Lãi suất các ngân hàng 2014 mới nhất năm 2022

Nhằm chuẩn bị cho mùa cao điểm cuối năm cũng như đáp ứng tỷ lệ mới của vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động.

THÊM NHIỀU THÀNH VIÊN TĂNG BIỂU LÃI SUẤT

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 6/2022, lần lượt ở mức 0,03 và 0,01 điểm phần trăm, lên mức 4,95% và 5,70%. So với cuối năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này đều đã tăng 0,15 điểm phần trăm.

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) tiếp tục là nhóm duy nhất có lãi suất tăng ở cả 2 loại kỳ hạn, cùng ở mức 0,02 điểm phần trăm, lên 5,63% (6 tháng) và 6,25% (12 tháng).

Ngược lại, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) tăng 0,03 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,71%/năm; nhưng giữ nguyên kỳ hạn 12 tháng, ở mức 5,45%/năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng cổ phần nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng, duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 12 liên tiếp. Song, nhóm này lại nâng nhẹ lãi suất kỳ hạn 12 tháng thêm 0,05 điểm phần trăm lên mức 5%/năm sau 10 tháng không thay đổi.

Tại báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo áp lực tăng lãi suất sẽ tiếp tục những tháng cuối năm. Kịch bản cơ sở lạm phát bình quân tăng 3,8% (6 tháng đầu năm tăng 2,44%) và không có thêm cú sốc về giá dầu, Ngân hàng Nhà nước có dư địa để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng với mức độ hạn chế hơn, trước áp lực lạm phát và tỷ giá (giữ nguyên các loại lãi suất điều hành ở mức thấp, và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% - tương đương năm 2021), mà không buộc phải thắt chặt theo xu hướng chung của các ngân hàng trung ương toàn cầu.

Theo đó, KBSV cho rằng mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng thương mại cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh. Mức tăng nhiều khả năng sẽ thêm 0,5 đến 1 điểm phần trăm, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8%.

Thêm vào đó, giới quan sát nhìn nhận, bên cạnh việc duy trì thực dương, mặt bằng lãi suất huy động cũng dự kiến tăng nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường cũng như chuẩn bị cho nhu cầu tín dụng từ nay đến cuối năm, đồng thời đáp ứng quy định mới về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Thực tế thị trường cũng cho thấy, trong khoảng đầu tháng 7/2022, nhiều ngân hàng cũng đã tham gia “cuộc đua” lãi suất huy động.

Cụ thể, HDBank là ngân hàng có điều chỉnh lãi suất tương đối lớn. Tại kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng tăng lãi suất lên 0,35 điểm phần trăm lên 5,45%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng tăng 0,15 điểm phần trăm lên 7,25%/năm. Lãi suất cũng tăng 0,7 điểm phần trăm ở kỳ hạn 24 tháng và tăng 0,5 điểm phần trăm tại kỳ hạn 36 tháng.

TPBank cũng đã tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất khi điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online.

Một vài ngân hàng thương mại khác cũng tham gia tăng biểu lãi suất tiết kiệm như Techcombank, Eximbank, VIB, ACB, KienlongBank, NamABank… Đáng chú ý, trong biểu lãi suất tháng 7/2022 vừa áp dụng, Agribank đã điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm đối với các khoản gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên, lên mức 5,6%/năm.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 7/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó và mức lãi suất trên 7%/năm là không hiếm.

Dẫn đầu danh sách vẫn là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Đứng thứ hai là Kienlongbank cho mức lãi suất 7,3%/năm với tiền gửi kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

HDBank đang đứng vị trí thứ ba trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Lãi suất ngân hàng HDBank vẫn tiếp tục duy trì ở mức 7,15%/năm, áp dụng cho số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Theo sau đó là hai ngân hàng Techcombank và MSB với lãi suất khá cao là 7,1%/năm và 7%/năm. Trong đó, Techcombank áp dụng mức lãi suất này với khoản tiết kiệm tối thiểu 999 tỷ đồng tại kỳ hạn 12 tháng. Còn MSB áp dụng cho sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1/1/2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng hoặc 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như LienVietPostBank (6,99%/năm); BacABank (6,90%/năm); NCB (6,90%/năm); MB (6,9%/năm); VietABank (6,9%/năm)... Tuy nhiên, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Xét trong nhóm Big 4 các ngân hàng quốc doanh, ba ngân hàng Agribank, BIDV và VietinBank cùng có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Trong khi BIDV và VietinBank có lãi suất không đổi thì Agribank như đã nói, ngân hàng điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất từ đầu tháng 7/2022.

Vietcombank có lãi suất là 5,5%/năm, thấp nhất trong nhóm Big 4 và đồng thời cũng là thấp nhất trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng lần này.

Kienlongbank hiện là một trong số những ngân hàng thương mại có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao - Ảnh: VGP

Trước bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu dần phục hồi sau đại dịch, 6 tháng đầu năm 2022 thị trường đã chứng kiến tới 4 đợt tăng lãi suất với biên độ từ 0,5% - 1,5%, lãi suất tại một số ngân hàng thương mại vượt mốc 7%. So với các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng thì tiền gửi tiết kiệm được xem là một kênh đầu tư an toàn, sinh lời ổn định cho dòng tiền nhàn rỗi.

Theo khảo sát, Kienlongbank hiện là một trong số những ngân hàng thương mại có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao. Trong đó, mức lãi suất tiền gửi cao nhất được áp dụng tại KienlongBank lên tới 7,3% cho kỳ hạn 36 tháng dành cho hình thức tiết kiệm tại quầy, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. 

Ở một số kỳ hạn phổ biến như 15, 18 và 24 tháng, Kienlongbank cũng duy trì mức lãi suất hấp dẫn tương ứng là 6,95%/năm, 7,0%/năm, 7,2%/năm.

Cũng với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy nhưng tập trung vào các kỳ hạn ngắn (từ 1 - 9 tháng), lãi suất tại Kienlongbank cũng được điều chỉnh tăng với biên độ từ 0,1% - 0,3% dành cho khách hàng cá nhân và 0,1% - 0,4% dành cho khách hàng doanh nghiệp. Mức lãi suất sau điều chỉnh dao động từ 3,2% - 5,7%/năm.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, Kienlongbank triển khai gói vay cho khách hàng doanh nghiệp với lãi suất chỉ từ 6,6%/năm. 

Đây là mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường đồng thời là mức lãi suất cố định trong toàn thời gian vay, giúp khách hàng chủ động và dễ dàng trong việc quản lý tài chính của mình.

Hệ thống máy STM hiện đại tại KienlongBank - Ảnh: VGP/Minh Thi

Phát triển ngân hàng số-hướng đi trọng tâm của Kienlongbank

Với mục tiêu trở thành ngân hàng số hiện đại và thân thiện, KienlongBank không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng trải nghiệm "cá nhân hóa hoàn hảo" về một Ngân hàng số toàn diện. cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, Kienlongbank cũng đẩy mạnh phát triển theo mục tiêu số hóa. Với việc đầu tư cho hệ thống thiết bị như máy STM (Smart Teller Machine) hiện đại thay thế cho các giao dịch truyền thống, STM cho phép khách hàng tự thực hiện các nhu cầu giao dịch chỉ qua một nút chạm. 

Bên cạnh việc thực hiện các tính năng thông thường như: Rút tiền mặt, chuyển khoản trong hệ thống, truy vấn số dư tài khoản, sao kê giao dịch,… STM còn đóng vai trò như một "giao dịch viên điện tử" khi được tích hợp và cho phép khách hàng thực hiện tính năng vượt trội như: phát hành thẻ chỉ trong 1 phút, các giao dịch nộp/ rút tiền mặt dễ dàng…

Số hóa sản phẩm dịch vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ưu việt về một ngân hàng số hiện đại, chuyên nghiệp là mục tiêu ưu tiên Kienlongbank hướng đến. Sau khi ra mắt ứng dụng Kienlongbank Plus, Kienlongbank tiếp tục phát triển, hoàn thiện và giới thiệu thêm nhiều tính năng mới để hỗ trợ khách hàng. Ứng dụng Kienlongbank Plus được tập trung đầu tư công nghệ hiện đại nhất, cập nhật các xu hướng phát triển sản phẩm tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ứng dụng tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tiện ích vượt trội cùng nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn. Đặc biệt, với sự kết hợp của ứng dụng Kienlongbank Plus và hệ thống máy giao dịch tự động STM, khách hàng dễ dàng thực hiện mở thẻ lấy ngay bằng QR Code, rút tiền bằng QR Code, chuyển tiền bằng QR Code, Pay by link …

"Nhanh hơn - Thông minh hơn - Tin cậy hơn" là giá trị hiệu quả của quá trình số hoá, cũng là mục tiêu trong chiến lược phát triển lâu dài, bền vững của Kienlongbank. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng để Kienlongbank tạo nên nhiều sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong quá trình trở thành ngân hàng thân thiện với người dùng, nhờ vào sức mạnh và trí tuệ của công nghệ.

Minh Thi


Video liên quan

Chủ đề