Lỗi đè vạch liền ô tô

Khái niệm về lỗi đè vạch

Lỗi đè vạch đang khá phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hiển

Lỗi đè vạch là lỗi được xác định khi bánh xe đè lên hoặc lấn lên các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua theo quy định của Pháp luật.

Theo tin tức pháp luật, tại Việt Nam hiện nay có một số loại vạch kẻ đường phổ biến được quy định rõ tại Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT. Ý nghĩa và cách sử dụng của từng loại vạch như sau:

Loại vạch Ý nghĩa
 Vạch đơn, nét đứt Phân chia hai chiều xe chạy. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
Vạch đơn, nét liền Phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn và không được đè lên vạch.
Vạch đôi song song, liền nét Phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được đè lên vạch và không được lấn làn. Đây là loại vạch dành cho đường có nhiều hơn 4 làn xe cơ giới.
Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét Sử dụng trên đường có nhiều hơn 2 làn xe nhằm phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều.
Dạng vạch đơn, đứt nét Phân chia các làn xe cùng chiều. Xe được phép chuyển làn đường qua vạch.
Dạng vạch đơn, liền nét Phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn/sử dụng làn khác, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Dạng một vạch liền, một vạch đứt nét Được phép cắt qua vạch đối với xe trên làn đường tiếp giáp trong trường hợp cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được đè vạch hoặc lấn làn.
Dạng liền nét, màu trắng Được phép đè lên vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ.

Mức phạt đè vạch đối với ô tô mới nhất 2022

Mức phạt đè vạch đối với ô tô tăng đáng kể trong năm 2022. Ảnh: VOV

Lỗi đè vạch thuộc hành vi vi phạm “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Mức phạt đối với lỗi vi phạm này như sau:

Lỗi Mức phạt
Đè vạch liền đường hai chiều 300.000 - 400.000 đồng
Đè vạch liền trên cầu
Đè vạch xương cá
Đè vạch khi dừng đèn đỏ
Đè vạch dành cho người đi bộ, đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước 400.000 - 600.000 đồng
Đè vạch gây tai nạn Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng theo Điểm c khoản 11 Điều 5.

Như vậy, mức phạt đối với lỗi đè vạch đã tăng từ 100.000 đồng trong năm 2022. Do đó, khi dừng hoặc đỗ xe, người tham gia giao thông nên chú ý đến các biển báo, vạch kẻ đường cũng như dải phân cách để chọn vị trí dừng, đỗ phù hợp, vừa đảm bảo đúng quy định, tránh gây mất an toàn giao thông vừa không dính xử phạt tài chính, thậm chí là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

  • 1. Lỗi đè vạch là gì?
  • 2. Phân loại vạch kẻ đường phổ biến
    • 2.1 Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều
    • 2.2 Vạch kẻ đường phân chia làn xe cùng chiều
    • 2.3 Vạch kẻ đường giới hạn mép phần đường xe chạy
  • 3. Lỗi đè vạch theo quy định 2022 phạt bao nhiêu tiền?
    • 3.1. Lỗi đè vạch liền đường hai chiều
    • 3.2. Lỗi đè vạch liền trên cầu
    • 3.3. Lỗi đè vạch xương cá
    • 3.4. Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ

Vạch kẻ đường nằm trong hệ thống chỉ dẫn đường bộ mà các tài xế cần tuân thủ đúng khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, lỗi đè vạchlại là một trong những lỗi vi phạm phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các tài xế không nắm rõ luật. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về lỗi đèn vạch cũng như mức xử phạt theo quy định mới nhất 2022 ngay sau đây nhé.

1. Lỗi đè vạch là gì?

Lỗi đè vạch là gì

Lỗi đè vạch là lỗi được xác định khi người tham gia giao thông di chuyển mà bánh xe đi lấn vào những vạch kẻ đường không được phép phương tiện cắt qua. Mỗi một vạch kẻ đường sẽ có những quy định riêng về các loại phương tiện được phép di chuyển. Cụ thể, hiện có các nhóm vạch kẻ đường như sau:

  • Vạch dọc đường
  • Vạch cấm dừng xe trên đường
  • Vạch ngang đường

2. Phân loại vạch kẻ đường phổ biến

Để chấp hành đúng quy định về vạch kẻ đường khi tham gia giao thông các bạn cần hiểu rõ về ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường hiện nay. Cụ thể theo Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT có quy định như sau:

2.1 Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều

Đây là nhóm vạch kẻ đường phổ biến, bắt gặp dễ dàng trên mọi con đường tại Việt Nam. Đặc điểm nhận dạng của loại vạch này là có màu vàng. Vạch dùng để phân chia những chiếc xe 2 chiều có hướng chạy ngược chiều nhau. Cụ thể nhóm vạch kẻ đường này có các loại như:

Loại vạch

Ý nghĩa

Vạch đơn, nét đứt

Đây là vạch kẻ đường phân chia 2 chiều xe chạy. Cho phép xe có thể cắt qua để đi chiều ngược lại

Vạch đơn, nét liền

Đây là vạch kẻ đường phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Phương tiện không được lấn làn hay đè lên vạch kẻ đường

Vạch đôi song song, liền nét

Đây là vạch kẻ đường phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều dành cho đường > 4 làn xe cơ giới. Phương tiện không được lấn làn hay đè lên vạch kẻ đường

Vạch đôi song song, một nét, một đứt

Đây là vạch kẻ đường phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều dành cho đường > 2 làn xe. Phương tiện được phép cắt qua với làn tiếp giáp vạch đứt nét. Và không được lấn làn hay đè lên vạch tiếp giáp với vạch liền nét

2.2 Vạch kẻ đường phân chia làn xe cùng chiều

Vạch kẻ đường phân chia làn xe cùng chiều

Tiếp theo là nhóm vạch kẻ đường dùng để phân chia làn đường dành cho các xe chạy cùng chiều. Vạch kẻ đường loại này sẽ có màu trắng với nhiều hình dạng khác nhau. Cụ thể như sau:

Loại vạch

Ý nghĩa

Vạch đơn, đứt nét

Đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Phương tiện được phép chuyển làn qua vạch

Vạch đơn, liền nét

Đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên phương tiện không được chuyển làn, lấn làn hay đè lên vạch

1 vạch liền, 1t vạch đứt nét

Vạch kẻ đường này cho phép phương tiện cắt qua vạch với làn đường tiếp giáp nét đứt. Còn trên làn tiếp giáp vạch nét liền thì không được lấn lần

2.3 Vạch kẻ đường giới hạn mép phần đường xe chạy

Đây là nhóm vạch kẻ đường dùng để phân chia làn đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Vạch kẻ đường này có màu trắng, liền nét nằm ở mép phần đường xe chạy. Khi gặp vạch kẻ đường này phương tiện giao thông được phép đè lên vạch nhưng bắt buộc phải nhường đường cho xe thô sơ.

3. Lỗi đè vạch theo quy định 2022 phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt lỗi đè vạch

Theo quy định của pháp luật, người tham gia giao thông khi đi đè lên vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt. Quy định về mức phạt lỗi đè vạch mới nhất 2022 tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

3.1. Lỗi đè vạch liền đường hai chiều

Nếu các bạn vi phạm về lỗi đè vạch liền đường 2 chiều thì sẽ bị xử phạt theo Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

+ Xe máy và ô tô sẽ bị xử phạt hành chính số tiền là 200.000 – 400.000VNĐ.

3.2. Lỗi đè vạch liền trên cầu

Nếu đè vạch liền trên cầu thì mức xử phạt sẽ là:

+ Với phương tiện tham gia giao thông là xe máy thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền là 100.000 – 200.000 đồng.

+ Lỗi đè vạch ô tô thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền là 200.000 – 400.000 đồng.

3.3. Lỗi đè vạch xương cá

Vạch xương cá là vạch kẻ đường dùng để kênh hóa các dòng xe di chuyển. Khi đè lên vạch kẻ đường này các phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

+ Đối với phương tiện là xe ô tô sẽ bị xử phạt hành chính số tiền là từ 200.000 đồng – 400.000 đồng

+ Lỗi đè vạch xe máy, máy kéo trong trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính số tiền là từ 100.000 – 200.000 đồng

+ Đối với phương tiện là xe đạp, xe đạp điện thì sẽ bị xử phạt số tiền từ 80.000 đồng – 100.000 đồng

3.4. Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ

Trước đèn tín hiệu giao thông sẽ có các vạch kẻ đường màu trắng. Nếu khi dừng đèn đỏ người tham gia giao thông đè lên vạch đó sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

+ Đối với phương tiện là ô tô sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

+ Đối với phương tiện là xe máy, xe gắn máy sẽ bị xử phạt số tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Lỗi đè vạch là lỗi phổ biến và dễ mắc phải nhất khi tham gia giao thông. Do đó để tránh mất tiền oan các bạn nên tìm hiểu và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích.

Tôi là Trần Thị Khánh Tâm. Có đam mê với các sản phẩm và thiết bị ô tô thông minh nên đang tập trung phát triển sự nghiệp về lĩnh vực này. Hiện nay đang làm việc tại công ty phân phối độc quyền các sản phẩm nhãn hiệu ZESTECH của công ty Shenzhen Zest Technology CoLtd – một trong những công ty hàng đầu về sản xuất sản phẩm điện tử tiện ích ô tô tại Trung Quốc. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực ô tô. Mong nó đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.

Chủ đề