Lực lượng chuyên trách là gì

Chuyên trách là gì?

Chuyên trách là việc cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức đặc biệt về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó và chịu trách nhiệm với công việc, lĩnh vực mà mình nắm vững.

Chuyên trách thể hiện ở sự chuyên môn, chuyên đảm nhận một chức vụ, công việc, nhiệm vụ nhất định. Trách ở đây là trách nhiệm, thể hiện cá nhân tự chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ do mình thực hiện.

Ngoài việc giải đáp chuyên trách là gì? trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi tiếp tục chia sẻ những thông tin có liên quan, mời Quý vị theo dõi.

Cán bộ chuyên trách cấp xã là gì?

Cán bộ chuyên trách cấp xã là những người được bầu để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ ở cấp xã, được xác định bởi một chức danh cụ thể, rõ ràng và chịu trách nhiệm với công việc của mình.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, cán bộ chuyên trách cấp xã (hay cán bộ cấp xã) gồm có các chức vụ sau đây:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.


Cán bộ chuyên trách và không chuyên trách là gì? (Ảnh minh họa)

Lực lượng bán chuyên trách – cánh tay nối dài của lực lượng công an chính quy về xã

11/05/2021
3285
Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Print

Những ngày này, lực lượng Công an xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy thường bố trí lực lượng chính quy cùng với bán chuyên trách tổ chức tuần tra, kiểm soát trên địa bàn toàn xã với chiều dài toàn xã hơn 13km. Trước khi triển khai đội hình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, lực lượng công an xã đã tổ chức trao đổi thông tin, cách thức thực hiện và triển khai nhiệm vụ nhằm khép kín địa bàn, quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự cho cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại úy Dương Công Hiếu – Trưởng Công an xã Ngư Thủy cho biết: sau khi kế hoạch được phê duyệt, chúng tôi quán triệt cho anh em và lực lượng bán chuyên trách để tăng hiệu quả cao nhất các ca tuần tra. Mặc dù là lực lượng bán chuyên trách, phụ cấp ít ỏi, song với tinh thần, nhiệm vụ, các đồng chí công an viên các thôn đã không quản ngại gian khổ khó khăn, tham gia đầy đủ các buổi tuần tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện và tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp trên địa bàn, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Hàng đêm, lực lượng công an xã Ngư Thủy tổ chức tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn bảo vệ thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Trước đó, thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Công an tỉnh Quảng Bình đã bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã tại 100% các xã trong tỉnh và đã bố trí mỗi xã tối thiểu 5 đồng chí công an chính quy theo chỉ đạo của Bộ Công an. Hiện lực lượng Công an xã trên địa bàn toàn tỉnh có gần 1.700 đồng chí, trong đó lực lượng công an chính quy có gần 700 đồng chí và hơn 1.000 đồng chí công an xã bán chuyên trách.

Sau khi lực lượng công an chính quy về xã, tình hình an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở đã từng bước được đẩy mạnh và củng cố. Nhiều sự việc đã được giải quyết ngay tại địa bàn cơ sở. Lực lượng công an xã đã làm tốt công tác phối hợp, phát huy hiệu quả của lực lượng bán chuyên trách. Lực lượng bán chuyên trách ở các thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh đã làm tốt công tác nắm tình hình địa bàn, tình hình trong nhân dân, hỗ trợ công an xã kịp thời tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. Nhiều mô hình, điển hình trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở với vai trò nòng cốt là lực lượng công an xã, công an bán chuyên trách như: “Khu dân cư không có thanh niên mắc tệ nạn xã hội” (xã Vạn Ninh, Quảng Ninh); “Thôn nói không với pháo” (xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn); “Đội xe du lịch an toàn” (TP. Đồng Hới); “Câu lạc bộ thanh niên xung kích bảo đảm trật tự an toàn giao thông” (Trường THPT Lương Thế Vinh, TX. Ba Đồn)…

Phối hợp tuần tra, kiểm soát trên tại các địa bàn trọng điểm

Đại tá Nguyễn Tiến Nam – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: Chúng tôi đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của anh em công an bán chuyên trách ở cơ sở. Thực tế đã chứng minh, những mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở có sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của lực lượng Công an bán chuyên trách. Qua đó đã huy động được đông đảo nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, răn đe đối tượng, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật tại cộng đồng, cung cấp hàng chục tin có giá trị giúp cho công tác điều tra được nhanh chóng, đúng người, đúng hành vi vi phạm…

Lực lượng bán chuyên trách và Công an chính quy xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh vận động nhân dân giao nộp nhiều loại súng cồn, mìn tự chế

Có thể nói, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở cần sự chung tay của toàn dân với vai trò nòng cốt của lực lượng công an xã, công an bán chuyên trách tại các thôn, bản. Những công an bán chuyên trách tại các thôn, bản thực sự là cánh tay nối dài của lực lượng Công an chính quy về xã. Đánh giá đúng vai trò của lực lượng công an bán chuyên trách ở địa bàn cơ sở, thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh và Bộ Công an về việc giải quyết chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách để họ yên tâm công tác. Ngày 31 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 42/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 năm 2021, về Quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Theo đó, đối với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, những trường hợp Công an xã bán chuyên trách được Ủy ban nhân dân các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác…

Ngô Quang Văn

Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Print
Bài trướcCông an huyện Bố Trạch thu giữ 21 điện thoại không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Bài tiếp theoKiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang ở nơi công cộng

1. Cán bộ chuyên trách là gì?

Bạn đang làm việc trong cơ quan nhà nước? Bạn làm việc ở vị trí công tác nào? Bạn có phải là một cán bộ chuyên trách hay không? Hay bạn chỉ là một cán bộ không chuyên trách? Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về cán bộ chuyên trách là gì trong các cơ quan nhà nước, hoặc trong các doanh nghiệp.

Cán bộ chuyên trách là gì?

Cán bộ chuyên trách là một vị trí được xác định với một chức danh rõ ràng và cụ thể cho bản thân. Ở vị trí công việc đó, bạn có nhiệm vụ cụ thể với công việc của mình và chịu trách nhiệm về công tác của mình được giao.

Ví dụ, trong uy ban xã bạn là cán bộ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam xã, bạn giữ vị trí chủ tịch của hội liên hiệp phụ nữ cấp xã, bạn sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các công việc chuyên trách của mình. Như vậy, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp xã là một cán bộ chuyên trách.

Trong công việc, bạn được gọi là cán bộ chuyên trách hoặc nhân viên chuyên trách điểm nhiệm một công việc cụ thể nào đó trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm với công việc của mình. Nếu bạn làm việc ở vị trí là nhân viên kinh doanh thì bạn là nhân viên chuyên trách trong vấn đề bán hàng và làm thế nào để tăng doanh thu và mang về lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. Còn nếu bạn là nhân viên kế toán trong doanh nghiệp bạn sẽ là người chịu trách nhiệm với tài chính và những vấn đề về thu chi, trả lương cho nhân viên, các khoản cần chi của công ty được ghi lại rõ ràng chi tiết và có giấy tờ chứng minh,… là nhiệm vụ của một nhân viên kế toán. Chính vì vậy, một nhân viên chuyên trách trong công ty là nhân viên thuộc bộ phận nhất định, làm công việc của bộ phận mình và chịu trách nhiệm với công việc của mình.

Trong cơ quan chính quyền xã thì các cán bộ chuyên trách được quy định số lượng như sau: Với cấp xã loại 1 thì cán bộ chuyên trách không quá 25 người; Với cấp xã lợi 2 thì cán bộ chuyên trách không quá 23 người; Và đối với cấp xã loại 3 thì số cán bộ chuyên trách của 1 xã không được quá 21 người. Còn đối với doanh nghiệp thì tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp ra sao, mà doanh nghiệp sẽ có số lượng nhân viên chuyên trách phù hợp với từng bộ phận để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường nhưng vẫn đem đến hiệu quả tốt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

“Cần xác định rõ lực lượng nào là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia”

08/11/2021 21:27

Tham gia thảo luận vào dự án Luật Cảnh sát cơ động tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Phạm Đình Thanh nêu: “Cần xác định rõ lực lượng nào là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia”.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Đình Thanh (người đứng). Ảnh: TVP

Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh phát biểu: Qua nghiên cứu dự án Luật Cảnh sát cơ động, tôi nhận thấy qua 7 năm thực hiện Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, lực lượng Cảnh sát cơ động được tổ chức chặt chẽ, thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, đến nay, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ để khắc phục, tạo hành lang pháp lý để lực lượng Cảnh sát cơ động trong cả nước hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh thống nhất cao với việc xây dựng, thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động, bởi dự án Luật này phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp nước ta và các quy định có tính khả thi cao. Tuy nhiên, để thống nhất với một số luật có liên quan, đồng chí đề nghị Ban soạn thảo dự án luật của Quốc hội xem xét thêm về việc xác định vị trí, chức năng của lực lượng Cảnh sát cơ động.

Đại biểu Quốc hộiPhạm Đình Thanh nêu: Thứ nhất, tại Điều 3 của dự án Luật Cảnh sát cơ động có ghi: “Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”. Nội dung này được hiểu, đây là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở mọi địa bàn. Tuy nhiên, quy định trên dẫn tới sự chồng lấn với việc xác định vị trí, chức năng của một số lực lượng khác được luật quy định như: Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Lực lượng Biên phòng Việt Nam.

Cụ thể, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật An ninh quốc gia, quy định: “Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển”. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, quy định: “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyêntrách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển”. Tại khoản 1, Điều 13, Luật Biên phòng Việt Nam, quy định: “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới”.

Như vậy, với việc xác định nhiều lực lượng là “lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”, dẫn tới việc không xác định rõ lực lượng nào là lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở những địa bàn cụ thể như: trên biển, khu vực biên giới, trong nội địa. Do vậy, Quốc hội cần có quy định cụ thể trong Luật Cảnh sát cơ động để tránh tình trạng có sự chồng lấn về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các lực lượng nêu trên.

Thứ hai, về tổ chức, cơ cấu của Cảnh sát cơ động, tại Điều 13, dự án Luật Cảnh sát cơ động dự kiến sẽ đưa ra 2 phương án. Phương án 1 về Hệ thống tổ chức Cảnh sát cơ động, phương án 2 về Hệ thống tổ chức và cơ cấu Cảnh sát cơ động. Theo đại biểu Quốc hộiPhạm Đình Thanh là thống nhất lựa chọn phương án 1 về Hệ thống tổ chức Cảnh sát cơ động, bao gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cảnh sát cơ động công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điều này. Bởi phương án này vừa xác định rõ mô hình tổ chức đặc thù của Cảnh sát cơ động, vừa đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an đối với lực lượng Cảnh sát cơ động.

Trần Văn Phúc

TTO - Thiếu tướng Đào Thanh Hải, phó giám đốc Công an Hà Nội, cho biết đã nhận được rất nhiều đơn xin nghỉ nhưng 'chưa giải quyết'.

  • Gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách sẽ thành 1 lực lượng mới

ĐBQH, thiếu tướng Đào Thanh Hải - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng nay (12-11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo dự án luật, Chính phủ đề xuất thống nhất tên gọi của ba lực lượng gồm bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách thành một với tên gọi lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có con dấu riêng. Tổng số lực lượng này trong phạm vi toàn quốc là 750.000 người.

Lo không có người làm

Thảo luận tại tổ của đoàn ĐBQH Hà Nội, ông Đào Thanh Hải cho rằng cần thiết phải ban hành luật này, trước hết là thể chế hóa quan điểm đường lối của Đảng, củng cố lực lượng an ninh cơ sở, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đồng thời rà soát tinh giản biên chế, ngân sách.

Kể từ khi triển khai lực lượng công an chính quy xuống địa bàn xã, lực lượng công an bán chuyên trách có xu hướng mai một dần.

"Chẳng hạn, tổng số 126 nghìn cán bộ công an xã bán chính quy trước kia nay giảm ¼. Tại Hà Nội, sau khi triển khai 2.500 cán bộ chính quy xuống 383, đến nay giảm hơn giảm ¼ lực lượng công an bán chính quy trong tổng số hơn 5.500 trước đó.

Nếu không có chế độ chính sách tốt, sắp tới sẽ làm đơn xin nghỉ hàng loạt. Hiện rất nhiều đồng chí đang xin nghỉ và chúng tôi vẫn để đơn đó chưa giải quyết và đang cố gắng động viên các đồng chí. Đây là khó khăn vướng mắc đang gặp phải" - đại biểu Hải cho hay.

Nguyên nhân, tướng Hải cho biết là "phụ cấp cho lực lượng công an xã bán chính quy rất thấp, chỉ hơn 1 triệu đồng, xã phường cho thêm nữa là khoảng 2 triệu/tháng. Trong khi đó đất cát ngoại thành Hà Nội nhà nào cũng có vài nghìn mét, mức sống cao, thu nhập hơn 2 triệu mà lại phải bỏ việc nhà đi làm nhiệm vụ, quả là vấn đề khó khăn".

Tướng Đào Thanh Hải cũng cho rằng ban hành luật này cũng đảm bảo quy định Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Vừa qua, bên cạnh vai trò to lớn của lực lượng công an bán chính quy, thì quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng có nhiều sai sót vì còn hạn chế.

Đại biểu Phạm Quang Thanh (bí thư huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết từ đầu năm đến nay công an chính quy mới được tăng cường về xã, còn suốt thời gian trước lực lượng công an bán chính quy đảm bảo an ninh trật tự tại xã.

Công an bán chuyên trách gần địa bàn, thông hiểu cơ sở, nhưng cũng có nhược điểm là quan hệ họ hàng thân tộc nên thường bỏ qua vi phạm của người quen, người nhà.

"Đây cũng là nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ xã, hiện nay ở Sóc Sơn có nhiều xã bí thư, chủ tịch từ công an bán chuyên trách phát triển lên. Bây giờ động viên người làm cán bộ xã rất khó, đặc biệt là khu vực ngoại thành, bởi ngay cả mức lương của công nhân các nhà máy ở các khu công nghiệp cao hơn nhiều lương cán bộ xã" - ông Thanh nói.

Đại biểu Phạm Quang Thanh cũng lo "nếu tình hình này xảy ra 5-7 năm nữa thì chỉ những người không kiếm được việc gì mới ở nhà làm cán bộ xã". Ông ủng hộ ban hành luật này tạo hành lang pháp lý để các lực lượng hoạt động tốt hơn.

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại tổ - Ảnh: QUANG VINH

Có thật sự tinh giản, tiết kiệm?

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng việc đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở không chỉ có thực hiện giải pháp chuyển đổi số mà cần những thứ khác. Ông dẫn câu chuyện một Việt kiều đến TP.HCM ở một khách sạn sang trọng nhưng khi đi ra khỏi khách sạn lại được bảo vệ lưu ý phải cẩn thận không bị giật túi và cho rằng một TP muốn phát triển trước hết phải an toàn.

Theo ông Nên, việc xây dựng dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là cần thiết nhưng trước tiên phải bàn đến nhiều khía cạnh chứ không chỉ riêng việc tổ chức lực lượng. Trong đó phải xem xét nguồn tổ chức, chế độ hỗ trợ, tổ chức lực lượng thế nào...

"Một địa phương mà để người già, nghĩa hiệp ra tay trấn áp tội phạm thì người quản lý, cơ quan quản lý trật tự xã hội phải cảm thấy không ổn. Do vậy đây là cơ sở cần thiết để ra đời pháp lý căn cơ và nghiên cứu sâu vấn đề này" - Bí thư Nên đề nghị.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, cử tri cũng nói rằng tăng cường bảo vệ an ninh trật tự cơ sở ở nông thôn là rất quan trọng, trên phạm vi cả nước chứ không riêng gì địa phương nào. Nếu an ninh trật tự cơ sở không được đảm bảo thì tác động đến tình hình xã hội nói chung, trộm cướp, tội phạm, vi phạm pháp luật...

"Nhìn bóng dáng người mặc sắc phục thực thi nhiệm vụ là tội phạm cũng sợ, hơn nữa lực lượng chính quy thì có nghiệp vụ, kỹ năng cũng sẽ tốt hơn, tránh được quan hệ dòng tộc, thân thuộc" - ông Huệ nói.

Bí thư Huệ đồng thời đề nghị đánh giá về phạm vi điều chỉnh của dự luật, bởi vì đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn không chỉ có bảo vệ dân phố, dân phòng, công an bán chuyên trách mà là "thế trận lòng dân". Tức là toàn bộ hệ thống chính trị tham gia bảo vệ trật tự an ninh cơ sở. Nên chăng luật này quy định thế trận nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc chứ không chỉ riêng các lực lượng nêu trên.

Thượng tướng Nguyễn Văn Được, chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN, đề nghị đánh giá lại toàn diện dự án luật này."Trước hết là đánh giá toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở của chúng ta hiện nay hoạt động như thế nào, có mạnh không? Nếu làm luật này thì tác động cụ thể của nó ra sao về bộ máy, về kinh phí? Nói rằng đẻ thêm bộ máy mà lại tiết kiệm hơn thì rất khó tin" - ông nói.

Trình Quốc hội phê chuẩn 2 bộ trưởng và thống đốc Ngân hàng Nhà nước

TTO - Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín phê chuẩn bổ nhiệm ông Huỳnh Thành Đạt, ông Nguyễn Thanh Long và bà Nguyễn Thị Hồng vào ngày mai 12-11.

Video liên quan

Chủ đề