Làm trai cho đáng thân trai Phú Xuân

.

Cập nhật lúc: 22:10, 23/11/2018 (GMT+7)

“Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng”, câu ca dao ấy cứ đau đáu trong tôi từ thuở ấu thơ. Có phải “Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng” thì mới xứng đấng nam nhi? Rồi điều không ngờ, năm 1994 tôi từ biệt quê hương Việt Bắc vào Đồng Nai sinh sống.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa). Ảnh:T.L

Năm 1998, tôi phải mổ để thay van tim hai lá, ca phẫu thuật thành công mĩ mãn và cũng là lúc diễn ra cuộc thi “Tìm hiểu Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm”. Cảm xúc trong tôi nghẹn ngào đến khó tả, vì đây là cơ hội tốt nhất để tôi biết hơn mảnh đất đã cưu mang mình. Quyết tâm chiến thắng những cơn đau để tham gia làm bài thi, đó là mệnh lệnh tôi đặt cho mình.

***

Tôi tìm về Cù lao Phố viếng đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh để viết lên những dòng đầu tiên: “Mùa xuân Mậu Dần 1698, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu đem quân vào kinh lược xứ Đồng Nai, đưa vùng đất phương Nam vào cương thổ nước Đại Việt…” Bao tháng ngày ròng rã, tôi đã đi khắp nơi trên mảnh đất thân yêu này. Nghĩa trang liệt sĩ Đồng Nai với bạt ngàn ngôi mộ, lòng dạ tôi bỗng quặn đau. Đây đền thờ  Trần Thượng Xuyên một tướng dưới triều Minh (Trung Quốc) đã đem quân chạy về phương Nam, được chúa Nguyễn tiếp nhận làm công dân Đại Việt, ông đã cùng với Nguyễn Hữu Cảnh luyện binh, dẹp loạn để ổn định biên cương. Tượng đài chiến thắng La Ngà, sừng sững hiên ngang như một con dấu chứng nhận trận đánh giao thông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ do Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy năm 1948… Trong tôi vút lên những vần thơ của thi tướng: “Ai về Bắc ta đi với/ Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…”

Đồng Nai còn là nơi hội tụ của những nhà văn hóa lớn: Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức… được người đời xưng tụng là “Gia Định tam gia”. Tôi len lỏi trong từng con ngõ hẹp tới lăng mộ Trịnh Hoài Đức “nằm giữa lòng dân”;  tìm về Trưởng nữ Nguyễn Thị Tồn dám đích thân ra tận triều đình Huế đánh ba hồi trống làm kinh động nơi Tam cung  lục viện để kêu oan cho chồng là tri huyện Phước Long Bùi Hữu Nghĩa; tôi trân trân ngắm Tượng đài chiến thắng Sân bay Biên Hòa, đọc lên những vần thơ Bác Hồ, rồi ghé thăm ông Hai Cà (Trần Công An) người góp phần làm nên binh chủng đặc công; về Long Khánh để biết thêm chiến thắng Xuân Lộc, tạo bàn đạp cho quân ta tiến quân giải phóng Sài Gòn 1975… Tôi quên đi mệt mỏi, tiếp tục bước chân tìm về Trường bá nghệ Biên Hòa, đối diện ngôi trường là công viên có Đài Kỷ niệm. Nguyễn Ái Quốc trong Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch rõ sự mị dân một cách lố bịch của chính quyền thuộc địa Pháp về sự kiện “Những ngày hội ở Biên Hòa”. Rồi tôi lại tìm về Di tích Nhà Xanh (BIF), nơi xảy ra trận đánh Mỹ đầu tiên của nhân dân miền Nam - một cảnh báo cho đế quốc Mỹ biết rằng: Không có nơi nào trên đất nước Việt Nam bị ngoại bang xâm chiếm là không có người yêu nước đứng lên chống giặc. Rồi nữa, Nhà lao Tân Hiệp, nơi các chiến sĩ cách mạng bị Mỹ - ngụy bắt tù đày đã vùng dậy phá khám, chống trả bọn cai ngục năm 1956.  Và đây, Quảng trường Sông Phố nơi diễn ra cuộc mít tinh lớn năm 1945 của quần chúng để  nghe Ủy ban Khởi nghĩa tuyên bố chính quyền về tay nhân dân...

Tôi đi trong hào hứng, gặp gỡ biết bao con người, bao nhiêu cảnh vật. Rồi bỗng câu thơ Huỳnh Văn Nghệ lại hiện lên “Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng”. Nguyễn Hoàng (con của danh tướng Nguyễn Kim), người có công lớn giúp nhà Lê đánh nhà Mạc và cũng là người tạo thế Đàng Trong - Đàng Ngoài. Đàng Trong, nơi có Phú Xuân - Huế một thời là kinh đô nước Việt. Sau này Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đưa quân vào kinh lược xứ Đồng Nai. Có lẽ từ những sự kiện lịch sử trên mà hai tiếng Phú Xuân, Đồng Nai được người đời nhắc đến như một sự tri ân những người mang dũng khí, tài thao lược đi mở mang bờ cõi. “Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng”, chắc hẳn có nguyên nhân từ đó.

Tôi đạt giải nhất cuộc thi. Thật sự tôi đến với cuộc thi đâu phải vì giải thưởng,  mà muốn được bày tỏ lòng tri ân với mảnh đất đã cứu sống mình. Quay đi ngoảnh lại đã 20 mùa mưa nắng tôi đến với đất mẹ thứ hai. Biên Hòa - Đồng Nai đã bước vào tuổi 320 năm với biết bao thăng trầm lịch sử. Đồng Nai đang đi lên từng ngày, đã và đang đóng góp một ngân sách lớn cho nước nhà ở hàng “top ten”. Đồng Nai không những phát triển mạnh về công nghiệp mà về sản xuất nông nghiệp cũng thật đáng tự hào. Bức tranh Biên Hòa - Đồng Nai đang ngày một sáng tươi, xứng tầm thời đại.

Tôi vẫn đi trên mảnh đất yêu thương này, tìm về những con người và những ẩn số nhân văn, với tấm lòng biết ơn vô hạn...

HỘP THƯ

Tuần qua, Ban tổ chức cuộc thi viết “Biên Hòa - Đồng Nai trong tôi” đã nhận được tác phẩm dự thi của các tác giả: Trần Văn Quỳnh (TP.Biên Hòa), Phạm Văn Hoàng (TX.Long Khánh), Hoàng Trường và Vũ Đức Vinh (TP.Hồ Chí Minh).

Ban tổ chức cuộc thi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận các tác phẩm dự thi.              

Ban Tổ chức

  Tháng 11-2018

Đào Sỹ Quang

Ca dao tục ngữ khác:

  • Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
  • Hoài sơn mà gắn răng bừa, Hoài gương tư mã cho bò nó soi
  • Làm trai mà chẳng biết suy, Đến khi nghĩ lại, còn gì là thân
  • Ngựa hay chẳng quản đường dài, Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng
  • Lòng ta ta đã chắc rồi, Nào ai giục đứng gục ngồi mà nao
  • Tháp Mười nước mặn đồng chua, Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng
  • U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường, Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua
  • Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua, Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng
  • Bốn mùa xuân hạ thu đông, Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chàng, Dừa xanh trên bến Tam Quan, Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu
  • Chồng em vì nước hi sinh, Cánh tay mất nửa, mối tình còn nguyên
  • Xem tất cả >>

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây

Trước Sau

Ca dao tục ngữ Gửi ca dao tục ngữ >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Tags: Làm trai cho đáng nên trai,Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng

Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Bài làm

Trong chế độ xưa người con trai luôn được coi trọng hơn người con gái. Cũng chính vì vậy mới có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô“. Tức là một con trai cũng là có còn mười con gái cũng như không.

Chính vì vậy, người con trai luôn được ưu tiên ăn mâm trên, ngồi chiếu trên được lên tiếng nói chuyện, bàn bạc chuyện đời, chuyện nhà, còn người con gái thì chỉ quanh quẩn xó bếp, suốt ngày làm lụng đầu tắt mặt tối không được ra ngoài, không được tham gia việc làng xã…

Người phụ nữ xưa cũng không bao giờ được tự quyết định hạnh phúc của mình mà phải tuân theo tam tòng, tứ đức. Hạnh phúc trăm năm do cha mẹ sắp đặt “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” chứ không có quyền chống đối, hay cãi lại không nghe theo.

Một xã hội như vậy, nên người con trai vô cùng quan trọng có tiếng nói trong xã hội. Mọi việc trong nhà do người con trai tự quyết, việc làng xã cũng do người con trai gánh vác, rồi việc cỗ bàn cũng do người con trai đi ăn uống, nhậu nhẹt đãi đằng…Chính vì vậy, người xưa mới có câu ca dao thể hiện ý chí nam nhi như sau:

Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào

Câu ca dao nhằm mỉa mai châm biếm thói tham ăn, thích tụ tập ăn nhậu của những người con trai thiếu ý chí, không thích làm việc mà thích ăn uống hưởng thụ. Phê phán thói trọng nam kinh nữ của người xưa, khiến cho người con trai luôn được hưởng những ưu đãi, được coi như ông hoàng trong gia đình, còn người phụ nữ thì chịu nhiều vất vả thiệt thòi.

Trong ca dao xưa có nhiều bài ca dao thể hiện ý chí nam nhi của người đàn ông. Những bài ca dao tỏ rõ chí hướng, ước mơ chinh phục bốn phương, học hỏi kinh nghiệm để thể hiện ý chí muốn vươn lên, tạo ra sự nghiệp lớn trong cuộc đời người đàn ông đúng nghĩa.

Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
Làm trai quyết chí tang bồng,
Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.

Bản thân chữ làm trai cho đáng nên trai đã khẳng định bản lĩnh, ý chí và sức mạnh của người làm trai, đấng đại trượng phu trong xã hội xưa là vô cùng quan trọng. Thể hiện tinh thần đầu đội trời chân đạp đất của người con trai bản lĩnh, có nhiều ước mơ, hoài bão lớn lao.

Người con trai xưa thường có khát khao chinh phục bốn phương “đi một ngày đàng học một sàng khôn” càng đi nhiều nơi nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình, người con trai sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, vốn sống để có thể phát huy được giá trị bản thân mình, tạo dựng sự nghiệp riêng.

Tuy nhiên, trong bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào” nhằm ám chỉ người đàn ông tham ăn, lười làm thích hưởng thụ. Không xứng đáng với phận làm trai, với hai chữ nam nhi của mình, chỉ biết suốt ngày quanh quẩn đi ăn cỗ, sống hưởng thụ mà không quan tâm tới những việc to lớn hơn. Những ước mơ tạo dựng sự nghiệp vĩ đại của riêng mình.

Bài ca dao là tiếng cười châm biếm được tạo nên bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Giữa việc nâng cao giá trị của người đàn ông trong gia đình và trong xã hội với một bên là việc làm vô nghĩa, dư thừa, ham hưởng vinh hoa phú quý, ăn uống. Như người xưa thường nói “miếng ăn là miếng nhục” những người con trai này lại rất thích đi ăn uống, hưởng thụ mà không biết nhục.

Chàng trai trong câu ca dao không lo làm lụng mà chỉ trông chờ hưởng thụ. Không muốn chia sẻ niềm vui ăn uống, sự thanh nhàn này cho người phụ nữ trong nhà. Hễ có cỗ bàn ở đâu là tranh giành đi, diện quần áo đẹp để đi, còn những người phụ nữ thì phải đi làm việc cực khổ, vất vả cho người đàn ông trong gia đình đi ăn cỗ. Điều này thể hiện sự ích kỷ của người đàn ông vốn là trụ cột của gia đình.

Một người con trai mà trong làng xã, hàng xóm có cỗ bàn là có mặt, chỉ chờ có cỗ bàn để tới dự ăn uống, thì chẳng làm được gì có ích cho gia đình và xã hội. Người đàn ông như thế sẽ lãng phí tuổi thanh xuân sức dài vai rộng của mình trên những bàn tiệc, những bữa rượu thịt mà thôi. Không làm được gì ra hồn.

Video liên quan

Chủ đề