Liên kết gen là gì lớp 9

Tài liệu Liên kết gen là gì? Ý nghĩa của liên kết gen Sinh học lớp 12 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Liên kết gen từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Sinh học lớp 12.

Liên kết gen là gì lớp 9

   1. Thí nghiệm của Moocgan

    - Moocgan cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài.

    - Lai phân tích ruồi đực F1, thu được thế hệ sau phân li theo tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

    - Sơ đồ lai

    - Như vậy, thân xám và cánh dài cũng như thân đen cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau.

    - Hiện tượng này được giải thích bằng sự liên kết các gen quy định tính trạng ở trên cùng NST đề cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh

Liên kết gen là gì lớp 9

   2. Ý nghĩa

    - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

    - Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp.

    - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những tính trạng tốt đi kèm với nhau.

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Sau đây là đáp án chính xác và giải thích dễ hiểu cho câu hỏi: “Di truyền liên kết là gì? (Sinh học 9)” cùng với những kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn

Câu hỏi: Di truyền liên kết là gì? (Sinh học 9)

Trả lời:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Di truyền liên kết là gì?

- Di truyền liên kết(Genetic linkage) là hiện tượng một nhóm trình tự gen cùng nằm trênnhiễm sắc thể(NST) và được di truyền cùng nhau trong quá trìnhgiảm phâncủasinh sản hữu tính. Hai gen cùng nằm trên NST có locus càng gần nhau thì càng khó hoán đổi vị trí cho nhau trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (cromatit) không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I. Trong khi đó, hai gen cùng nằm trên NST có locus càng xa nhau thì càng dễ dàng hoán đổi vị trí cho nhau. Ta gọi hai gen cùng nằm trên một NST là hai gen liên kết.

- Liên kết gen là trường hợp ngoại lệ đặc biệt tiêu biểu choquy luật phân lycủa Mendel. Mặc dù vậy, sự ra đời của khái niệm "liên kết gen" không hề chống lại quy luật phân li của Mendel mà trái lại bổ sung, lấp đầy những khoảng trống của di truyền Mendel.

2. Thí nghiệm của Moocgan

a. Đối tượng thí nghiệm của Moocgan là ruồi giấm.

Mocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì: Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm

+ Đẻ nhiều

+ Vòng đời ngắn

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát

+ Số lượng NST ít (2n = 8)

b. Thí nghiệm của Mocgan

+ Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài × thân đen, cánh cụt

+ F1: 100% thân xám, cánh dài

+ Lai phân tích: đực F1 × cái đen, cụt

→Thu được các thế hệ sau tỷ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen).

Vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ do một loại giao tử (bv) → ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử (BV, bv). Do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinhhiện tượng di truyền liên kết.

→Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

3. Sự tái tổ hợp của các gen liên kết

- Điều cần thiết là phải hiểu tái tổ hợp tương đồng để hiểu các loại di truyền liên kết. Bây giờ chúng ta biết rằng các nhiễm sắc thể được cắt ở những nơi ngẫu nhiên trong quá trình tái tổ hợp tương đồng, chúng ta có thể thấy các gen liên kết được di truyền với nhau như thế nào. Hãy lấy một ví dụ thực tế để hiểu rõ hơn về nó: tàn nhang và tóc đỏ.

- Nó rất phổ biến để tìm những người có tàn nhang và tóc đỏ. Trong thực tế, điều này xảy ra cách thường xuyên hơn, nếu không, nhiều người tóc vàng hoặc tóc nâu sẽ có tàn nhang thường xuyên hơn và người tóc đỏ sẽ ít có tàn nhang. Điều này xảy ra bởi vì các gen mã hóa tàn nhang và các gen mã hóa cho tóc đỏ nằm sát nhau trên cùng một nhiễm sắc thể. Khi tái tổ hợp tương đồng xảy ra, rất khó có khả năng DNA sẽ bị cắt ở giữa hai gen. Mặc dù sự tái tổ hợp tương đồng xảy ra nhiều lần, hai tính năng này được di truyền cùng nhau hầu hết thời gian vì khả năng mã hóa DNA của hai gen này bị tách ra rất thấp, do đó dẫn đến việc các gen được di truyền cùng nhau hầu hết thời gian.

>>> Xem thêm: Thế nào là nhóm gen liên kết

4. Ý nghĩa của di truyền liên kết.

- Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiểu gen.

- Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ờ mồi loài thường ứng với sô NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ: ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.

- Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiểu biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ: trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hình khác P.

- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bới các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

Lý thuyết Di truyền liên kết Sinh học 9 đầy đủ, hay nhất

Di truyền liên kết

I. THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN

1. Đối tượng thí nghiệm của Moocgan là ruồi giấm.

Mocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì: Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm

+ Đẻ nhiều

+ Vòng đời ngắn

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát

+ Số lượng NST ít (2n = 8)

+ Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài × thân đen, cánh cụt

+ F1: 100% thân xám, cánh dài

+ Lai phân tích: đực F1 × cái đen, cụt

→ Thu được các thế hệ sau tỷ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen).

Vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ do một loại giao tử (bv) → ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử (BV, bv). Do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh hiện tượng di truyền liên kết.

→ Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết → số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số NST trong bộ đơn bội.

VD: ở người có 23 nhóm gen liên kết ứng với n = 23, ruồi giấm có 4 nhóm liên kết ứng với n = 4.

II. Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT

- Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.

- Bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen → hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

- Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Ý nghĩa của di truyền liên kết. Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiểu gen.

Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ờ mồi loài thường ứng với sô NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ: ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.

Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiểu biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ: trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hình khác P.

Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bới các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Sơ đồ tư duy di truyền liên kết:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay