Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức...)

Đề bài

Show

Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Điểm chung:

Các cuộc CMTS thời kì cận đại đều có điểm chung là muốn đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Bảng so sánh các cuộc CMTS thời kì cận đại

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhiệm vụ, mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển.

- Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lãnh đạo

Quý tộc mới, tư sản.

Tư sản , chủ nô.

Tư sản.

Hình thức

Nội chiến.

Cách mạng giải phóng dân tộc.

Nội chiến, chiến tranh vệ quốc.

Kết quả,

Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Tính chất

Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.

Loigiaihay.com

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

    Giải bài tập 3 trang 46 SGK Lịch sử 11

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất

    Giải bài tập 5 trang 46 SGK Lịch sử 11

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nuớc châu Á

    Giải bài tập 4 trang 46 SGK Lịch sử 11

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?

    Giải bài tập 1 trang 46 SGK Lịch sử 11

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Lý thuyết ôn tập lịch sử thế giới cận đại

    Lý thuyết ôn tập lịch sử thế giới cận đại

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 11

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 94 SGK Lịch sử 11. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản anh, hà lan chiến tranh giành độc lập ở bắc mỹ

    Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Lịch sử 11

Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVIIChiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc MĩCách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Nhiệm vụ và mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế

=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển

Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế

=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lãnh đạo CMQuí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dânTư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệTư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân
Hình thứcNội chiến.cách mạng giải phóng dân tộc.Nội chiến + chiến tranh vệ quốc
Kết quảThiết lập nền Quân chủ lập hiếnThành lâp Hợp Chúng quốc Hoa KìThiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
Ý nghĩaMở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.

(Nguồn: Câu 2 trang 46 sgk Sử 11:)

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày một nhiều.

- Đến thế kỉ XVIII, Anh đã thiết lập 13 thuộc địa và tiến hành cai trị.

- Giữa thế kỉ XVIII, kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm mọi cách kìm hãm

+ Ở miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... cảng Bô-xtơn trở thành trung tâm công nghiệp.

+ Ở miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển, sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu như ngô, bông, mía, thuốc lá...

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính.

- Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành đối thủ cạnh tranh của nước Anh. Chính phủ Anh đã tìm cách kìm hãm sự phát triển của các thuộc địa khiến cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

=>Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân, giai cấp tư sản, chủ nô Bắc Mĩ với thực dân Anh trở nên gay gắt -> chiến tranh bùng nổ.

2.Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

a)Nguyên nhân trực tiếp

- Tháng 12. 1773, nhân dân cảng Bô-x tơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế -> thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.

- Năm 1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất họp ở Phi-la-đen-phi-a yêu cầu Vua Anhbãibỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả.

b)Diễn biến

*Giai đoạn 1 (1775 – 1776)

- Tháng 4. 1775, chiến tranh bùng nổ, giữa thuộc địa và chính quốc

- Tháng 5. 1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập. Nhờ sự lãnh đạo của Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

- Ngày 4. 7. 1776, Đại hội thông qua bản“Tuyên ngôn độc lập”,xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa, thành lập quốc gia độc lập –Hợp chúng quốc Mĩ.

*Giai đoạn2 (1777 – 1783)

- Ngày 17. 10. 1777, nghĩa quân thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

- Năm 1781, nghĩa quân thắng trận quyết định ở I-oóc-tao -> Anh đầu hàng.

- Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.