Loẹt xoẹt nghĩa là gì

Hôm nay, YDNHH đã gặp một trường hợp bệnh nhân đặc biệt. Chị mới sinh con, cũng như bao bà mẹ khác, chị khao khát muốn có nhiều sữa cho con bú. Đây cũng chính là khoảng thời gian quan trọng nhất để gắn bó tình mẫu tử ruột thịt. Tất nhiên, như mọi khi mình đã giới thiệu ngay tới chị sản phẩm "Chè lợi sữa" gia truyền của Nhà Thuốc. Nhưng rồi chị lại phản hồi, con chị bị đi ngoài phân xòe xoẹt không biết có nên tiếp tục uống thuốc lợi sữa được hay không? Cần phải chú ý những gì?

Câu trả lời của YDNHH:

1. "Chè lợi sữa" là một sản phẩm đông y gia truyền của YDNHH

Thành phần của "Chè lợi sữa": Đẳng sâm; Thông thảo; Ý dĩ; Cát cánh; Mạch môn; Ích mẫu; Cam thảo...

Tác dụng đặc biệt: Lợi sữa, giúp cho tuyến sữa của mẹ tiết ra nhiều sữa hơn, kèm theo những vị thuốc bổ khí huyết, có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con. Nhất là tác dụng phòng các bệnh sau khi sinh của mẹ. 

Cách sử dụng và hạn sử dụng đã được công bố trên sản phẩm.

Bên cạnh đó, nếu có thời gian thì mẹ nên kết hợp với châm cứu, maxa thì có kết quả tốt hơn.

2. Trường hợp mẹ uống thuốc lợi sữa, con đi phân xòe xoẹt thì có tiếp tục uống thuốc được hay không?

Loẹt xoẹt nghĩa là gì

Các mẹ thân mến! Thuốc đông y không có chứa tiềm ẩn tác dụng phụ như thuốc Tây y, nên các mẹ có uống tiếp cũng không vấn đề gì. Điều mẹ cần quan tâm là chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn uống của mẹ có ảnh hưởng đến con qua sữa bú. Thuốc lợi sữa chỉ có tác dụng cho mẹ tiết sữa nhiều, và đều chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa.

Nếu con đi phân xòe xoẹt thì có thể do mẹ lạnh bụng nên khi bé bú sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Mẹ nên thêm từ 2~3 lát gừng vào chè cùng sắc uống.

Nếu phân con lăn tăn bọt thì mẹ nên ăn thêm bột sắn, lúc nào cũng được.

Hy vọng, câu trả lời này của YDNHH sẽ thật sự hữu ích với các mẹ!

Các mẹ có thể đặt thêm nhiều câu hỏi cho YDNHH trên website: yduocnhh.net hoặc trên facebook: Y Dược Nguyễn Hữu Hách 96 Mê Linh Hải Phòng.

Hotline tư vấn và chăm sóc khách hàng miễn phí: 01239.968.864. YDuocNHH rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách!

Bé xì xoẹt ngày 6-7 lần, đi ngoài ra toàn bọt, hoa cà hoa cải, “đánh hơi” cũng ra kèm chút nước vàng… khiến các bà mẹ lo cuống, cho con uống đủ loại men, thậm chí cả kháng sinh, thuốc cam vẫn không hiệu quả, rồi gây ngộ độc nguy kịch.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, câu hỏi ông nhận được nhiều nhất ở các bà mẹ vừa sinh con là: “Vì sao bé lại đi ngoài hoa cà hoa cải, xì xoẹt 5 - 7 lần ngày”, “Bé đi ngoài toàn bọt, có phải sữa mẹ nóng không”, “Bé đánh hơi cũng ra nước vàng, tè cũng ra tí ở hậu môn”, “Sao dùng men tiêu hóa, thậm chí kháng sinh rồi mà con vẫn không khỏi”…

Theo BS Dũng, sự băn khoăn của các bà mẹ là dễ hiểu bởi trong suy nghĩ của họ, trẻ như vậy là bị đi ngoài và cần điều trị.

“Nói theo sách vở, người lớn, trẻ lớn bình thường ngày đi đại tiện một lần và cho là tiêu chảy nếu đi ngoài đi từ 3 lần trở lên trong một ngày. Nhưng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hoàn toàn khác, áp theo định nghĩa này sẽ hoàn toàn sai. Đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang bú mẹ lại càng không đúng.

Ở nhóm trẻ đang bú mẹ này, không ăn thêm thức ăn nào khác thì có cháu đi một ngày 5-7 lần, phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cải, bọt cũng hoàn toàn bình thường, không phải bị tiêu chảy”, TS Dũng khẳng định.

TS Dũng cho biết, ở mỗi trẻ có tần số đi ngoài khác nhau, có trẻ 1 lần/ngày, trẻ 3 – 4 lần, có trẻ 5 – 7 lần nhưng nếu trẻ không sốt, bú bình thường, ngủ bình thường, vẫn lên cân thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm, không cần can thiệp xét nghiệm, không cần uống men tiêu hóa mà chính đường tiêu hóa của trẻ sẽ tự điều chỉnh dần. Bởi việc uống men, kháng sinh, hay thuốc cam như dân gian hay dùng vẫn không thể giảm được số lần đi ngoài của trẻ.

TS Dũng dẫn chứng một trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi Nguyễn Duy Anh (Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đang điều trị tại khoa vì ngộ độc chì. Trước đó, sau sinh bé có hiện tượng đi ngoài bọt liên tục 5 – 6 lần/ngày nên mẹ bé đã mua men tiêu hóa cho con uống liền trong 10 ngày nhưng bé vẫn đi ngoài bọt với số lần như trên, không hề giảm. Tiếp đó, mẹ bé mua thuốc cam, pha nước cho con uống, mẹ ăn bã để chữa đi ngoài, nhưng sau ba ngày dùng thuốc tình trạng đi ngoài bọt của bé vẫn giữ nguyên.

“Điều đó chứng tỏ mọi cố gắng can thiệp vào sinh lý bình thường của trẻ là không cần thiết và không hiệu quả. Chúng ta không thể dùng men tiêu hóa, kháng sinh, thuốc cam… để “chỉnh” cho bé thay vì đi ngoài xì xoẹt ngày 5 – 7 lần xuống còn 1 – 2 lần.

Điều đó là không cần thiết vì đó là sinh lý bình thường của trẻ, trẻ vẫn ăn, vẫn lớn. Còn can thiệp vừa không hiệu quả vừa gây hậu quả cho bé, khiến bé từ đứa trẻ bình thường, lành lặn, khỏe mạnh trở thành đứa trẻ ốm yếu, có nguy cơ ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ như bệnh nhi trên bởi mẹ cho bé uống thuốc cam và bị ngộ độc chì”, TS Dũng nói.

TS Dũng cũng thẳng thắn thừa nhận, không chỉ các bà mẹ hiểu không đúng về hiện tượng đi ngoài nhiều của trẻ, nghĩ rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà nhiều bác sĩ cũng có sự nhầm lẫn này. Bởi hiện nay, các bác sĩ nhi không được đào tạo từ đầu chí cuối như trước mà đa phần từ đa khoa chuyển sang học thêm nhi. Từ đó, các em vẫn mang những kiến thức của đa khoa sang, nguy hiểm vì khám trẻ như khám cho người lớn, trong khi trẻ không phải là người lớn thu nhỏ.

Thêm loạn khuẩn đường ruột vì thuốc

Vì hiểu sai về tiêu chảy, rối loạn ở trẻ em, nhiều người mang phân con đi xét nghiệm để rồi hoảng hồn cầm trên tay kết quả xét nghiệm có dương tính với nấm, chắc mẩm con mình bị tiêu chảy do nấm và uống kháng sinh.

“Phải hiểu rằng, trong phân luôn có nấm, vấn đề là xác định nấm đó có gây bệnh không, nếu không mà cứ cho thuốc chống nấm thì rất nguy hiểm vì đây là sinh lý bình thường của trẻ bú mẹ. Mà để xác định nấm đó có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng của con, người bác sĩ không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm mà phải khám tổng thể đứa trẻ, xem trẻ có ăn, ngủ, lớn bình thường không rồi mới quyết định. Các bà mẹ không hiểu bản chất cứ thấy nấm rồi vội chữa là hoàn toàn sai. Càng uống nhiều loại thuốc càng hại người, cả men, kháng sinh khi uống không đúng chỉ định đều gây loạn khuẩn đường ruột”, TS Dũng nói.

Hay như với nhiều người, sau khi dùng tây y không đỡ thì chuyển sang Đông y, sử dụng thuốc cam mà không biết nó có chứa chì hay không, nhiều trường hợp trong số đó, tiền mất và mang lại tật cho con vì ngộ độc chì.

Vì thế, khi con có những dấu hiệu đường tiêu hóa trên hay bất cứ các dấu hiệu gì khác mà người mẹ cảm thấy không bình thường, bất an hãy nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ là người phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán trẻ bị bệnh hay chỉ là sinh lý bình thường, tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc cho trẻ, tránh dẫn đến tiền thì mất, tật mang thêm.