Làm thế nào để nôn thức ăn ra năm 2024

Đôi khi nôn mửa có thể là tự nguyện do muốn tống khứ chất chứa trong dạ dày ra khỏi cơ thể vì một lý do cụ thể, nhưng trong đa số trường hợp, nôn mửa là điều mà hầu hết mọi người muốn tránh. Rất may, có nhiều cách có thể ngăn ngừa nôn mửa xảy ra.

Nên hạn chế số lượng thức ăn

Các bữa ăn lớn, đặc biệt là những thức ăn có nhiều mỡ, đường và calo có thể dẫn đến nôn ói. Để tránh điều này, nên ăn các bữa ăn nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn, chia ra 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn và lựa chọn các thực phẩm số lượng ít nhưng bổ dưỡng hơn.

Đảm bảo thực phẩm sạch và nấu đúng cách

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi bạn ăn thực phẩm không sạch hoặc thực phẩm chưa được nấu đúng cách. Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng không mong muốn, bao gồm nôn ói. Để tránh điều này, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ tiêu thụ thực phẩm đã được bảo quản đúng cách và được nấu đúng cách.

Một bữa ăn với những thức ăn có nhiều mỡ, đường và calo có thể dẫn đến nôn ói, để phòng tránh nên chia nhỏ ra nhiều bữa.

Hạn chế tiêu thụ rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến nôn mửa vì cơ thể của bạn khó xử lý với một lượng lớn rượu dung nạp cùng lúc. Để ngăn ngừa điều này, cố gắng không uống đồ uống có cồn liên tục và luôn luôn uống luân phiên giữa rượu và nước lọc khi bạn uống rượu.

Đừng tập thể dục ngay sau khi ăn

Nếu có thể, hãy cố gắng chờ vài giờ sau khi ăn trước khi tập thể dục hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực mạnh nào để cho thực phẩm được tiêu hóa và dạ dày rỗng hơn.

Thử thức uống ngọt

Mặc dù đồ uống ngọt có thể không phù hợp trong chế độ ăn uống bổ dưỡng nhưng chúng có thể có ích khi xem xét cách ngăn ngừa nôn ói vì chúng có thể làm giảm buồn nôn. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và cảm thấy như thể bạn có thể sắp nôn mửa, hãy thử uống một cốc soda hoặc nước ép trái cây để kìm hãm cảm giác buồn nôn.

Tránh mùi hôi khó chịu

Ở trong môi trường có mùi hôi có thể có ảnh hưởng bất lợi và làm dễ buồn nôn. Cần tránh khỏi nơi có mùi hôi và loại bỏ mùi hôi trên cơ thể bạn có thể giúp làm giảm khả năng nôn ói.

Lựa chọn môi trường mát mẻ

Đặt một cái khăn ẩm, mát mẻ trên mặt hoặc trán và ngồi trước một cái quạt điện hoặc đi ra ngoài trong không khí mát mẻ nếu thời tiết cho phép. Một môi trường mát mẻ được cho là giúp giảm bớt sự khó chịu của dạ dày, do đó làm giảm nguy cơ nôn ói.

Giấc ngủ

Nếu bạn cảm thấy không khỏe, nghỉ ngơi là việc luôn luôn nên làm. Một tình trạng khó chịu dạ dày cũng có thể đi kèm với những cảm giác buồn nôn và mệt mỏi, có nghĩa là bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.

Kích hoạt cảm giác xúc giác

Lý do chính xác là tại sao kích hoạt cảm giác xúc giác của một người giúp ngăn ngừa nôn có thể là do làm giảm sự tập trung suy nghĩ về nôn mửa. Cố gắng chụm cánh tay, cắn môi dưới hoặc kéo tóc. Nhéo da gây đau có thể giúp bạn chuyển sự chú ý của bạn ra khỏi sự chú ý muốn nôn.

Làm phân tâm

Để ngăn ngừa nôn ói, chỉ đơn giản là làm phân tâm bản thân có thể có lợi rất rõ. Thay vì suy nghĩ về nôn mửa hoặc cảm giác buồn nôn, hãy cố gắng tập trung vào những suy nghĩ hạnh phúc hoặc xem chương trình truyền hình hay phim yêu thích nhằm đánh mất sự chú ý cảm giác buồn nôn.

Bấm huyệt

Bấm huyệt liên quan đến thao tác và kích thích các điểm trên cơ thể với áp lực khác nhau, có thể giúp giảm bớt buồn nôn và nôn. Bạn có thể tự làm điều này bằng cách hướng lòng bàn tay lên và nhẹ nhàng xoa bóp, ấn mạnh giữa cổ tay bằng ngón tay cái của bạn, hoặc cách khác: đặt cả hai cổ tay vào nhau và ấn xoa chúng vào nhau.

Dùng thuốc chống nôn

Khi đã thất bại các phương pháp chống nôn thông thường, có thể cần đến thuốc chống nôn, nhưng điều quan trọng là sử dụng đúng loại thuốc chống nôn vì thuốc không đúng có thể làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn do nhiều loại thuốc có gây buồn nôn và nôn như là phản ứng phụ, vì vậy hãy cẩn thận.

Trong những trường hợp nôn mửa kéo dài và ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không là lo lắng của rất nhiều người khi gặp hiện tượng này. Nguyên nhân khiến chúng ta bị chướng bụng, nôn mửa có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như do chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Để giải đáp cho thắc mắc trên, MEDLATEC sẽ cùng bạn khám phá câu trả lời qua bài viết sau.

1. Các biểu hiện khi bị ngộ độc thức ăn

Trước khi giải thích được chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không thì chúng ta cần biết khi một người bị ngộ độc thức ăn sẽ xuất hiện những triệu chứng gì.

Ngộ độc thức ăn, hay dân gian còn gọi là bị trúng thực thường xảy ra sau khi hệ tiêu hóa tiếp nhận và tiêu thụ thức ăn, có thể là một vài phút cho đến vài giờ hoặc sau 1 - 2 ngày. Khi gặp các trường hợp sau, bệnh nhân có thể nghĩ tới ngộ độc thực phẩm:

  • Những người cùng ăn một loại thực phẩm có dấu hiệu giống nhau. Ngược lại, những người không ăn thì không có biểu hiện như vậy;
  • Trải qua các triệu chứng điển hình của ngộ độc thức ăn: bụng đau dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa;
  • Phát hiện thực phẩm vừa ăn bị ôi thiu, có mùi bị lạ, thậm chí thấy có giun sán hay vật thể lạ lẫn trong thức ăn.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường bị đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa

Đặc biệt, dựa trên nguyên nhân dẫn đến trúng thực là gì, bệnh nhân có khả năng gặp các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Ngộ độc các thực phẩm chứa sẵn độc tố tự nhiên: thường là các thực phẩm như cá nóc, măng, sắn, thịt cóc,... nếu không biết cách chế biến sẽ dễ khiến người ăn phải bị ngộ độc;
  • Ngộ độc do trong thực phẩm có chứa hóa chất: bên cạnh các biểu hiện phức tạp về tiêu hóa, bệnh nhân còn bị chóng mặt, đau đầu, trụy mạch, nhịp tim nhanh,...;
  • Ngộ độc vì thực phẩm nhiễm vi sinh vật: người bệnh khi ăn phải thức ăn bị nhiễm nấm hoặc vi sinh vật gây bệnh thường sẽ bị đai bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khô môi, khát nước, sốt do nhiễm trùng và đổ nhiều mồ hôi.

Như vậy, căn cứ vào các dấu hiệu trên có thể thấy điểm chung ở những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm là các triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nhưng không rõ về hiện tượng chướng căng bụng có xảy ra khi bị ngộ độc thức ăn hay không. Do vậy, nếu bạn bị chướng bụng đầy hơi kèm theo nôn mửa thì cũng có thể là do nguyên nhân khác gây nên.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng chướng căng bụng kèm nôn ói?

2.1. Do thói quen ăn uống

  • Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm khó tiêu gây chướng bụng như cần tây, tỏi tây, măng tây, hành tây, các loại đậu, súp lơ, cải xoăn, ngũ cốc, bông cải xanh,...;
  • Ăn các thức ăn nhiều đường fructose như táo, lê, mận, đào, dưa hấu, chà là,...;
  • Ưa thích các thực phẩm tinh bột chứa men nở như bánh mì, bánh bao, hoặc đồ ăn có nhiều dầu mỡ như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh,...;

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng chướng bụng và nôn mửa

  • Nước uống gây đầy hơi, chướng bụng khác: bia rượu, nước có gas, cà phê;
  • Thói quen ăn nhanh, vội vàng, không nhai kỹ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải khi phải nghiền nát các thức ăn cứng;
  • Trong khi ăn uống không tập trung, vừa nhai vừa nói chuyện. Nhiều người còn có thói quen ăn xong nằm luôn hoặc đi ngủ ngay khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng.

2.2. Chứng rối loạn tiêu hóa

Các nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa:

  • Hay căng thẳng mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên, cơ thể suy nhược dẫn tới giảm tiết men tiêu hóa và nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả;
  • Dị ứng với thức ăn hoặc đồ ăn khi kết hợp với nhau sinh độc tố;
  • Tiết nhiều axit dịch vị gây rối loạn, mất cân bằng môi trường vi khuẩn đường ruột;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
  • Cơ thể không dung nạp lactose trong sữa.

2.3. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Ở Việt Nam hội chứng này còn được biết đến với tên gọi đại tràng co thắt và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc phải. Các triệu chứng thường gặp:

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng đi ngoài;
  • Thường xuyên có cảm giác sôi bụng, bụng đau âm ỉ dọc khung đại tràng, đặc biệt là sau khi ăn;
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày;
  • Khi sờ bụng thấy có các u cục nổi lên ở khu vực dọc khung đại tràng.

2.4. Trào ngược dạ dày

Chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không thì chưa chắc, nhưng không thể không nghĩ đến trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng phổ biến và có tới 60% người Việt Nam gặp phải tình trạng này. Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản đó là:

  • Đầy bụng, căng chướng bụng, ợ hơi và nóng rát vùng thượng vị. Xuất hiện nhiều sau khi ăn xong hoặc người bệnh ở tư thế người cúi về phía trước;
  • Buồn nôn, nôn ói kèm theo thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc dịch vị dạ dày;
  • Khó nuốt, đắng miệng, ho nhiều vào ban đêm;
  • Axit dạ dày trào ngược gây chèn ép dây thần kinh niêm mạc thực quản dẫn đến tình trạng khó thở, đau tức ngực.

2.5. Viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện tượng này xảy ra khi trên niêm mạc dạ dày, tá tràng xuất hiện các vết loét, thậm chí hoại tử nặng gây ra các triệu chứng như:

  • Vùng xương ức có cảm giác nóng ran, kèm theo chướng bụng đầy hơi, nôn, ợ hơi, dạ dày khó chịu;
  • Vùng bụng đau bất thường, kéo dài vài ngày, vài tuần, có khi là vài tháng và tái phát;
  • Rối loạn đại tiện;
  • Sụt cân, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh các bệnh lý nêu trên, chướng căng bụng kèm nôn ói còn có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp, suy tuyến giáp trạng hay tác dụng phụ do sử dụng thuốc trầm cảm,...

3. Biến chứng của chướng bụng kèm nôn ói

Nếu không xử trí sớm và để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có khả năng chịu các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm thực quản, viêm hang vị dạ dày, ung thư dạ dày,...;
  • Nếu đó là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích thì có thể dẫn tới chảy máu, thủng đại tràng, ung thư đại tràng;
  • Đối với trào ngược dạ dày: chảy máu thực quản, ung thư thực quản;
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.

Nếu để lâu chướng căng bụng kèm nôn ói rất nguy hiểm cho người bệnh

Tóm lại, để có thể xác định chính xác chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không thì cần phải dựa vào điều kiện, hoàn cảnh xảy ra hiện tượng này (có ăn phải thức ăn lạ, ôi thiu không), tình trạng bệnh lý đang mắc phải và căn cứ thêm nhiều biểu hiện khác. Do vậy, tốt hơn hết nếu bị chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, bạn cần theo dõi các triệu chứng bất thường khác của cơ thể, đồng thời đi khám ngay nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Nôn ra thức ăn là bệnh gì?

Nôn mửa là tình trạng thức ăn sau khi được tiêu thụ trào ngược ra đường miệng. Nguyên nhân có thể từ bên trong như sỏi mật, vấn đề về hệ tiêu hóa và các tế bào đường ruột, hoặc cũng có thể do các nguyên nhân bên ngoài như do dị ứng, ngộ độc thực phẩm, ăn quá nhiều...

Móc họng nôn bị gì?

Nếu bắt buộc phải móc họng nôn mửa trong thời gian dài, sẽ gây nhiều tác hại đến cho hệ tiêu hóa như: làm hỏng thực quản, gây viêm thực quản trào ngược, loét thực quản, viêm tụy,... và đe dọa tính mạng nghiêm trọng.

Nôn nhiều có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng nôn ói kéo dài, lặp lại nhiều lần với tần suất cao không hề tốt cho hệ tiêu hóa, thậm chí còn có thể gây nên nhiều bệnh lý về răng, lợi, nướu răng, làm sưng tuyến nước bọt,… Các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, xuất huyết thực quản, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Nói móc họng là gì?

Móc họng nôn là động tác sử dụng ngón tay cho vào họng và kích thích cơ thể sinh ra phản ứng nôn oẹ. Tuy rằng điều này rất dễ thực hiện nhưng các bác sĩ cũng cảnh báo bệnh nhân cũng không nên tự thực hiện tại nhà vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực chất nôn mửa sẽ không giúp dạ dày rỗng hoàn toàn như chúng ta lầm tưởng.

Chủ đề