Lãi suất cho vay các ngân hàng 2023

Theo dự báo của chuyên gia, "cơn sốt" lãi suất tiết kiệm sẽ còn kéo dài từ nay cho đến hết năm 2022 và kéo dài đến cuối năm 2023. Mặt bằng lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1-1,5% từ nay đến cuối năm 2022.

Lãi suất tăng "nóng"

Lãi suất huy động tiếp tục tăng trong thời gian tới là dự báo chung của nhiều công ty chứng khoán. Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm trong nửa cuối năm nay. Còn Công ty Chứng khoán Vietcombank dự báo cả năm lãi suất sẽ tăng thêm 1-1,5% điểm phần trăm.

Còn theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các ngân hàng thương mại ở mức 3,3-3,6%/năm, tăng 0,1 điểm % so với cuối năm 2021. Tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đạt 5,1-5,9%/năm, tăng 0,2 điểm %; kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng phổ biến ở mức 5,4-6,6%/năm, tăng 0,1 điểm % và tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng là 6,3-6,7%/năm, tăng 0,2 điểm %.

Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác của Quốc hội, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo.

Trong bối cảnh chịu áp lực lớn từ việc tăng mạnh lãi suất của các nước trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay trong nước chỉ tăng tương đối nhẹ do nhu cầu tín dụng tăng cao nhằm đáp ứng quá trình phục hồi. 

Dù vậy, trong thời gian tới, những khó khăn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách lãi suất đã hiện rõ. 

"Với vấn đề lãi suất, nếu giảm lãi suất hoặc giữ mặt bằng lãi suất ổn định trong khi lãi suất thế giới cao thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch về nơi lãi suất cao, khi đó sẽ áp lực đến tỷ giá, đồng VND sẽ mất giá...", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Chuẩn bị cho việc nới room

Trao đổi với VnBusiness, giám đốc khối khách hàng cá nhân một ngân hàng cổ phần lớn tại Hà Nội cho rằng, lãi suất huy động có xu hướng tăng trong thời gian qua chủ yếu là do 2 yếu tố: Sự phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch và những tác động của lạm phát.

Mặc dù, thị trường đang phát đi những tín hiệu tích cực hơn đối với lãi suất như áp lực lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt khi giá xăng dầu đang giảm nhanh trở lại, tăng trưởng kinh tế năm 2022 vẫn tích cực… Nhưng yếu tố tạo áp lực tăng vẫn nhiều hơn.

Thị trường dự báo tới đây hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, vì thế nhu cầu vốn sẽ nhiều lên. Do vậy các ngân hàng liên tục chạy đua lãi suất huy động, để thu hút được dòng vốn nhàn rỗi trên thị trường. Chưa kể cuối năm hoặc đầu năm sau có khả năng kênh bất động sản ấm lại, khi đó ngân hàng phải cạnh tranh thu hút vốn với kênh này và kênh chứng khoán.

Vấn đề nữa là chênh lệch huy động vốn - tín dụng đang xu hướng mở rộng nên không dễ được cải thiện trong ngắn hạn. Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là dấu hiệu cho một cuộc đua tăng lãi suất trong thời gian tới? 

Lãnh đạo một số ngân hàng cùng cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng sẽ khó tăng cao do còn liên quan đến hạn mức tăng tín dụng được cấp cũng như tỉ lệ lạm phát. 

“Hiện room tín dụng với bất động sản, chứng khoán được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nên khó có khả năng lãi suất sẽ "bùng" lên mạnh”, lãnh đạo một ngân hàng nói. Đồng thời cho biết, tại ngân hàng này ngay từ đầu tháng 8 tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn dài để chuẩn bị nguồn vốn cho vay ngay trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng vào cuối năm. Đồng thời, từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng khoảng 9,4% nhưng tăng trưởng huy động vốn chỉ khoảng 4,51% - tốc độ huy động vốn khá thấp nên lãi suất huy động đẩy lên để kích thích người gửi tiền, bảo đảm thanh khoản dồi dào.

Cho rằng lãi suất "tăng nóng" tại các ngân hàng thương mại có thể diễn ra mạnh từ nay cho tới cuối năm và kéo dài sang năm 2023, song theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước nên giữ nguyên chính sách điều hành như hiện tại ít nhất đến hết quý III/2022. 

Phải sau 9 tháng, khi bức tranh về tỷ giá, lạm phát, động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rõ ràng hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra quyết sách mới về chính sách tiền tệ nói chung và lãi suất nói riêng, trong quý IV/2022.

(thitruongtaichinhtiente.vn) - VNDIRECT dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại vào cuối năm 2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành.

  • FED tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất thêm 75 điểm, đồng USD lên đỉnh cao nhất trong 20 năm
  • Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu tăng lãi suất vào thời điểm thích hợp, cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất cho vay
  • Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng

Chiều ngày 22/9, NHNN Việt Nam đã quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt các lãi suất điều hành chủ chốt, trong đó lãi suất tái cấp vốn tăng từ mức 4% lên 5%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 2,5% lên 3,5% và trần lãi suất cho vay qua đêm và thanh toán bù trừ tăng từ 5% lên 6%. Các mức lãi suất mới sẽ chính thức áp dụng từ ngày 23/9/2022.

Trước đó, tại cuộc họp mới đây diễn ra vào ngày 20-21/9/2022, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Mỹ đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ mới từ 3,0% đến 3,25%. Mức tăng này đã được thị trường dự báo từ trước. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trong cuộc họp lần này là những quan điểm cập nhật của FED về lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Theo đó các quan chức FED dự báo lãi suất điều hành có thể tăng lên mức 4,25 - 4,5% vào cuối năm 2022 - tương đồng với kỳ vọng của thị trường trước khi cuộc họp diễn ra) và 4,5 - 4,75% vào cuối năm 2023 - cao hơn khoảng 25 điểm cơ bản so với kỳ vọng của thị trường trước khi cuộc họp diễn ra. Sau khi FED đưa ra quan điểm này, đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh và phá đỉnh 20 năm trên thị trường quốc tế.

Trong Báo cáo mới đây nhất của VNDIRECT, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, khối phân tích CTCP Chứng khoán VnDirect đánh giá hành động trên của NHNN Việt Nam là tương đối quyết liệt và kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế. Mức tăng 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành là cao hơn so với dự báo trước đó ở mức 50 điểm cơ bản cho năm 2022. Sau đợt tăng lãi suất lần này, ít có khả năng có thêm một đợt tăng lãi suất điều hành nữa trong năm 2022.

“Chúng tôi dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại vào cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM (bình quân) tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022. Sang năm 2023, chúng tôi cho rằng đà tăng của lãi suất tiền gửi sẽ duy trì và dự báo lãi suất huy động tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM (bình quân) tăng lên mức 6,6 - 6,8/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước dịch là 7,0%/năm”, ông Đinh Quang Hinh nêu dự báo.

Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái sẽ vẫn chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022 do đồng USD neo cao khi FED duy trì lộ trình tăng lãi suất. Sang năm 2023, áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam dự báo sẽ hạ nhiệt đáng kể và dự báo VND tăng giá so với USD trong năm 2023 do FED chuyển từ "thắt chặt chính sách tiền tệ" sang "bình thường hóa chính sách" trong năm tới, lãi suất USD giảm nhẹ trong nửa cuối năm 2023 và lãi suất VND duy trì xu hướng tăng năm 2023 cùng với bộ đệm tốt từ thặng dư thương mại và cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cải thiện trong năm 2023.

  • Tăng lãi suất điều hành

  • hành động quyết liệt

  • kịp thời

  • Ngân hàng Nhà nước

Chủ đề