bị, các sản phẩm cơ khí.

2.1.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các đơn vị chế tạo, sản xuất cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.2. Chuyên ngành Cơ điện tử 

2.2.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản, cơ sở về cơ khí, điện - điện tử và kỹ năng điều khiển tự động hoá; xây dựng được các phần cứng, phần mềm để điều khiển các máy móc, các thiết bị tự động và các phương tiện giao thông vận tải; vận hành sử dụng bảo trì các hệ thống tự động điều khiển của thiết bị giao thông vận tải, thiết bị thi công; thiết kế cải tiến các thiết bị máy móc thi công và các thiết bị giao thông vận tải.

2.2.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới cơ khí và điện tử, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.3. Chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng giao thông 

2.3.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư khai thác sử dụng tổ chức thi công và sửa chữa các loại máy móc thiết bị phục vụ trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và công nghiệp.

2.3.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các đơn vị thi công cơ giới, chế tạo lắp ráp cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.4. Chuyên ngành Cơ khí ô tô

2.4.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phục vụ công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo ô tô, các chi tiết và tổng thành của ô tô. Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong khai thác và sử dụng ô tô.

2.4.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa ô tô, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.5. Chuyên ngành Cơ khí giao thông công chính 

2.5.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư cơ khí hoạt động trong lĩnh vực giao thông công chính, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về ô tô và máy thi công công trình, phục vụ công tác quản lý giao thông đô thị.

2.5.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các đơn vị thi công cơ giới, quản lý và khai thác các công trình giao thông đô thị, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.6. Chuyên ngành Đầu máy 

2.6.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư phục vụ công tác khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy; làm công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo các chi tiết, bộ phận và lắp ráp tổng thành đầu máy.

2.6.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị trong ngành Đường sắt Việt Nam, trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.7. Chuyên ngành Đầu máy - toa xe 

2.7.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp ráp toa xe và đầu máy; khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy toa xe.

2.7.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị trong ngành Đường sắt Việt Nam, trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.8. Chuyên ngành Động cơ đốt trong 

2.8.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư động cơ đốt trong nói chung và trong phương tiện giao thông vận tải nói riêng, có khả năng tính toán thiết kế chế tạo, khai thác, quản lý và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực động cơ đốt trong.

2.8.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới thiết bị động lực của ngành kinh tế quốc dân nói chung và giao thông vận tải nói riêng, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.9. Chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt - lạnh 

2.9.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư có kiến thức về các thiết bị lạnh – nhiệt, điều hoà không khí nói chung và trên các phương tiện giao thông vận tải nói riêng, cung cấp các kiến thức về các hệ thống lạnh công nghiệp, thương mại, gia dụng, các hệ thông sấy, cấp nhiệt và các loại máy năng lượng và các loại thiết bị như máy nén khí, các loại bơm thuỷ lực, quạt, bơm nhiệt, lò hơi cỡ nhỏ, máy khử ẩm...

2.9.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các công việc trong lĩnh vực làm lạnh và điều hoà không khí, lĩnh vực nhiệt nói chung và trên các phương tiện giao thông vận tải nói riêng, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng Cao đẳng và Đại học.

2.10. Chuyên ngành Máy xây dựng

2.10.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư nghiên cứu thiết kế chế tạo khai thác sử dụng, tổ chức thi công và sửa chữa các loại máy xây dựng - xếp dỡ phục vụ cho lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, bốc xếp và vận chuyển hàng hoá tại các cảng biển, cảng sông, nhà ga và cảng hàng không.

2.10.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các đơn vị thi công cơ giới, chế tạo lắp ráp cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.11. Chuyên ngành Tàu điện Metro 

2.11.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt đô thị nói chung và trong lĩnh vực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành hệ thống tàu điện metro nói riêng; có khả năng nghiên cứu thiết kế chế tạo các chi tiết, bộ phận và tổng thành đoàn tàu metro. Ngoài ra còn có thể làm việc trong lĩnh vực đầu máy - toa xe.

2.11.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị nghiên cứu thiết kế, khai thác tàu điện - metro, các đơn vị trong ngành Đường sắt Việt Nam, trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.12. Chuyên ngành Thiết bị mặt đất cảng hàng không 

2.12.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư nghiên cứu thiết kế chế tạo, khai thác, sử dụng, tổ chức thi công và sửa chữa các loại máy móc thiết bị tại các sân bay, cảng hàng không, phục vụ cho lĩnh vực xây dựng công nghiệp, bốc xếp và vận chuyển hàng hoá tại các cảng, nhà ga và cảng hàng không.

2.12.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các đơn vị liên quan tới cảng hàng không, các doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.13. Chuyên ngành Toa xe 

2.13.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư nghiên cứu thiết kế chế tạo, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa toa xe.

2.13.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị trong ngành Đường sắt Việt Nam, trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.14. Chuyên ngành Tự động hoá thiết kế cơ khí

2.14.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành, có khả năng lập trình để tính toán tạo ra các phần mềm CAD, CAM, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho thiết kế và gia công trên máy CNC trong ngành cơ khí nói chung và cơ khí giao thông vận tải nói riêng.

2.14.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

2.15. Chuyên ngành Điều hòa không khí và thông gió công trình xây dựng

2.15.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư có các kiến thức tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công các hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho các công trình xây dựng, tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp, các xưởng sản xuất, nhà máy, các công trình giao thông, công trình hầm, phương tiện giao thông vận tải...

2.15.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các công việc trong lĩnh vực điều hòa không khí và thông gió, có khả năng công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng về chuyên ngành nhiệt nói chung và điều hòa không khí, thông gió nói riêng.

Chương trình

Ngành

Kỹ thuật cơ khí

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

Khối lượng kiến thức: 145 tín chỉ.

Đối tượng tuyển sinh:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
  • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tổ hợp xét tuyển:
    • A00: Toán – Lý – Hóa
    • A01: Toán – Lý – Anh

Mục tiêu đào tạo:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Cơ khí, người học có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có tri thức và kỹ năng về thiết kế tính toán, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa các trang thiết bị thuộc Ngành Kỹ thuật Cơ khí nói chung và cơ khí trong lĩnh vực GTVT nói riêng.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

Kiến thức:

  • Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành;
  • Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành;
  • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Cơ khí, cụ thể: tính toán thiết kế về động lực học, các cơ cấu và máy cũng như tính toán thiết kế chế tạo lắp ráp bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và kiểm định các phương tiện giao thông vận tải: ô tô, đầu máy, toa xe, tàu điện - mêtrô; động cơ đốt trong; máy xây dựng và xếp dỡ...

Kỹ năng:

  • Có kỹ năng thiết kế, tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí;
  • Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo;
  • Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành;
  • Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế.

Cơ hội nghề nghiệp:

Làm công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện, chuyên viên, biên tập viên... tại các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ, các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cơ khí nói chung và cơ khí giao thông vận tải nói riêng;

Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thiết kế, các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.