Lệnh atc ato là gì

ATO và ATC là 2 lệnh phổ biến trên sàn chứng khoán, thường diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu được đầy đủ khái niệm này. Vậy ATO và ATC là gì? 2 lệnh này có những điểm khác biệt nào?

Lệnh ATO (tên tiếng Anh: At the Opening) là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa. Đây là lệnh đặt mua/bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.

Hiện nay, tại Việt Nam, mới chỉ có sàn HOSE mở lệnh ATO ở các phiên định kỳ lúc 9h00 – 9h15 hàng ngày.

Lệnh ATO được ưu tiên khớp lệnh tại thời điểm đầu phiên với mức giá mở cửa, trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh. Vì vậy có thể dành được cơ hội khi mua/bán mức giá tốt nhất ngày đầu phiên.

Tuy nhiên, lệnh ATO khi đã ra thì không được phép sửa hoặc hủy. Hơn nữa, rất khó để kiểm soát mức giá khớp, cần có sự tính toán và kinh nghiệm mới có cách đặt lệnh hợp lý.

Ví dụ: Số lệnh của cổ phiếu ABC có mức giá 30.000đ. Thứ tự vào lệnh như sau:

Khối lượng mua Giá mua Giá bán Khối lượng bán
2.000 30.000 (c) ATO 2.500 (b)
    20.000 1.000 (a)

Chú thích: (a, b, c là thứ tự lệnh được đặt vào hệ thống)

Theo thứ tự số lệnh như trên, dù lệnh ATO vào sau lệnh (a) bán 1.000 cổ phiếu ABC với mức giá 20.000đ nhưng vẫn được ưu tiên khớp lệnh mua 2.000 đơn vị ở mức giá 30.000đ. Lượng bán dư 500 đơn vị của lệnh ATO sẽ tự động bị hủy bỏ.

Trường hợp lệnh A trên chỉ bán với khối lượng 500 đơn vị thì bên mua sau khi khớp vẫn còn thừa 1.000 đơn vị, lúc này, lệnh (a) mới được khớp. Do lệnh (a) đã vào hệ thống trước nên sẽ được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp giá 30.000đ. Như vậy, khả năng mua được/bán được của lệnh ATO là cao nhưng mức giá có thể không có lợi.

Lệnh ATC (tên tiếng Anh: At the Close) là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Đây là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.

Lệnh ATC được mở tại các phiên khớp lệnh định kỳ (từ 14h30 đến 14h45) cho các loại cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và HNX.

Lệnh ATC được ưu tiên khớp lệnh tại thời điểm cuối phiên với mức giá đóng cửa, trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh nên có thể dành được cơ hội khi mua bán với mức giá tốt nhất ngay cuối phiên.

Thế nhưng, đối với lệnh ATC cũng không được phép sửa hoặc hủy. Ngoài ra, mức giá khớp cũng rất khó kiểm soát, yêu cầu nhà đầu tư phải là nhưng người có kinh nghiệm, biết tính toán mới đặt lệnh này hợp lý được.

Sự khác biệt giữa lệnh ATO và ATC là gì?

ATO và ATC là 2 lệnh song song trên sàn chứng khoán. Theo thống kê, 2 lệnh này chiếm khoảng tổng 4% trên thị trường chứng khoán. Vậy chúng có những điểm gì khác nhau?

Tiêu chí Lệnh ATO Lệnh ATC
Khái niệm Là lệnh giao dịch ở mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, lệnh đặt mua/bán chứng khoán tại mức giá mở cửa Là lệnh giao dịch ở mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa, lệnh đặt mua/bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa
Thuật ngữ tiếng Anh At the Open At the Close
Sàn chứng khoán áp dụng Sàn HOSE Sàn HOSE & sàn HNX
Mức độ ưu tiên khi so khớp lệnh Được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh Được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh
Thời gian khớp lệnh Thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30 – 9h00 Thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa là 10h15 – 10h30

Hiện nay, bản chất của các lệnh ATO hoặc ATC là cho thấy mức tối đa mong muốn mua hay bán của các nhà đầu tư đối với loại cổ phiếu đó. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi giá mua/bán chỉ để đổi lấy quyền ưu tiên hàng đầu trong giao dịch chứng khoán. Như mọi người đã biết, nhà đầu tư đặt lệnh và đã ở trong phiên ATO/ATC thì không thể sửa/hủy lệnh, đồng thời không thể kiểm soát giá mà tôi sẽ mua hoặc bán. Vì vậy, nếu muốn sử dụng các lệnh ATO/ATC hiệu quả, nhà đầu tư phải lưu ý 2 điểm sau:

  • Với trường hợp NĐT đua lệnh mua theo giá trần hoặc bán theo giá sàn: Cơ hội cho NĐT mua/bán cổ phiếu là không nhiều vì sau đó khối lượng bán (trường hợp đua nhau ở giá trần) và mua vào (trường hợp thoát giá sàn) trong phiên ATC là rất nhỏ so với cung và câu đối ứng. Thế nên đối với như giao dịch như vậy, NĐT hãy mạnh dạn mua ngay từ phiên khớp lệnh liên tục, hoặc đặt lệnh ATO/ATC càng sớm càng tốt (tùy thuộc theo quy định của công ty chứng khoán). Như vậy, xác suất các lệnh khi các NĐT đặt sẽ được khớp cao hơn.
  • Trường hợp các NĐT chỉ có mục đích muốn được ưu tiên mua/bán cổ phiếu: Các NĐT nên đặt lệnh trong 5 phút cuối cùng của phiên. Bởi chỉ với 1 lệnh mua với giá cao hoặc bán với giá thấp đột ngột cùng số lượng lớn cổ phiếu được tung ra sẽ làm thay đổi giá khớp của phiên ATO/ATC ngay lập tức, thậm chí việc thay đổi hoàn toàn giá cổ phiếu so với giá nền của cả ngày giao dịch cũng có thể diễn ra. Những đơn đặt hàng lớn này từ các nhà tạo lập thị trường tham gia, thường được nhập vào cuối phiên, đặc biệt là trong phiên ATC. Hiện tượng này rất phổ biến trên thị trường chứng khoán, các NĐT hãy dành 10 phút đầu tiên của phiên ATO/ATC để quan sát và đánh giá xu hướng tạo giá cổ phiếu trong phiên. Sau đó, các NĐT có thể đưa ra quyết định và nhập lệnh trong 5 phút cuối cùng để hạn chế rủi ro. 

Đọc thêm: Chứng khoán là gì? Những điều cần biết về thị trường chứng khoán

Như vậy, qua bài viết này, mọi người đã hiểu được khái niệm ATO và ATC trong chứng khoán là gì, sự khác biệt giữa 2 lệnh này. Từ đó sẽ sử dụng lệnh một cách chính xác và hiệu quả.

Việc tìm hiểu kỹ các loại lệnh chứng khoán trước khi thực hiện giao dịch mua bán là vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư mới. Khi bạn hiểu rõ tác dụng cũng như cách sử dụng, các giao dịch của bạn sẽ thuận lợi, dễ dàng chốt lời hơn. Sau đây ngân hàng số Timo sẽ giới thiệu đến bạn các lệnh chứng khoán cơ bản nhất nhé!

Xem thêm: Tổng quan về thị trường chứng khoán

Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO)

Đầu tiên, một trong các loại lệnh chứng khoán bạn cần biết là lệnh ATO, được biết là lệnh đặt mua hoặc bán tài sản chứng khoán ngay tại mức giá mở cửa. 

Lệnh ATO sẽ có một vài đặc điểm như sau:

  • Được ưu tiên khớp lệnh trước lệnh giới hạn LO.
  • Nếu trên sổ lệnh chỉ có ATO, thì khi đến phiên khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá mở cửa, sẽ không xác định được giá khớp.
  • Nhà đầu tư chỉ được nhập lệnh trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
  • Lệnh chỉ được giao dịch từ 9h – 9h15 trên sàn HSX. Sau thời gian này, lệnh không khớp hoặc không thực hiện được sẽ bị hủy tự động.

Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO) (Nguồn: Internet)

Xem thêm: VN-Index là gì và điểm khác biệt với VN30

Lệnh ATC

Lệnh ATC có đặc tính tương tự ATO, là lệnh đặt mua – bán tài sản chứng khoán ngay tại mức giá đóng cửa. 

Đặc điểm:

  • Khi so khớp lệnh, lệnh ATC sẽ được ưu tiên hơn lệnh LO.
  • Nếu trên sổ lệnh chỉ có ATC, thì khi đến phiên khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá đóng cửa, sẽ không xác định được giá khớp. 
  • Lệnh thường được giao dịch từ 14h30 – 14h45, sau đó các lệnh không khớp hoặc không thực hiện được sẽ bị hủy bỏ.
  • Lệnh ATC có cả trên sàn HSX và HNX.

Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán bạn cần biết

Lệnh giới hạn (LO)

Lệnh giới hạn là lệnh mà nhà đầu tư dùng để mua/bán chứng khoán tại một mức giá được xác định hoặc tốt hơn. LO thường được giao dịch suốt phiên trừ sau khoảng thời gian 14h45, đặc biệt, lệnh này được thực hiện đến 15h trên sàn UPCoM. 

Lệnh LO có bắt đầu có hiệu lực kể từ khi được nhà đầu tư nhập vào trong hệ thống đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc bị hủy bỏ.

Lệnh giới hạn (LO) để mua/bán chứng khoán tại một mức giá được xác định hoặc tốt hơn (Nguồn: Internet)

Lệnh MP là lệnh mua tại mức giá thấp nhất và lệnh bán tại mức cao nhất của các chứng khoán trên thị trường, cụ thể được giao dịch ở sàn TP.HCM (HSX). Hoặc có thể hiểu đây là lệnh mà bên mua – bên bán sẽ chấp nhận giao dịch tại mọi mức giá.

Đặc điểm:

  • Nếu lệnh MP chưa khớp hết khối lượng, bạn có thể xem lệnh mua tại giá bán cao hơn hoặc bán tại giá mua thấp hơn tiếp theo đang có trên thị trường. Và nếu vẫn chưa khớp hết, lệnh MP sẽ bị chuyển thành lệnh LO.
  • Khi giá thực hiện cuối là giá trần (lệnh mua) hay giá sàn (lệnh bán) thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh LO mua tại giá trần hoặc bán tại giá sàn.
  • Chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục.
  • Lệnh sẽ bị hủy tự động nếu ko có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh.

Tại sàn chứng khoán Hà Nội, lệnh MP được chia làm 3 loại:

  • Lệnh thị trường giới hạn (MTL): Nếu chưa khớp hết khối lượng thì phần còn lại sẽ chuyển thành lệnh LO. Khi đó, các quy định về sửa, huỷ đối với lệnh LO sẽ được áp dụng.
  • Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK): Nếu không khớp hết thì lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi nhập.
  • Lệnh thị trường khớp và huỷ (MAK): Tức là có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị huỷ ngay sau khi khớp lệnh.

Lệnh thị trường (MP) lệnh mua tại mức giá thấp nhất và lệnh bán tại mức cao nhất (Nguồn: Interet)

Vẫn thuộc các loại lệnh chứng khoán quan trọng, lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) là hình thức lệnh mua – bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp định kỳ.

Đặc điểm:

  • Lệnh chỉ được hệ thống nhập sau phiên giao dịch lúc 14h45 – 15h.
  • Chỉ được áp dụng cho Sàn Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • PLO sẽ khớp ngay nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn tại thời điểm nhập vào hệ thống.
  • Nhà đầu tư sẽ không được phép sửa, hủy lệnh PLO.
  • Nếu phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa và khớp lệnh liên tục không xác định được giá thực hiện, PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.

Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) (Nguồn: Internet)

Là lệnh giới hạn nhưng lại được duy trì trong nhiều ngày cho đến khi khớp hoặc đến khi hết thời gian nhà đầu tư lựa chọn để đặt lệnh.

Trong thời gian chờ, lệnh sẽ được hệ thống đưa lên sàn nếu trong ngày giao dịch có các yếu tố sau:

  • Giá trong khoảng giá trần hoặc sàn.
  • Đặt đủ điều kiện về sức mua, khối lượng,… của một lệnh thông thường.
  • Có thể được khớp lệnh từng phần và các phần còn lại vẫn có hiệu lực.

Nhìn chung trong thời gian đầu, việc đặt lệnh sẽ gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu bạn hiểu rõ về ý nghĩa và đặc điểm của các loại lệnh chứng khoán quan trọng, thì việc giao dịch mua bán sẽ thuận lợi hơn. Trong trường hợp bạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện giao dịch trên Sàn Chứng khoán hoặc không có thời gian để theo dõi các lệnh thì lựa chọn đầu tư vào quỹ mở sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn đó.

Khi đầu tư vào quỹ mở VinaCapital tại Timo, các chuyên gia đầu tư sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược đầu tư trung và dài hạn, cũng như sẽ tư vấn và đặt ra lời khuyên cho bạn trước khi đặt lệnh, tránh bị hủy lệnh. Và bạn cũng có thể theo dõi lợi nhuận mỗi ngày một cách dễ dàng ngay trên ứng dụng Timo.

Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình nhé!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

Video liên quan

Chủ đề