Lịch hút sữa L2 là gì

Cách kích sữa cho mẹ ít sữa là chủ đề mà rất nhiều mẹ sau sinh quan tâm. Và cũng đã có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kích sữa khác nhau. Các mẹ có thể đã nghe nhiều về lịch kích sữa L3,.. trên internet. Nhưng trong quá trình tư vấn trực tiếp cho các mẹ, đội ngũ Milena nhận thấy vẫn nhiều mẹ chưa hiểu đúng về việc kích sữa. Điều này có thể làm cho việc kích sữa của mẹ không hiệu quả hoặc có thể dẫn đến các vấn đề khác như tắc tia sữa,.. Chính vì vậy, từ các kiến thức và kinh nghiệm tư vấn cho các mẹ, Milena xin tổng hợp lại bài viết này để giúp mẹ hiểu đúng về cách kích sữa, lịch hút sữa,… giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ được hiệu quả và thoải mái hơn.

  • 1. Khi nào nên dùng máy hút sữa để kích sữa?
  • 2. Cách Chọn Máy Hút Sữa Phù Hợp
    • Cách chọn size phễu đúng theo đường kính chân ti
    • Chọn máy hút sữa điện đôi hay điện đơn?
    • Máy Hút Sữa Nào Tốt?
  • 3. Lịch hút sữa L3, L4, L5, L6 và cách áp dụng
    • Lịch kích sữa L3  
      • Có nên bỏ cữ hút đêm khi kích sữa L3?
    • Lịch hút sữa L4
    • Lịch hút Sữa L5, L6
  • 4. Có cần hút sữa đúng giờ và có cần hút sữa ban đêm?
    • Kích Sữa Cho Mẹ Ít Sữa Có Cần Hút Đúng Giờ Không?
    • Vậy như thế nào là hút sữa đúng giờ?
  • 5. Bí kíp hút sữa hiệu quả mang tên “Phản xạ xuống sữa”

1. Khi nào nên dùng máy hút sữa để kích sữa?

Lịch hút sữa L2 là gì

Hiện nay, máy hút sữa là công cụ cần thiết hỗ trợ đắc lực cho mẹ sữa. Nó giúp việc nuôi con sữa mẹ được lâu dài hơn khi mẹ đi làm hoặc cách ly con trong khoảng thời gian dài không được ở bên cạnh để cho bé ti trực tiếp hoặc vì một lý do nào đó mẹ chưa thể cho bé ti mẹ trực tiếp hiệu quả. Đương nhiên chúng ta biết rằng việc hút sữa bằng máy không lý tưởng như việc bé ti mẹ trực tiếp. Cho con bú mẹ trực tiếp có rất nhiều lợi ích. Nhưng vì hoàn cảnh hoặc khó khăn nào đó nên mẹ lựa chọn phương pháp vắt/ hút bằng máy hoàn toàn để duy trì sữa cho bé. Milena rất trân trọng và đồng cảm với những người mẹ lựa chọn phương án này vì hành trình nuôi con sữa mẹ bằng phương án hút sữa hoàn toàn sẽ là một hành trình đầy chông gai và mệt mỏi cần sự kiên trì và niềm tin rất lớn từ mẹ. Trong bài viết này Milena sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hành trình này tránh những sai lầm để mẹ vững bước hơn về cách kích sữa cho mẹ ít sữa. Milena xin nhắc lại đây nên là phương án cuối cùng khi mẹ đã thử tất cả các phương pháp khác giúp bé ti mẹ nhưng thất bại.

2. Cách Chọn Máy Hút Sữa Phù Hợp

Cách chọn size phễu đúng theo đường kính chân ti

Lịch hút sữa L2 là gì

Chắc các mẹ nghĩ rằng bước đầu tiên phải là chọn máy hút sữa chứ nhỉ?  Đa phần các mẹ thường quan tâm trong tầm giá ấy mua được máy nào phù hợp? máy hút sữa nào đang được review tốt nhất?  Lực hút máy có ổn không? động cơ máy hút sữa có bền không? Khi hoạt động có gây ồn nhiều không?  Nhưng không đâu các mẹ sữa ơi việc quan trọng nhất lại nằm ở size phễu máy hút sữa. Vì thực tế Milena nhận thấy đa phần các ca tư vấn về trường hợp hút sữa không hiệu quả, tổn thương đầu ti đều do nguyên nhân chọn size phễu không đúng dẫn tới hành trình kích/hút bằng máy không hiệu quả. Milena sẽ giải thích tại sao việc chọn  size phễu máy hút sữa lại quan trọng đến như thế và cần đặt nó lên hàng đầu:

  • Chọn size phễu không đúng sẽ dẫn tới đau đầu ti, làm ức chế phản xạ xuống sữa dẫn đến các kết quả như: hút sữa không hiệu quả, làm giảm sữa, sữa bị ứ lại trong ngực gây tắc tia.
  • Chọn size phễu trước khi chọn máy vì có nhiều hãng họ không có nhiều lựa chọn về size phễu (nhất là nhiều máy có thiết kế phễu và cổ liền nhau) hoặc việc tìm size phễu thay thế rất khó khăn. Vì vậy, nếu bạn mua máy trước khi tìm hiểu về size phễu thì có thể gây khó khăn cho bản thân trong việc mua thay thế hoặc khắc phục.

Tips: Chúng ta đo đường kính chân ti trước rồi tính toán ra size phễu phù hợp. Nếu bạn chưa chắc chắn rằng mình đã đo chính xác hay chưa? có thể chụp hình đường kính chân ti với thước đặt phía dưới đầu ti (nên chụp cả bầu ngực với nhiều góc độ) để người tư vấn về size phễu hút sữa có cái nhìn chính xác hơn và chọn cho bạn size phễu phù hợp với mình.

Chọn máy hút sữa điện đôi hay điện đơn?

Lịch hút sữa L2 là gì

Sử dụng máy hút sữa điện đôi có thể vắt sữa từ 2 bên vú cùng một lúc sẽ tiết kiệm thời gian nhất. Có thể chỉ mất khoảng 15 phút để hút cho cả 2 bên thay vì hút 30 -45 phút cho từng bên vú riêng biệt. Máy hút sữa điện đôi cũng cung cấp sự kích thích rất mạnh để giữ nguồn sữa tốt. Hoocmon tạo sữa Prolactin cũng tiết ra nhiều hơn khi mẹ sử dụng máy điện đôi. Vì hành trình nuôi con sữa mẹ không phải quãng thời gian ngắn nên các mẹ hãy cân nhắc việc chọn một em máy tốt và phù hợp với điều kiện kinh tế.

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết “11 sai lầm lớn nhất trong cách dùng máy hút sữa mẹ cần phải tránh

Máy Hút Sữa Nào Tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng máy hút sữa đang được các mẹ chọn làm bạn đồng hành trên công cuộc nuôi con sữa mẹ như: máy hút sữa Medela, Spectra,  Philip Avent,..vv. Đây là các hãng nổi tiếng với chất lượng đã được các mẹ tin tưởng nhiều năm với mức giá  hợp lý cho từng model phù hợp với điều kiện kinh tế khác nhau của các mẹ. Trong đó các model của hãng Medela được các mẹ ưa chuộng hơn hẳn với tính năng được các mẹ truyền tai nhau là máy “kích sữa” hiệu quả và “đáng mong đợi” vì chế độ massage của máy rất nhạy giúp kích thích phản xạ xuống sữa nhanh và hút kiệt hơn so với dòng máy khác. Chọn được một máy hút sữa phù hợp là khởi đầu tốt khi mẹ quan tâm đến cách kích sữa cho mẹ ít sữa.

3. Lịch hút sữa L3, L4, L5, L6 và cách áp dụng

Kí  hiệu chữ ‘L” ở đây chỉ cho khoảng cách thời gian giữa 2 cữ hút sữa. Ví dụ, lịch hút sữa L3 có nghĩa là cách 3 tiếng mẹ sẽ hút sữa 1 lần, và nếu một mẹ đang kích sữa theo L3 thì bạn ấy có lịch hút sữa như sau: 0h, 3h, 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h.

Lịch kích sữa L3  

Đây là lịch hút có tác dụng kích sữa cho những mẹ ít sữa, mẹ đang không đủ lượng sữa cung cấp cho nhu cầu bú của bé. Lịch kích sữa này sẽ có khoảng cách giữa 2 cữ hút sữa 3h/ lần, như vậy một ngày mẹ sẽ có 8 cữ hút sữa. Thật ra còn có lịch kích sữa L2 nhưng đa phần các mẹ đều không theo nổi lịch kích sữa với tần suất dày đặc và gây mệt mỏi như thế nên trong bài viết này Milena sẽ không đề cập đến.

Với trẻ sơ sinh, hầu hết những tài liệu mẹ đọc đều nói rằng bạn nên vắt/hút 8-12 lần mỗi ngày, vì đó là tần suất trẻ sơ sinh ăn.

Milena nghĩ rằng 8 hoặc 9 cữ hút trong vòng 24h sẽ là một mục tiêu tốt, với 7 lần là giới hạn dưới và 10 là giới hạn trên (như đã lưu ý ở trên). Nếu hút nhiều lần hơn nữa,  mẹ có thể sẽ không có đủ thời gian nghỉ ngơi hoặc thời gian dành cho em bé của mình.

Có nên bỏ cữ hút đêm khi kích sữa L3?

Vì đây là lịch dành cho kích sữa nên nếu mẹ đang thiếu sữa thì tuyệt đối không được bỏ cữ hút đêm. Nếu mẹ cảm thấy mệt có thể buổi đêm mẹ giãn cữ ra 4 tiếng. Không nên để sữa trong ngực quá 4 tiếng vì cơ thể sẽ hiểu bé không có nhu cầu sẽ giảm sản xuất sữa. Các cữ ban ngày mẹ nên điều chỉnh gần lại để đảm bảo 1 ngày có ít nhất 8 cữ hút.

Dưới đây là lịch hút sữa mẫu với tám lần hút trong 24 giờ. Lịch trình như thế này sẽ cung cấp cho bạn 3 tiếng rưỡi ngủ liên tục (từ khoảng 12:30 sáng đến 4 giờ sáng, sau khi bạn đã hút sữa xong) – giả sử con bạn cho phép bạn ngủ! Những khoảng thời gian này rõ ràng có thể được điều chỉnh theo cách mà bạn muốn:

7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều, 6 giờ chiều, 9 giờ tối, 12 giờ sáng, 4 giờ sáng.

Khi mẹ đã tuân thủ lịch kích sữa L3 mà vẫn chưa đủ sữa cho con, mẹ có thể tham khảo phương pháp kích sữa Power Pump. Mẹ có thể thay thế 1 cữ hút sữa bình thường bằng 1 cữ hút Power Pump và thực hiện trong một thời gian ngắn. Cách thực hiện chi tiết mẹ có thể tham khảo bài viết về phương pháp Power Pump trong bài viết sau: Cách kích sữa Power Pump.

Lịch hút sữa L2 là gì

Lịch hút sữa L4

 Khi lượng sữa của mẹ kích bằng lịch L3 đã ổn định (đủ nhu cầu của bé hoặc có dư) mẹ có thể nghĩ tới việc giãn cữ lên lịch hút sữa L4. Vì nếu tiếp tục duy trì L3 lượng sữa mẹ tiếp tục tăng khiến mẹ bị “quá tải sữa”, ngực thường xuyên căng tức khó chịu, tăng nguy cơ bị tắc tia sữa. Việc giãn cữ giúp mẹ duy trì được lượng sữa đã kích thành công ở lịch L3. Lịch hút sữa L4 được gọi là lịch “duy trì”.

Lưu ý: Đối với mẹ có thể trạng dễ bị tắc tia hoặc dễ bị giảm sữa khi lên lịch hút sữa mẹ có thể áp dụng lịch L3.5 trước khi lên L4. Mẹ sẽ theo dõi cơ thể và lượng sữa trong khoảng 1 tuần, nếu mọi việc ổn mẹ cứ tiếp tục.

Lịch hút Sữa L5, L6

Nhiều mẹ đã giãn cữ lên L4 nhận thấy lượng sữa vẫn ổn và mong muốn giãn cữ hút thêm. Mẹ nghĩ tới việc kéo dài khoảng cách giữa các cữ hút sữa lên đến 5, 6h để có thêm thời gian nghỉ ngơi hoặc chuẩn bị cho việc quay trở lại công việc. Lịch hút sữa L5, L6 có thể gây giảm sữa vì khi sữa để trong ngực quá 4h đồng hồ, khi đó cơ thể sẽ hiểu rằng bé không có nhu cầu nữa và sẽ tự động sẽ giảm việc sản xuất sữa. Đương nhiên có những mẹ tự kích thích phản xạ xuống sữa tốt nên dù có lên lịch hút sữa L5, L6 thì lượng sữa không bị giảm, nhưng trường hợp này không nhiều. Nếu vẫn muốn lên lịch L5, L6 mẹ có thể phải chấp nhận việc lượng sữa có thể giảm.

Mẹ có thể thử giãn cữ và theo dõi lượng sữa liên tục trong vòng 1 tuần. Nếu tổng lượng sữa thu về giảm đáng kể hoặc nếu mẹ thấy rằng để có được lượng sữa trong 1 cữ bằng với lịch cũ mẹ phải dành thời gian ngồi hút lâu hơn có thể lên đến 45-1h chẳng hạn thì đây đều là dấu hiệu cho thấy mẹ không phù hợp với lịch hút mới nên quay lại lịch L4.

Lưu ý: Khi lên lịch hút sữa L5, L6 mẹ nên lên từ từ để tránh bị tắc tia và giảm lượng sữa đột ngột. Mẹ không nên lên lịch quá nhanh, mỗi lịch hút sữa mẹ nên duy trì ít nhất là 1 tháng.

4. Có cần hút sữa đúng giờ và có cần hút sữa ban đêm?

Kích Sữa Cho Mẹ Ít Sữa Có Cần Hút Đúng Giờ Không?

Lịch hút sữa L2 là gì

Tất nhiên mẹ nên hút sữa đúng giờ sẽ giúp cơ thể điều tiết tốt hơn. Nhưng nhiều mẹ lại quá cứng ngắc, tự ép buộc mình phải hút sữa chính xác theo đúng giờ như lịch hút sữa. Điều này sẽ khiến các mẹ căng thẳng, nhất là khi các mẹ bận rộn chăm con chẳng hạn. Việc các mẹ quá căng thẳng do chăm chăm canh giờ hút sữa, khiến cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến hoocmon tạo sữa oxytocin. Và nó vô hình chung làm phản xạ xuống sữa xảy ra không hiệu quả từ đó lượng sữa hút ra cũng không tốt.

Vậy như thế nào là hút sữa đúng giờ?

 Mẹ nên tuân thủ lịch hút sữa với thời gian “cố định” nhưng không nên quá “cứng ngắc”. Điều này có nghĩa là mẹ không cần thiết phải hút sữa đúng chính xác khung giờ định sẵn. Mẹ có thể xê dịch giờ giấc hút sữa so với lịch dự kiến khoảng từ 15 đến 20 phút. Một lưu ý nhỏ cho các mẹ là không nến để ‘lố’ quá giờ hút sữa 30 phút.

Lưu ý tiếp theo là mẹ hãy nhớ phương châm“ thà sớm hơn muộn”. Trong trường hợp mẹ biết ngày hôm nay đến giờ đó mình có việc bận không hút đúng giờ được, mẹ có thể hút sớm hơn thời gian dự kiến là 30 phút. Mẹ ghi nhớ rằng hút sớm hơn không sao cả nhưng trễ cữ hút quá 30 phút dễ xảy ra nhiều vấn đề như tắc tia chẳng hạn.

Có cần hút sữa ban đêm không?

Lịch hút sữa L2 là gì

Bạn hãy thử tưởng tượng nếu em bé mới sinh của bạn đang bú mẹ trực tiếp và có những cữ bú cách nhau 2-3h, vậy buổi đêm con vẫn dậy để ăn và lúc đó bạn cũng phải sẵn sàng để phục vụ nhu cầu của bé. Việc bỏ những cữ bú đêm khiến cơ thể mẹ hiểu rằng em bé đã lớn, em bé ngủ xuyên đêm và không có nhu cầu ăn cữ đêm. Vì vậy cơ thể mẹ sẽ giảm sản xuất sữa, điều này sẽ làm lượng sữa giảm trầm trọng. Đây là lý do vì sao trong cách kích sữa cho mẹ ít sữa đúng, các mẹ không nên bỏ cữ hút sữa ban đêm.

Lý do thứ 2 để mẹ cần hút cữ sữa ban đêm là do khoảng thời gian từ đêm khuya đến rạng sáng là khoảng thời gian hoocmon prolactin (hoocmon tạo sữa) hoạt động mạnh mẽ nhất nên lượng sữa thu được ở những cữ này thường cao nhất trong ngày. Vì vậy bỏ qua cữ hút sữa ban đêm ngoài việc giảm lượng sữa còn có nguy cơ cao tắc tia do lượng sữa sản xuất ra nhiều mà bị ứ trong ngực quá lâu.

Nếu bạn đang mệt mỏi vì phải thức đêm để kích hút sữa và muốn giãn thời gian kích hút để được nghỉ ngơi nhiều hơn? Điều này hoàn toàn có thể được nhé. Nhưng bạn phải biết cách giãn cữ và giãn cữ như thế nào là phù hợp. Ví dụ bạn đang theo lịch kích sữa L3 nếu giãn cữ đêm thì không được giãn quá 4h. Nếu hiện tại đang theo lịch hút sữa L4, L5, L6 thì giãn cữ đêm không được quá 6h. Trong quá trình giãn cữ đêm nếu ngực quá căng tức khó chịu mà chưa đến giờ hút sữa có thể vắt tay bớt để tránh tắc tia.

5. Bí kíp hút sữa hiệu quả mang tên “Phản xạ xuống sữa”

Bí mật của việc hút sữa hiệu quả chính là việc bạn có tự kích thích được phản xạ xuống sữa tốt hay không? Phản xạ xuống sữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc tống lượng sữa từ sâu trong các nang sữa ra ngoài và từ đó làm trống tốt các nang sữa, giúp cơ thể tăng sản xuất sữa và lượng sữa thu về cũng được nhiều hơn. Nếu không có phản xạ xuống sữa chúng ta chỉ thu được sữa ở trong các ống dẫn sữa và lượng sữa này cũng không đáng kể, không có tác dụng kích sữa. Vậy làm sao để kích thích phản xạ xuống sữa tốt nhất?

Khi bé bú mẹ trực tiếp chúng ta sẽ thấy ban đầu bé sẽ mút rất nhanh với cơ chế khớp ngậm đúng lưỡi của bé sẽ vắt/hút đồng thời massage các dây thần kinh trên quầng vú. Nó sẽ kích thích hoocmon oxytocin tiết sữa ở các nang sữa, tạo ra lực ép tống đẩy sữa từ bên trong các nang sữa giúp sữa đổ về các ống dẫn sữa một cách ồ ạt. Vì thế khi bé bú mẹ phản xạ xuống sữa sẽ xảy ra một cách tự nhiên và chúng ta không cần làm gì cả.

Máy hút sữa mô phỏng cơ chế này bằng chế độ massage, nó sẽ có những nhịp hút/ nhả rất nhanh, nhẹ và êm. Tùy theo loại máy hút sữa mà chế độ massage này được kí hiệu khác nhau trên các nút chức năng.

Nhưng vấn đề ở đây là vì mô phỏng nên không phải lúc nào chế độ massage của máy cũng kích thích được tốt phản xạ xuống sữa. Vì vậy mẹ cần phải hỗ trợ thêm và tìm ra được cách kích thích nào là phù hợp với bản thân mình nhất.

Milena xin gợi ý vài cách kích thích phản xạ xuống sữa mà mẹ có thể dùng khi đang áp dụng cách kích sữa cho mẹ ít sữa bằng máy.

Lịch hút sữa L2 là gì

Nếu muốn tiện lợi và hiệu quả hơn, mẹ có thể tham khảo bộ đôi máy massage thông tắc tia và đệm chườm ấm Lavie Mom. Nó không chỉ giúp kích thích phản xạ xuống sữa tốt hơn mà còn hỗ trợ trong việc phòng ngừa tắc tia và đánh tan ngay khi xuất hiện điểm tắc. Bộ đội này đã được rất nhiều mẹ Hoa Kỳ lựa chọn mà bạn đồng hành trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình.

Lịch hút sữa L2 là gì

Mẹ có thể tham khảo sâu hơn về Phản xạ xuống sữa và các cách kích thích phản xạ xuống sữa trong bài viết sau: “Cách kích sữa cho mẹ ít sữa bằng cách tăng phản xạ xuống sữa – dành cho mẹ hút sữa”.

Kích sữa cho mẹ ít sữa là một hành trình cần rất nhiều niềm tin và sự kiên trì. Tuy nhiên nó hoàn toàn khả thi bạn nhé. Nếu bạn chưa biết bắt đầu hành trình này như thế nào hoặc đang gặp khó khăn khi kích sữa hãy liên hệ với đội ngũ Milena Mẹ sữa hạnh phúc để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể và để trở thành “mẹ sữa hạnh phúc” thực sự nhé.

—–

Lê Phan Minh Thư – Tư vấn sữa mẹ