Lừa đảo 100 triệu đi tù bao nhiêu năm

Câu hỏi:

Xin chào. Tôi là sinh viên ra trường nhưng chưa xin được việc làm. Tình cờ có một ngươi bạn giới thiệu cho tôi là có môt người có thể chạy vào công chức nhà nước. Sau đó tôi đã gặp và trao đổi thì người ta ra giá 120 triệu đồng để chạy vào công chưc nhà nước. Tôi đã đưa đủ số tiền trên nhưng từ đó tới nay đã hơn một năm trôi qua người đó cứ hẹn tháng này qua tháng khác. Sau một thời gian tìm hiểu tôi mới biết là mình đã bị lừa. (Sau đó tôi cũng được biết không chỉ một mình tôi mà còn rất nhiều người khác nữa cũng bị lừa như tôi cách giải quyết). Vậy tôi đề nghị Hội Luât gia hãy tư vấn cho tôi. (Trần Minh Trọng - )

Trả lời:

Với câu hỏi của Trần Minh Trọng, Luật gia có ý kiến như sau:

Trong việc này nếu có các bằng chứng chứng minh việc đưa và nhận tiền của người đó thì đã có dấu hiệu của tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ Luật Hình sự. (Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó).

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 500 nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500 nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, Bạn và những người khác có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người mà đã nhận tiền của Bạn với cơ quan công an  nơi bạn cư trú. Sau khi xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan công an tiếp nhận tố cáo sẽ làm thủ tục chuyển đến cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án theo quy định của pháp luật ./.

Luật gia Đàm Thanh Tuấn

Chú ý: Phần trả lời nói trên có tính chất tham khảo

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm pháp luật theo đó người thực hiện hành vi vi phạm bằng thủ đoạn đưa ra các thông tin gian dối để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho họ.

1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự

Trong số các tội phạm được quy định trong nhóm tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự thì các hành vi phạm tội liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang ngày càng phổ biến. Đặc biệt, trong tình trạng mạng xã hội, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì hành vi lừa dảo chiếm đoạt tài sản lại càng gia tăng với những hình thức và thủ đoạn tinh vi gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình phát hiện và xử lý.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ biến trên thực tế nhưng không phải trường hợp nào người bị hại cũng có thể xác định được đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hoặc khi đã rơi vào trường hợp bị lừa đảo người bị hại thường hoang mang và không biết nên xử lý như thế nào? Để được tư vấn cụ thể liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được chúng tôi giải đáp các vướng mắc liên quan đến trường hợp cụ thể của mình theo quy định pháp luật.

2. Mức hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Câu hỏi: Cho tôi hỏi tình huống nếu A 22 tuổi, đánh cắp tài khoản Facebook sau đó lừa người quen của họ chuyển tiền và lừa đảo chiếm đoạt là 50 triệu đồng và để tiêu xài. Vậy nên cho tôi hỏi với tội danh trên thì A sẽ chịu ÁN PHẠT NÀO ? Bồi Thường bao nhiêu? Và có đi cải tạo hay không? Nếu có thì thời gian bao lâu ? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

…”.

Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

…”.

Căn cứ vào quy định trên, em bạn đã trên 16 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 50 triệu đồng, đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, căn cứ vào tình tiết vụ án và kết quả của cơ quan điều tra, em bạn có thể bị xem xét hành vi phạm tội có tổ chức. Nếu có kết luận hành vi phạm tổ chức, em bạn có thể bị phạt lên đến 7 năm tù.

Tuy nhiên, đây chỉ mức định khung em bạn có thể phải chịu, còn mức án cụ thể với hành vi của em bạn phụ thuộc vào bản án của Tòa án nhân dân. Tòa sẽ căn cứ vào yếu tố nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của em bạn để ra phán quyết cuối cùng.

Luật sư tư vấn về việc xác định hành vi của người chiếm đoạt tài sản với giá trị 100 triệu đồng có phạm tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản không. Cụ thể như sau:


Thưa hội luật sư. cách đây hơn môt năm vào ngày 10/4/2016 al, tôi có nhờ một người bạn chơi hộ cho tôi một cái hụi mối tháng tôi đưa cho họ số tiền là 5.000.000đ, chơi trong 16 tháng theo đúng quy định thì ngày 10/7/2017 al. là ngày tôi được nhận lại tổng số tien là 96trieu, đúng ngày tôi đến lấy thì người ta lấy đủ mọi lý do để trì hoãn việc tra tiền cho tôi, khi tôi biết mình bị lừa, tôi đã nói mọi cách để mong họ tra lại cho tôi nhưng họ lại lý cùn với tôi là có đánh chết họ ho cũng ko tra cho tôi, tôi về hỏi ý kiến người quen thi mọi người nói tôi nên gặp lại nó và thoả thuận lại với nó ngày trả và kèm theo là viết giấy vay tiền của tôi từ khi nào và bắt nguồn từ đâu. rồi hẹn chính xác ngày trả, nêu đến ngày trả mà họ không tra thi tôi có quyền sử phạt họ theo quy định đưa ra. Vậy nay tôi xin hỏi với số tiền gần 100trieu đó và với tờ giấy họ viết cho tôi va thái độ họ chốn nợ của tôi như vậy,tôi có được phép ghép họ vào tôi cố tình lừa đạo chiếm đoạt tài sản như ở điều 139, ở câu Đ và E không ạ. Vì tôi là người khuyết tận nên với tôi việc đi lại theo đuổi họ để đòi nợ là rất khó khăn, tôi ngồi xe lăn nên không thể ngày nào cũng chạy theo họ được. Kính mong nhận được sự hồi hâm dúp đớ của văn phòng và đoàn luật sư.

Trả lời tư vấn: Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 2009 quy định: 

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm”

Để xác định “bạn của bạn” có phạm tội “Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 BLHS 2009”. Phải xem xét hành vi thực hiện có đáp ứng đủ các dấu hiệu thảo mãn cấu thành tội này không.

- Mặt khách quan:

+Thực hiện hành vi chiếm đoạt  bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối là đưa ra những thông tin giả không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông quan bằng lời nói, xuất trình giấy tờ giả mạo , giả danh cán bộ, giả danh tổ chức ký kết hợp đồng. 

 + Hậu quả: chiếm đoạt được tài sản 

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

- Mặt chủ thể: Người có đủ năng lực hành vi trách nhiệm nhiệm hình sự

- Mặt khách quan: Xâm phạm đến quyền sở hữu

Để xác định “người bạn” này có cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 139 hay không. Phải xem xét việc chơi hụi là có thực không.Khi việc chơi hụi là không có thực, ý định ban đầu là lợi dụng lòng tin của bạn để chuyển giao số tiền cho người đó thì theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện hành vi gian dối  đó là cấu thành tội phạm “ Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 điều 139. Tuy nhiên, nếu việc chơi hụi này là có thực, và ý định nảy sinh chiếm đoạt số tiến 96 triệu này sau khi “người bạn” nhận số tiền từ tổ chức chơi hụi thì cấu thành tội” lạm dụng tín nhiệm  chiếm đoạt tài sản theo quy đinh tại Điều 140 BLHS 2009 .

Bên cạnh đó, với các giấy tờ viết tay về khoản nợ đó, bạn cũng có quyền khởi kiện ra tòa dân sự yêu cầu  kiện đòi trả lại tài sản. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Huyền - Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ đề