Làm nền hồ thủy sinh bằng cát xây dựng

Để làm bể cá thủy sinh bạn chỉ cần nắm các bước cơ bản sau :

+ Chọn không gian, chủng loại và kích thước để đặt bể cá thủy sinh.

Với không gian nhỏ hẹp trên bàn làm việc thì các loại bình thủy tinh mini, bình tròn là phù hợp nhất. Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng, kích thước của miệng bình phải đủ để bạn cho tay vào hoặc vợt bắt cá vào để tiện cho việc vệ sinh sau này.

+ Chuẩn bị bể kính : Có thể đặt mua bể cá cảnh thủy sinh hoặc tự làm bể, yêu cầu sao cho bể kiếng chơi thủy sinh có bộ lọc và đèn phù hợp để đảm bảo an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật.

+ Lọc cho bể thủy sinh thường làm lọc tràn hoặc sử dụng lọc thùng gắn ngoài

+ Làm nền bể thủy sinh : Có rất nhiều loại phân nền và cách làm nền, mỗi chỗ mua bể thủy sinh có những kỹ thuật làm nền riêng, vì vậy người mới chơi khi setup bể thủy sinh nên tìm hiểu căn bản kỹ thuật và nhờ người bán phân nền tư vấn thêm là phù hợp nhất, khi chưa có kinh nghiệm thì chỉ nên bắt đầu với các loại cây thủy sinh dễ sống mà thôi.

+ Tham khảo các mẫu bể thủy sinh đẹp rồi trang trí thêm cho bể bằng đá, sỏi, lũa cho sinh động.

+ Cho nước và cắm cây thủy sinh vào bể : thường thì cho nước vào khoảng 2/3 bể rồi cắm cây thủy sinh, dùng cái nhíp (dụng cụ y tế) để cắm cây theo bố cục mình thích, sau đó thêm đầy nước vào bể.

+ Cho lọc bể cá chạy liên tục không ngừng

+ Mở đèn cho bể kiếng thủy sinh bình quân khoảng 10 giờ mỗi ngày (tốt nhất mở 5 giờ buổi sáng + tắt 2 giờ nghỉ buổi trưa + mở thêm 5 giờ buổi chiều tối), hạn chế mở ban đêm vì có một số loại cây cần được “ngủ”.

Mẫu hồ thủy sinh đẹp được cập nhật liên tục trên kênh youtube: BestAqua

Hướng dẫn cách làm phân nền cho hồ thủy sinh đẹp tại nhà

I : Cho phân nền công nghiệp vào hồ như master soil, Gex Xanh, Control soil hoặc Cho nền trộn vào đáy hồ, nền có dạng dẻo như đất sét nên rất dễ thao tác.

– Hồ nhỏ nuôi cá thì không cần phân nền, bạn chỉ cần sỏi suối là đủ. Tuy nhiên nhiều bạn rất thích trồng cây thủy sinh kết hợp chung với nuôi cá.

– Các loại phân nền công nghiệp thường bán một bịch luôn 2kg, giá bán rẻ nhất là 55k/bịch

– Có vài giải pháp cho bạn. Bạn có thể liên hệ người quen chơi thủy sinh, lấy một ít nền cỡ nắm tay là đủ dùng, nền đã qua sử dụng cũng được vì dinh dưỡng vẫn còn.

Ngoài ra bạn có thể mua một chai phân nước, giá bán chỉ khoảng 100 một chai 125ml. Mỗi tuần chỉ cần nhỏ 1-2 giọt là cây và cá đều sống khỏe. Chai phân nước rất vệ sinh nên hồ của bạn sẽ không lo bị váng như sử dụng phân nền. Một chai như vậy dùng cả năm cũng chưa hết.

II: Dùng tay hay dụng cụ ép nền xuống đáy hồ. Để thẩm mỹ ta nên bo viền chung quanh, cách thành kính khoản 10 ly – 20 ly vì khi ta rải sỏi, cát phía trên và xung quanh thì sẽ không nhìn thấy lớp nền trộn ở giữa.

III: Cho sỏi, cát phía trên nền trộn tối thiểu 5 – 6 cm, nhằm tránh tình trạng bị xì nền khi nhổ cây có rễ to. Nên rải sỏi + nền cao ở khu vực hậu cảnh gấp đôi phía trước để tạo chiều sâu cho bố cục.

– Với hồ có kích thước nhỏ, bạn chỉ cần mua một ít sỏi suối rải bên dưới đáy bình vừa giúp tạo chỗ cho vi sinh trú ngụ, vừa giúp cho cá không bị stress trong môi trường nhân tạo.

– Sỏi suối có nhiều loại, loại nhỏ như hạt cát và loại to hơn ngón tay. Nếu bạn muốn dễ vệ sinh và tái sử dụng được thì chọn loại sỏi to cỡ hạt đậu trở lên là được, không nên chọn quá to hoặc quá mịn.

IV: Ta có thể xây dựng bố cục sơ bộ cho hồ thủy sinh.

Trồng một ít thủy sinh: Với hồ nhỏ chỉ cần một vài cây thủy sinh là được. Bạn có thể đến cửa hàng chuyên về thủy sinh và chọn các loại cây như rong đuôi chồn và tiểu bảo tháp.

V : Vào nước với dòng chảy nhẹ, nên lót dĩa tròn hay bao nylon dày phía dưới,  tránh dòng chảy trực tiếp vào lớp sỏi, cát làm xáo trộn nền.

VI: Nếu không thích cây thủy sinh, bạn có thể chọn bèo tấm hoặc các loại rong thông dụng cũng được. Khi mua cá, bạn nói người bán kèm cho bạn một ít rong hoặc bèo để thả lên mặt hồ là đẹp. Loại rong ở tiệm cá thường là rong đuôi chó (nhiều) và rong xương cá (ít). Các loại rong này bạn sẽ thả nổi trong bình giúp làm trong nước và làm thức ăn cho cá.

VII: Ánh sáng

Bạn có thể tận dụng nguồn sáng mặt trời nếu bàn làm việc ở gần cửa sổ. Nếu không thì đèn bàn cũng đủ cho nhu cầu của cây rồi. Đó là lý do bạn chỉ nên chọn cây không yêu cầu cao về ánh sáng.

VIII: Thả cá

Thời điểm thả cá tùy thuộc vào nguồn nước và loại nền bạn chọn. Nếu là nước máy thì sau khoảng 2 ngày mới thả cá để clo bay đi. Nếu chọn nền công nghiệp thì cần ít nhất là 1-2 tuần, mỗi tuần phải thay 50% nước để giảm NO3, nếu không sẽ làm chết cá.

Bài viết 435 Thích 4 Điểm 26 Best Tư vấn 0 Xu 700

21/2/19

Khi làm 1 bể cá thủy sinh mini, điều đầu tiên cần quan tâm là chọn lọc cát rải nền. Trên thị trường hiện tại có nhiều loại vật liệu để làm nền bể. Trong đấy cát tự nhiên được đa số người chơi bể thủy sinh lâu năm ưa thích. Do các ưu điểm nổi bật của dòng cát này. Cát thiên nhiên có giá cả phải chăng hơn các loại nền nhân tạo, có độ bền và độ ổn định cao. Tính chất hóa học, vật lý phù hợp với nhiều loại cây thủy sinh. Trong bài viết dưới đây, bacsithuysẽ tổng hợp các loại cát tự nhiên phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nền bể cá thủy sinh mini bằng cát tự nhiên

Cát sông có nguồn gốc từ đá tự nhiên, thành phần tương đối phức tạp, có lẫn nhiều khoáng chất. Cát sông rất dễ rửa sạch lại dễ tìm. Ít hòa lẫn mùi vị, không ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cát sông thích hợp cho cá ưa sống trong nước mềm. Ví dụ: nhóm cá Tetra, các giống cá Chuột, các loại cá Cichlid từ sông ngòi. Cũng rất phù hợp để tạo cảnh cho bể cá thủy sinh mini.

Cát san hô được làm từ san hô tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ làm ổn định chất lượng nước. Giúp tăng tính thẩm mỹ, đồng thời còn giúp phân giải một số tạp chất gây hại cho cá. Cát san hô có tính chất như đá san hô, sẽ làm nước từ từ trở nên cứng và tăng độ kiềm. Vì vậy thích hợp với cá cảnh biển và cá sống trong nước cứng, nhóm cá Cichlid châu Phi. Cát thạch anh có màu trắng hoặc trong suốt, sáng bóng. Đa số có nguồn gốc từ Mỹ và Hà Lan. Cát silic có ưu điểm là tính ổn định cao, có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho bể cá. Áp dụng cho cá sống ở nước mềm. Dễ dàng để tạo cảnh cho bể thủy sinh. Cát muối tiêu: có màu đen trắng lẫn lộn, tạo cảm giác tự nhiên cho bể cá. Cát muối tiêu ít làm thay đổi độ pH của nước. Theo các bác sĩ thú y, loại cát này phù hợp cho các loại cá cỡ vừa và lớn. Cát trắng có nguồn gốc từ các vùng biển được rất nhiều người ưa thích vì tính thẩm mỹ cao. Giúp bể thủy sinh sống động hơn. Tuy nhiên cát trắng có nhược điểm là rất nhanh bẩn. Đòi hỏi người chơi phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên hơn

Lưu ý khi thiết kế bể cá thủy sinh mini

Lớp nền là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh trong bể. Cũng là nơi để cây bắt rễ, tạo vẻ đẹp cho bể. Vì vậy, trải lớp nền đúng cách là bước rất quan trọng khi làm một bể thủy sinh. Bạn nên trải một lớp cát sỏi ở phần nền dưới đáy hồ. Mục đích là để rễ cây có chỗ để bám và không bị không bị thối rễ. Trải thêm một lớp phân vi sinh nhả chậm và không tan trong nước. Lớp phân này sẽ là nguồn sinh dưỡng chính giúp cho cây của bạn phát triển xanh tốt hơn. Trong quá trình cho nước vào bể, hãy cho nước chảy một cách nhẹ nhàng. Để tránh tình trạng nước chảy mạnh sẽ làm hỏng lớp nền trên bề mặt đáy bể. Nước chảy mạnh cũng khiến bể nhanh đục và không còn đẹp mắt. Không nên thả cá ngay khi vừa set up bể. Vì trong thời gian này hệ sinh thái trong bể chưa ổn định. Trong bể còn quá nhiều chất độc hại đối với cá. 2-3 ngày sau mới thay nước khoảng 50% và có thể thả cá hay tép ăn rêu. Vì đa số những loại cá ăn rêu có sức chịu đựng với môi trường tốt hơn. Sau ít nhất 2 tuần mới có thể thả cá cảnh vào bể.

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 21/2/19

Video liên quan

Chủ đề