Lấy khóe móng chân để làm gì

Khóe móng chân ai cũng có nhưng có nên lấy và lấy khóe móng chân như thế nào đảm bảo an toàn, không xước da, nhiễm trùng không phải ai cũng biết cách. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết làm thế nào nhé.

Tất cả mọi người đều có khóe móng chân, phần khóe này không gây bất tiện cho quá trình sinh hoạt của con người nhưng nhiều chị em thích lấy khóe móng chân vì nó vừa giúp sạch sẽ, lại vừa làm đẹp cho bộ móng của chính mình. Nhưng lấy khóe móng chân an toàn, tiện lợi, không gây mưng mủ đau nhức thì không phải ai cũng biết.

1Có nên lấy khóe móng chân không?

Khóe móng chân chính là phần rìa ở 2 bên cạnh nằm phía ngoài cùng của móng, nó thường mọc thuôn ra 2 bên của móng, không gây đau nhức, khó chịu gì cho mọi người.

Bạn có thể lấy khóe móng chân hoặc không lấy tùy thích. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ thường chủ động lấy khóe móng chân khi làm móng và vô tình “cắt phạm” quá sát vào khóe móng, khiến vùng này bị thương, trầy xước gây ra những hậu quả không mon muốn.

Dù là vì lý do chủ động muốn cắt sát hay vô tình “cắt phạm” khóe móng chân thì nếu không biết cách lấy khóe móng, không biết cách vệ sinh, chăm sóc phù hợp sau khi lấy khóe móng thì bạn sẽ bị đau nhức, mưng mủ, chảy máu, nấm chân, ở vùng da lấy khóe, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng móng chân cực nguy hiểm.

Bàn chân chúng ta hằng ngày tiếp xúc với mặt đất, bụi bẩn chứa nhiều vi khuẩn cho nên bạn phải biết cách hoặc người lấy khóe móng chân cho bạn cần phải biết cách xử lý thì mới lấy khóe móng an toàn, hiệu quả và dễ dàng được.

2Hướng dẫn cách lấy khóe móng đúng cách

- Đầu tiên, bạn cần ngâm bàn chân trong thau nước sạch trước khi cắt, việc ngâm rửa chân như vậy sẽ giúp loại bỏ chất bẩn trên chân, kẽ móng, làm mềm khóe móng giúp việc lấy khóe, cắt móng dễ dàng hơn.

- Sau khi khóe móng đã sạch, mềm, bạn dùng kiềm cắt khóe thật nhẹ nhàng, với độ sâu vừa phải, không cắt quá sâu, quá sát phần thịt để hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm trùng, chảy máu.

- Cắt xong, bạn rửa chân sạch lần nữa với nước ấm, để khô tự nhiên hoặc dùng khăn lau khô chân.

- Với khóe móng quặp sâu, đâm vào thịt, móng cong vòng, bạn không thể đảm bảo mình có thể xử lý an toàn được nên đến gặp bác sĩ trực tiếp xử lý, không nên đến tiệm làm móng vì chưa chắc các nhân viên của cửa hàng đã biết cách xử lý, nếu để người thiếu kinh nghiệm lấy khóe, có thể gây nhiễm trùng, mưng mủ.

- Nếu chân bị viêm nhiễm, mưng mủ bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý chữa trị.

- Để bảo vệ móng chân, hạn chế vi khuẩn bám vào khóe móng, hằng ngày bạn nên rửa chân sạch sẽ, rửa bằng xà phòng, cọ bằng bàn chải mềm để làm sạch hiệu quả hơn.

- Nên mang giày, dép vừa chân, không quá chật để khóe móng không mọc lệch, đâm ngược vào da, không đi chân trần trên đất bẩn, cố gắng giữ chân luôn khô ráo.

Lấy khóe móng chân tưởng đơn giản nhưng chẳng phải đơn giản như bạn nghĩ, tham khảo kỹ càng bài hướng dẫn trên để lấy khóe móng đúng cách nhé.

Hơn 3 năm trước 6494

1

Nhiều người có thói quen lấy khoé móng chân nhưng không biết rằng nếu làm sai cách thì có thể gây ra các tình trạng nhiễm trùng hay mưng mủ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện sao cho đúng trong trường hợp cần phải lấy khoé móng chân nhé!

Mặc dù không có gây phiền phức gì trong quá trình sinh hoạt nhưng phần khoé móng chân thường được các chị em phụ nữ loại bỏ đi bởi làm như vậy sẽ trông vệ sinh hơn cũng như là sẽ thuận tiện cho khâu làm đẹp móng. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách, việc này có thể gây tình trạng mưng mủ hay là thậm chí sẽ gây nhiễm trùng.

Khoé móng chân cần được lấy đúng cách để tránh gây hậu quả xấu sau này

1Có nên lấy khoé móng chân hay không?

Khoé móng chân là một bộ phận không gây phiền toái hay khó chịu gì cả bởi nó chỉ là phần rìa ở 2 bên cạnh nằm ở phía ngoài của móng và mọc thuôn ra hai bên. Thế nên, việc lấy khoé móng chân hay không thực ra không quá cần thiết.

Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ hay đi làm đẹp móng thì họ thường chủ động lấy khoé móng chân để chúng trông sạch sẽ hơn cũng như để dễ làm đẹp sau này. Một số người phạm lỗi cắt quá sát vào khoé móng, và vô tình gây trầy xước và gây vùng này bị thương.

Việc bạn vệ sinh hay chăm sóc sau vết thương không đúng cách có thể gây đau nhức, chảy máu, thậm chí là tạo môi trường vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng mưng mủ, nấm chân hay nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng.

Việc lấy khoé móng chân không đúng cách có thể gây hại cho bạn

2Cách lấy khoé móng chân đúng cách

Để thực hiện việc lấy khoé móng chân, bạn hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1 Trước khi thực hiện lấy khoé móng, bạn nên làm mềm móng bằng cách ngâm bàn chân của bạn vào một chậu nước sạch. Việc làm này còn giúp cho chất bẩn trên chân và kẽ móng trôi ra nước, từ đó móng chân của bạn sẽ trở nên sạch sẽ hơn để thực hiện.

Bước 2 Sau bước ngâm nước, bạn hãy sử dụng kềm để cắt vùng khoé móng chân bạn một cách từ tốn, và không cắt quá sát và sâu vào phần thịt để tránh tình trạng trầy xước da.

Bước 3 Cuối cùng, đơn giản là bạn chỉ cần ngâm và rửa chân của bạn một lần nữa trong chậu nước ấm. Và sau đó nhấc chân ra và có thể làm khô bằng khăn lau hoặc có thể để khô tự nhiên.

Bước ngâm nước sẽ giúp cho móng chân của bạn dễ thao tác hơn rất nhiều

3Khóe móng chân bị sưng đau phải làm sao?

Khóe móng chân bị sưng đau thì bạn có thể tham khảo và làm theo theo những cách để giảm đau sau:

  • Uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau (acetaminophen, ibuprofen) theo chỉ định bác sĩ
  • Dùng kem kháng sinh bôi vào vị trí nơi móng chân bị sưng 2 lần/ngày, có thể thoa nhiều hơn.
  • Có thể bôi kem làm tê hoặc kem chống viêm trong trường hợp cần thiết
  • Giữ khu vực móng chân luôn sạch và tránh ẩm
  • Tránh đi bộ và chạy bộ trong 2 - 4 tuần sau khi phẫu thuật
  • Áp dụng chế độ ăn uống căn bằng với các loại trái cây và rau quả để mau hồi phục vết thương. Tránh thịt bò, rau muống, nước tương để không bị mủ.

Phẫu thuật lấy khóe móng chân bị sưng đau

4Một số lưu ý để bảo vệ đôi chân của bạn

Nếu móng chân của bạn khó để thao tác, ví dụ như móng cong vòng, quặp vào sâu thì bạn nên nhờ đến bác sĩ để xử lý cho an toàn thay vì đến các tiệm làm móng bởi vì có thể nhân viên làm móng không có kinh nghiệm cho trường hợp này thì sẽ gây ra tình trạng mưng mủ hay tệ hơn là nhiễm trùng.

Nếu không may mà bạn gây trầy xước da, dẫn đến tình trạng mưng mủ hay viêm nhiễm, hãy đến các cơ sở y tế để nhờ bác sĩ tìm cách điều trị phù hợp.

Thường xuyên dùng kềm cắt và vệ sinh móng chân bằng bàn chải lông mềm và xà phòng để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trong kẽ chân.

Luôn giữ cho chân ở tình trạng khô ráo và hạn chế đi chân trần trên đất bởi nó sẽ giúp cho bụi bẩn có thể đi sâu vào kẽ chân. Ngoài ra, cũng không nên mang giày quá chật để hạn chế tình trạng móng đâm ngược vào da hay là mọc lệch.

Bạn nên cẩn thận khi lấy khoé móng chân

Bàn chân nói chung hay là khoé móng chân nói riêng do thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn nên đây là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển. Vậy nên, nếu cần thiết phải lấy khoé móng chân ra, bạn cần phải thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Nguồn: Nhà thuốc An Khang

Mua kèm cắt móng tại Bách hoá XANH:

Đón xem nhiều bí quyết làm đẹp khác tại chuyên mục Khoẻ đẹp mỗi ngày.

Bách hóa XANH

Chủ đề