Lễ hội đền trần nam định 2023

Đền Trần Nam Định (TL)

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp cho biết, trong năm trước, Đền đã đóng cửa nhiều tháng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lượng khách thập phương du xuân, đi lễ tại Đền Trần khá đông, nhưng sau kỳ nghỉ, du khách thưa vắng.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh và thành phố Nam Định, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp đã cho đặt biển thông báo rõ việc không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Nhâm Dần 2022; đồng thời phát loa và tăng cường cán bộ, nhân viên túc trực ngày đêm để nhắc nhở, hỗ trợ người dân, du khách thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Bình, vào đêm 14 tháng Giêng âm lịch, Đền Trần sẽ không mở cửa đón khách. Nghi lễ khai ấn vẫn sẽ được diễn ra dưới sự thực hiện của các cụ cao niên họ nhà Trần, nhưng sẽ không có bất kỳ một đại biểu nào, kể cả lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố Nam Định tham dự.

Dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, nhà đền vẫn sẽ phát ấn sau ngày 15 tháng Giêng. Tuy nhiên, việc phát ấn sẽ không được thực hiện rộng rãi ở các khu vực nhà Giải Vũ, Nhà trưng bày và đền Trùng Hoa như trước, mà bố trí ra một khu riêng biệt trong khu di tích, bảo đảm an toàn phòng dịch.

Ngoài ra, ấn Đền Trần chủ yếu được gửi theo đường bưu điện cho các tổ chức, cá nhân đã đăng ký từ trước.

Như vậy, đây là năm thứ 3 liên tiếp Lễ hội khai ấn Đền Trần không được tổ chức để phòng, chống dịch Covid-19. Trước khi có dịch, hằng năm lễ hội này thu hút hàng trăm nghìn du khách thập phương về dự mỗi đêm 14 tháng Giêng âm lịch, với mong muốn có cánh ấn lộc để bước sang năm mới bình an, hạnh phúc.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Lễ hội Đền Trần tháng 8 năm Nhâm Dần 2022, kỷ niệm 722 năm ngày hóa Đức Thánh Trần sẽ được tổ chức trở lại.

UBND TP. Nam Định đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ hội và kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Trần tháng 8 năm Nhâm Dần, kỷ niệm 722 năm ngày hóa Đức Thánh Trần (20/8 Âm lịch). 

Theo đó, thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 27/8 đến 25/9 (tức từ mùng 1 đến ngày 30/8 âm lịch); các hoạt động lễ hội diễn ra từ ngày 3 đến 15/9 (tức từ mùng 8 đến ngày 20/8 âm lịch). Chương trình lễ hội gồm 3 phần: Phần lễ, phần hội và các chương trình văn hóa văn nghệ. 

Các nghi lễ, lễ dâng hương được thực hiện tại Đền Thiên Trường, Đền Cố Trạch, Đền Trùng Hoa, Chùa Phổ Minh, tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm anh linh các vị Vua Trần, Đức Thánh Trần tại sân hành lễ Đền Thiên Trường. Các hoạt động phần hội gồm: múa lân - sư - rồng; biểu diễn võ thuật; thi đấu vật; thi đấu cờ người; chọi gà; múa rối nước và một số chương trình biểu diễn văn nghệ truyền thống đặc sắc.

Lễ hội Đền Trần tháng 8 âm lịch nhằm tưởng nhớ ngày hóa của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Để lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn phòng chống dịch bệnh, Ban Tổ chức lễ hội phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường Lộc Vượng, Lộc Hạ, Thống Nhất. 

Ban Quản lý khu di tích có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với 3 phường và các ngành liên quan thực hiện tốt công tác chuẩn bị, quản lý và tổ chức lễ hội; sắp xếp ổn định các ki-ốt; không để người hành khất, hát rong vào khu vực lễ hội và khu vực trước cổng đền. 

UBND phường Lộc Vượng điều động các lực lượng phối hợp với Công an thành phố, bảo vệ Ban Quản lý khu di tích đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong thời gian diễn ra lễ hội. Tổ chức thực hiện các lễ rước, nghi thức tế lễ của địa phương và nhà đền theo phong tục truyền thống; chịu trách nhiệm tổ chức trông coi phương tiện giao thông tại các bãi xe.

Điện lực thành phố đảm bảo an toàn về điện trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Thành ủy, các hội đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn hóa khi tham gia lễ hội, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan…

Lễ hội Đền Trần tháng 8 âm lịch nhằm tưởng nhớ ngày hóa của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Nhật Hạ

BNEWS Tỉnh ủy Nam Định vừa có văn bản thông báo về việc đồng ý không tổ chức Lễ hội khai ấn đền Trần Xuân Nhâm Dần 2022 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Lãnh đạo UBND thành phố Nam Định cho biết, Tỉnh ủy Nam Định vừa có văn bản thông báo về việc đồng ý không tổ chức Lễ hội khai ấn đền Trần Xuân Nhâm Dần 2022 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đây là năm thứ 3 tỉnh Nam Định không tổ chức Lễ hội khai ấn đền Trần, song người dân, du khách về đi lễ nếu có nhu cầu xin ấn đầu năm vẫn sẽ được đáp ứng đầy đủ tại khu vực riêng.

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp cho biết, do tình hình dịch COVID-19 tại Nam Định vẫn diễn biến phức tạp nên năm nay vẫn không tổ chức Lễ hội khai ấn.

Tuy vậy để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, vào đêm ngày 14 tháng Giêng, các cụ cao niên trong từ đền vẫn thực hiện nghi lễ khai ấn nội bộ trong nội cung, không có đại biểu dự và cũng không có nhân dân và du khách thập phương dự.
Theo ông Nguyễn Đức Bình, tuy nhà đền không tổ chức Lễ hội khai ấn, nhưng người dân và du khách thập phương nếu có nhu cầu về ấn lộc đầu năm nhà đền vẫn sẽ đáp ứng.

Để phòng ngừa dịch bệnh, nhà đền sẽ không tổ chức phát ấn tại khu vực nhà Giải Vũ, Nhà trưng bày và đền Trùng Hoa như mọi năm mà bố trí ra một khu riêng biệt để phát ấn vào ngày 15 tháng Giêng nhằm đảm bảo người dân không tập trung đông tại khu di tích.
Để bảo đảm an ninh trật tự, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, Ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp cũng dự kiến tăng cường cán bộ, nhân viên trực; treo thêm các biển hiệu, pano tại các trục đường chính cũng như lối ra vào bên trong nhà đền; bố trí thêm các lọ dung dịch sát khuẩn rửa tay; quét mã QR khai báo y tế… để hỗ trợ người dân, du khách thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Từ đầu năm 2022 đến nay đã có hơn 10.000 lượt du khách về đền Trần để dâng hương tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân theo phong tục tập quán “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp đã thường xuyên phát trên loa, treo hàng trăm biển hiệu, pano tuyên truyền, khuyến cáo dân nhân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế… khi đi du xuân tại khu di tích.
Đền Trần là nơi thờ các vua Trần. Nơi đây được nhiều người biết đến với Lễ hội khai ấn diễn ra vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng. Lễ hội khai ấn đền Trần có ý nghĩa cầu mong cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, mọi người bước vào năm mới an bình, hạnh phúc. Khi chưa có dịch COVID-19, hằng năm Lễ hội khai ấn được tổ chức, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách về dự, đi lễ và xin ấn.../.

Chủ đề