Maã hs code của hàng hóa xuất khẩu là gì năm 2024

HS Code là gì? cấu trúc của HS Code như thế nào? Cách tra cứu mã HS Code 2024 như thế nào? Tôi cần biết để phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu của công ty. – Minh Tú (Hải Phòng).

HS Code là gì? Cách tra cứu mã HS Code 2024. Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết sau:

1. HS Code là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì: Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo tiết 1.3.4 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2018/BTNMT thì Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

HS Code thuộc Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa (Hệ thống hài hòa), là một hệ thống phân loại thống nhất quốc tế cho tất cả các hàng hóa. Hệ thống mã HS được sử dụng ở mọi quốc gia trên thế giới để giúp giao dịch an toàn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thương nhân, cơ quan Hải quan, bên gửi hàng, bên trung gian chuyển hàng, cảng vụ và nhiều đối tượng khác đều sử dụng hệ thống Mã HS thống nhất quốc tế. Điều này đảm bảo mọi người đều hiểu và đồng ý chính xác những gì có trong bất kỳ chuyến hàng nào đi qua biên giới quốc tế.

Maã hs code của hàng hóa xuất khẩu là gì năm 2024
Tiện ích tra cứu Mã HS

Maã hs code của hàng hóa xuất khẩu là gì năm 2024

Cách tra cứu mã HS Code 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

2. Cấu trúc của mã HS Code là gì?

Cấu tạo của một HS Code bao gồm: 4 phần được chia từ lớn đến nhỏ.

Trong phần sẽ có các chương, trong chương là nhóm, tiếp đến phân nhóm và cuối cùng là nhóm phụ cụ thể là:

Phần => Chương => Nhóm => Phân nhóm => Nhóm

- Trong phần thì bao gồm 21-22 phần khác nhau. Mỗi phần sẽ được chú thích riêng biệt cho người dùng nhận biết.

- Chương bao gồm 97 chương, chương 98 và 99 sẽ dùng chỉ riêng cho các quốc gia, 2 ký tự đầu tiên trong chương sẽ dùng để mô tả chung về loại hàng hóa.

- Nhóm có 2 ký tự và được chia thành các nhóm chung với nhau. Phân nhóm cũng có 2 ký tự, phần phân nhóm phụ cũng có 2 ký tự để chỉ các quốc gia tự quy định.

Hiện nay Việt Nam áp dụng HS Code với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS từ 10 đến 12 số.

3. Vai trò của HS Code trong hoạt động xuất nhập khẩu

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2022/TT-BTC thì danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:

- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan 2014.

- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

4. Cách tra cứu mã HS Code 2024

4.1. Tra cứu mã HS Code 2024 tại trang web Pháp Luật Doanh Nghiệp

Xem chi tiết tại: TẠI ĐÂY.

4.2. Thông qua trang web của Hải quan Việt Nam

Hải quan Việt Nam cho phép các doanh nghiệp thực hiện tra cứu mã HS trên trang web của Tổng cục Hải quan: TẠI ĐÂY.

Điều 26. Phân loại hàng hóa - Luật Hải quan 2014

1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.

3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.

4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

5. Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.