Lập bằng so sánh Nghĩa tường minh và hàm ý

Lập bằng so sánh Nghĩa tường minh và hàm ý

Nghĩa tường minh và Hàm ý là gì ? Cùng chúng tôi phân biệt nội dung lý thuyết của nghĩa tường minh và hàm ý dưới bài viết của chúng tôi nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Thành phần biệt lập gọi đáp là gì ?
  • Thành phần biệt lập tình thái là gì ?

         Khái niệm nghĩa tường minh và Hàm ý

        1. Nghĩa tường minh là gì ?

– Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

– Ví dụ minh họa:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một chiếc làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. – Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.

==> Ô ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! ==> không có ẩn ý, là câu mang nghĩa tường minh.

Lập bằng so sánh Nghĩa tường minh và hàm ý

        2. Hàm ý là gì ?

– Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, vãn chương, nhưng trong văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý.

– Muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:

+) Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

+) Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

==> Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt.

– Ví dụ minh họa:

A: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

B: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất !

3. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống :

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa :

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc :

- U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(1) Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

(2) Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ.

b) Theo em, vì sao cần có hai điều kiện sau đây khi sử dụng hàm ý?

(1) Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

(2) Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.


a) (1) Hàm ý của những câu in đậm:

“Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.”: Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.

“Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.”: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu phải dùng hàm ý mà không dám nói thẳng với con vì đó là những điều quá đau lòng. Chị nói hàm ý để giấu đi nỗi đau ấy, tránh chạm phải điều đau lòng ấy.

(2) Hàm ý trong câu nói thứ hai của chị Dậu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hơn.

Vì cái Tí chưa hiểu hết ý của mẹ ở câu nói hàm ý thứ nhất nên chị Dậu phải nói rõ hơn ở câu thứ hai.

Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?“ là những chi tiết cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.

b) Cần có hai điều kiện trên để sử dụng hàm ý vì chỉ khi đáp ứng đủ đồng thời hai điều kiện đó thì mới đạt được mục đích của việc giao tiếp, hội thoại hay truyền đạt.

1.1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một chiếc làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?

  • Câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!" không chỉ thông báo về thời gian mà còn cho thấy anh thanh niên bộc lộ sự luyến tiếc nhưng không thể nói thẳng ra. Có thể vì ngại ngùng, không muốn người khác thấy tình cảm của mình; có thể vì tế nhị hay do cách nói. Đây là câu mang nghĩa hàm ý.

Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?

  • Câu nói - Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! Không chứa ẩn ý, là câu mang nghĩa tường minh.

1.2. Ghi nhớ

  • Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
  • Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra những từ ngữ ấy.

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý KIẾN THỨC CẦN NHỚ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Ví dụ 1: Nam học không hơn gì An. Nghĩa tường minh: so sánh tương đương về học lực giữa Nam và An. Hàm ý: có ý đánh giá thấp học lực của Nam (so với học lực của An). Ví dụ 2: Nam học không kém gì An. Nghĩa tường minh: so sánh tương đương về học lực giữa Nam và An. Hàm ý: có ý đánh giá cao học lực của Nam (so với học lực của An). Ví dụ 3: Cô gái ấy không đẹp nhưng thông minh. Nghĩa tường minh: đối lập giữa không dẹp và thông minh. Hàm ý: có ý thích thông minh hơn là chê không đẹp. - Cô gái ấy thông minh nhưng không dẹp. Nghĩa tường minh: đôi lập giữa thông minh và không đẹp. Hàm ý: có ý chê không đẹp hơn là thích thông minh. Ví dụ 4: Minh mà cổ gắng thỉ nó không đến nỗi yếu. Nghĩa tường minh: Nếu Minh cố gắng thì nó không đến nỗi yếu như thế. Hàm ý: Minh yếu vì nó thiếu cố gắng. Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây: Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Ví dụ 5: Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái: Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu in đậm có nghĩa tường minh: người có tuổi cần uống nước chè cho sảng khoái, mà xe chạy từ Lào Cai sớm quá, từ đó người nghe có thể suy ra được hàm ý là ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè. Cho nên ngay sau đó, người nghe là anh thanh niên lập tức pha chè và mời: “Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy”. 'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP Phân tích nghĩa tường minh và hàm ý trong những câu in đậm dưới đây: a. Chủ nhà dọn cơm khách, mang thiếu một đôi đũa. Ai nấy cầm đũa mời nhau còn khách không có đũa đứng dậy nói với chủ nhà rằng: Cho tôi xin một chén nước lạnh. Chủ nhà hỏi: Hả, để làm chi vậy? Đặng rửa tay cho sạch mà bốc đồ ăn. (Truyện cười dân gian) b. Một lão nhà giàu vừa buôn bán vừa cho vay, bóp nặn từng đồng xu, nhưng lại làm ra vẻ không thích giàu sang. Một hôm lão than thở với bạn: Nhiều của củng chẳng làm gì ! Của càng nhiều càng khổ thân ! Tôi chán biết chừng nào ! Người bạn hỏi: Tôi chỉ thấy thiền hạ mong có của. Có ít thì mong được nhiều. Có nlĩỉều thì lại muốn được nhiều hơn. Tôi chưa thấy ai phàn nàn như bác bao giờ. Hay nếu bác thấy khổ quá thì xin chia bớt cho tôi. Lão nhà giàu vội từ chối: Ấy chết ! Tôi đâu dám thê ! Tôi đâu dám làm khổ lây đến bác ! (Dần theo Tiếng Việt 10 - Hồng Dân chủ biên) Phân tích nghĩa tường minh và hàm ý trong những câu ca dao và câu thơ sau: a. Đêm qua ra đứng bờ ao, Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ. Buồn trông con nhện giăng tơ, Nhện ai, nhện hỡi, nhện chờ mối ai? (Ca dao) ước gì sông hẹp một gang, Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi ? (Ca dao) BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mưốp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta. (Nguyễn Khuyến) ĐỀ ĐỀN SẦM NGHĨ ĐÔNG Ghé mắt trông ngang, thấy bảng treo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? (Hổ Xuân Hương)