Lịch sử đảng cộng sản việt nam tiếng anh là gì

Đảng cộng sản Việt Nam là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Hoàn cảnh ra đời của Đảng? Ý nghĩa sự ra đời của Đảng? Tính tất yếu ra đời Đảng Cộng sản?

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền ở nước ta. Đảng thực hiện chứng năng lãnh đạo và thống nhất dân tộc ta. Từ trong thời chiến hay trong thời bình, Đảng vẫn mang đến giá trị ý nghĩa về lãnh đạo, tìm kiếm lợi ích cho phát triển đất nước. Trong hoạt động đất nước, Đây là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Các tư tưởng của Đảng được xây dựng trong ý nghĩa xây dựng, phát triển và vì lợi ích chung của đất nước. Cùng tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời cũng như ý nghĩa tổ chức hỏa động Đảng.

Lịch sử đảng cộng sản việt nam tiếng anh là gì

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
    • 1.1 1.1. Hoàn cảnh trong nước:
    • 1.2 1.2. Hoàn cảnh thế giới:
  • 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh:
  • 3 3. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng:
  • 4 4. Tính tất yếu ra đời Đảng Cộng sản:

1. Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:

Đảng ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, thể hiện các mục tiêu lãnh đạo giải phóng đất nước. Đây là nhiệm vụ, mục tiêu trong tìm kiếm độc lập dân tộc.

1.1. Hoàn cảnh trong nước:

– Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Cụ thể:

+ Về Kinh tế:

Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo. Do đó mà đời sống của người dân vô cùng khổ cực và tăm tối.

+ Chúng cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ra sức vơ vét tài nguyên.

+ Xác định nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý. Chúng dồn nhân dân ta vào phục vụ sản xuất, khai thác và bóc lột sức lao động.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

+ Về Chính trị:

Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, quản lý và quyết định các chính sách quản lý nước ta. Chúng tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình. Do đó mà nước ta không có sự lãnh đạo, quản lý từ lực lượng trong nước.

Chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người dân. Tất cả các cuộc đấu tranh mang tính nhỏ lẻ đều nhanh chóng bị dập tắt. Mọi quyền tự do của con người, của cá nhân đều bị cấm.

Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương. Chia Việt Nam thành ba kỳ, gồm có Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

+ Về Văn hóa:

– Thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

– Chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên Thế giới.

Xem thêm: Mẫu đơn và thủ tục xin ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam năm 2022

– Khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam.

– Dung tính, duy trì các hủ tục lạc hậu.

– Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân:

Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng nhỏ lẻ. Do đó đều bị thất bại, bị dập tắt nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về tính mạnh. Xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng.

+ Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến:

Nhiều phong trào nổ ra, trong đó:

– Phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896);

– Phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi.

Xem thêm: Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng cộng sản Việt Nam (Mẫu 3-KNĐ) mới nhất năm 2022

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

Các phong trào do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc.

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị tất bại,…

Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

1.2. Hoàn cảnh thế giới:

– Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Các nước tư bản đế quốc thực hiện đồng thời các chế độ áp bức:

– Vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước.

– Vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.

Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Khi các quyền lợi và sự tự do, dân chủ bị kìm chặt, đến giới hạn chịu đựng của người dân. Những cuộc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. Từ đó mang đến nhận thức dân tộc sâu sắc và kinh nghiệm đấu tranh.

– Quốc tế Cộng sản ra đời:

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản vào tháng 03/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Mang đến nhận thức và bài học quý báu cho nhân dân lao động, người dân bị áp bức.

Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ủng hộ về tinh thần, mang đến sức mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Cách mạng Tháng Mười Nga dành thắng lợi:

Cách mạng Tháng Mười Nga dành được thắng lợi vào năm 1917. Chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực. Qua đó mở ra một thời đại mới, thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Càng thúc đẩy tinh thần, tăng cường sức mạnh cho dân tộc ta.

2. Thuật ngữ tiếng Anh:

Đảng Cộng sản Việt Nam tiếng Anh là Communist Party of Vietnam.

Hoàn cảnh ra đời của Đảng tiếng Anh là Circumstances of birth of the Party.

3. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng:

– Hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất:

Có nhiều Đảng ra đời trước nhưng không mang đến sức mạnh thống nhất chung. Do đó, Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng lãnh đạo theo một đường lối chính trị đúng đắn.

Các hoạt động tổ chức lãnh đạo của Đảng tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước. Qua đó mở ra thời kỳ mới trong giai đoạn kháng chiến, thể hiện tư tưởng chung. Đảng lãnh đạo hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

– Đảng ra đời là một tất yếu khách quan:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Dựa trên thực tế tình hình đất nước, khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Phải có đấu tranh thông qua sức mạnh tập thể và sự đoàn kết của các tầng lớp.

Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại.

+ Mang đến một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

+ Đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

– Mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên được xây dựng. Thể hiện các ý nghĩa tập hợp lực lượng, có tính quy mô và tổ chức chuyên nghiệp. Đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời:

+ Đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam;

+ Đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử.

+ Trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

Tất cả đều hướng đến lý tưởng chung của dân tộc trong dành lại độc lập, chủ quyền dân tộc.

– Thể hiện bước ngoặt mới, quan trọng cho cách mạng Việt Nam:

– Quyết định sự phát triển của dân tộc.

– Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Bởi tính chất lãnh đạo nay có chuyên môn hơn, có sức mạnh hơn. Bộ máy lãnh đạo của tổ chức Đảng thể hiện sự nhiệt huyết, tài giỏi.

Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước. Thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm cũng như mục tiêu dành độc lập của toàn dân tộc. Cũng như sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.

– Thể hiện thành quả đấu tranh:

Đảng ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Thông qua các phong trào và tư tưởng tiến bộ trên thế giới để có được các kinh nghiệm quý báu. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.

– Đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới:

– Đảng ra đời, chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. Đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, sự ủng hộ dành cho tinh thần dân tộc, cho sự độc lập và tự do của một quốc gia. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang.

– Đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới. Mang đến kinh nghiệm, thành quả to lớn đóng góp cho cách mạnh của các dân tộc còn đang là thuộc địa.

4. Tính tất yếu ra đời Đảng Cộng sản:

Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. Giai cấp này làm chủ, mang đến sức mạnh và sự quyết tâm to lớn nhất. Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân. V. I. Lênin chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Từ đó mang đến sức mạnh, lực lượng để tập hợp, xây dựng tổ chức chung lãnh đạo quần chúng nhân dân.

Ngoài ra, còn có thêm sức mạnh của phong trào yêu nước, đấu tranh dành độc lập dân tộc.

Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác. Bởi việc xây dựng, tổ chức Đảng quy củ và chặt chẽ hơn. Cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản cho phép chuyển sang cuộc đấu tranh chính trị nhằm lật đổ giai cấp tư sản, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Thay vào đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Các tồn tại của chế độ cũ cần được loại bỏ để mang đến tiến bộ mới, nhận thức mới. Cũng như mở ra phong trào, mở ra sức mạnh mới trong quản lý thống nhất đất nước.